Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những cách giúp bạn thuyết trình hiệu quả hơn (P.1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.95 KB, 5 trang )

Những cách giúp bạn
thuyết trình hiệu quả
hơn (P.1)
Bạn chỉ là một thuyết
trình viên nghiệp dư?
Đây không phải là một
lý do biện hộ cho việc
bạn không có một bản
thuyết trình với phong
cách chuyên nghiệp.

Bạn đang có một sản phẩm hay một dịch vụ tuyệt vời và bạn vừa chuẩn
bị cho chúng một bản thuyết trình đầy ấn tượng với những nội dung
phong phú, bạn thực sự hiểu rõ về các mặt hàng của mình và điều này
cho thấy bạn là một chuyên gia. Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ
chẳng có nghĩa lí gì nếu bạn không có kĩ năng nói trước công chúng.

Nếu bài thuyết trình của bạn không mang tính chuyên nghệp thì bạn sẽ
không bao giờ đạt được những kết quả mình mong đợi.

Phần giới thiệu (introduction):
Hãy mang đến một bản giới thiệu đã được đánh máy và yêu cầu người
giới thiệu của bạn đọc nguyên văn nó. Việc này sẽ khiến cho các thính
giả tín nhiệm hơn bạn hơn và họ sẽ hiểu được lí do mà bạn thuyết trình.
Thính giả (audience):
Thính giả của bạn là người có thể sẽ sử dụng dịch vụ của bạn hoặc sẽ
nhận bạn vào làm việc.
Phần mở đầu (Opening):
Bạn chỉ có đúng 30 phút để thu hút sự chú ý của các thính giả. Bạn có
thể mở đầu với một câu chuyện hay một câu hỏi, một bài hát…liên quan
đến bài diễn thuyết của bạn hay ít ra là liên quan đến các thính giả.


Phần nội dung (Body):
Bạn nên đưa đủ các thông tin cần thiết để cho các thính giả có thể ghi
nhớ được và tìm hiểu thêm nếu họ muốn. Cần tránh việc đưa ra quá
nhiều thông tin, hãy tạo cho các thính giả cảm giác thoải mái chứ không
phải là cảm giác choáng ngợp trước đống thông tin khổng lồ của bạn.
Phần kết (Closing):
Một bộ phim hay với một kết thúc dở hoặc một kết thúc đầy thất vọng sẽ
làm tiêu tan hết mọi dấu ấn của nó. Bản thuyết trình của bạn cũng vậy.
Phải chắc chắn phần kết trong bài thuyết trình của bạn thật sự ấn tượng
đế nó có thể lưu lại những dấu ấn trong lòng các thính giả.
Các câu chuyện:
Bạn có thể sử dụng những câu chuyện cá nhân để diễn đạt ý tưởng trong
phần thuyết trình của mình vì mọi người thường nhớ các câu chuyện hơn
bất cứ thứ gì khác.
Sự hài hước:
Hãy làm cho các thính giả của bạn phải mỉm cười, cười thầm hay cười
phá lên. Khi vui vẻ họ sẽ nhớ cũng như tập trung vào những gì bạn nói
hơn.
Sự tập trung:
Có nhiều cách để thu hút và duy trì sự tập trung của các thính giả (trong
bài viết này tác giả cũng đề cập đến rất nhiều cách). Khả năng thu hút
thính giả của bạn càng cao thì kết quả bạn thu được sẽ càng lớn.
Sự trung thực:
Hãy là chính mình. Bạn sẽ càng trở nên ấn tượng hơn khi bạn trung thực
và cho các thính giả biết bạn thực sự là ai.
Tính tự tin:
Đôi khi bạn cảm thấy hoang mang? Chuyện này chẳng có vấn đề gì và
bạn không được cho người khác biết điều này. Hãy hành động một cách
tự tin, trông bạn sẽ tự tin hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn
Chuẩn bị:

Càng chuẩn bị kĩ lưỡng bao nhiêu thì bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn
bấy nhiêu và dĩ nhiên là bạn sẽ thuyết trình tốt hơn rất nhiều. Hãy đọc kĩ
càng các tài liệu bạn sử dụng trong bài thuyết trình của mình.
Tạm ngừng (pausing):
Đây là một cách tập trung sự chú ý hiệu quả nhất. Sau khi nói xong một
điều gì đó mà bạn muốn các thính giả của mình ghi nhớ - hãy ngừng lại
một vài giây, yên lặng và chờ cho họ lắng xuống một chút. Ngừng lại
hẳn thay vì nói “ah…” hay “um ”. Khi không nhớ mình sẽ phải nói gì
tiếp theo bạn cũng có thể tạm ngưng để tìm lại các ý tưởng của mình.

×