Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi phụ nữ thành đạt... ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.44 KB, 5 trang )

Khi phụ nữ thành đạt

Đằng sau thành công của người đàn ông là một người đàn
bà. Đằng sau thành công của một người đàn bà là ai? Rất ít
người đàn ông! Đã bước sang thế kỷ XXI nhưng nhiều chị
em phải băn khoăn, trăn trở trước "bài toán" gia đình và sự
nghiệp.
Những "khoảng trống" buồn
Câu chuyện bi hài về những nữ tiến sỹ đeo kính
cận, ế chồng, gàn dở rất hay được các nhà văn,
nhà làm phim "ưu ái" đưa vào kịch bản đã phản
ánh một phần thái độ xã hội cũng như thực tế
cuộc sống. Nhiều bậc cha mẹ vẫn quan niệm con
gái dù học giỏi mấy cũng chỉ nên tốt nghiệp đại học rồi lo lấy
chồng, sinh con. Thậm chí nhiều người còn cho rằng con gái học
cao quá dễ mắc bệnh gàn dở hoặc trở nên khô khan, không ai
thèm lấy hoặc nếu có lấy được chồng cũng sớm bị ruồng bỏ.
Cuộc đời không đến nỗi "đen tối" như thế, nhưng "khoảng
trống" phía sau nhiều phụ nữ thành đạt vẫn là một thực tế không
thể phủ nhận. Một nữ tiến sĩ hoá học từng được giải thưởng
Kovalevskaia, một nữ doanh nhân năng động, một nữ nhà báo
tài trí, dũng cảm và rất nhiều nữ văn nghệ sỹ tiếng tăm… những
gương mặt đã được cả nước biết đến qua báo chí, truyền hình,
nhưng đời tư của họ luôn "treo" một "dấu hỏi" to tướng khi "hậu
phương" chỉ có cha, mẹ hoặc những đứa trẻ, thiếu hẳn bóng
dáng đàn ông.
Chưa có con số thống kê chính thức nhưng tỷ lệ ly hôn hoặc
không lập gia đình của những phụ nữ thành đạt thường cao hơn
phụ nữ bình thường. Những người "trụ" lại được thường có đức
lang quân có trình độ hoặc thành đạt tương đương. Có nhiều
nguyên nhân lý giải thực trạng này. Theo một nhà tâm lý học,


người thành đạt dù là đàn ông hay phụ nữ bao giờ cũng phải
dành nhiều thời gian và tâm huyết cho sự nghiệp, đương nhiên
khó tập trung chăm sóc gia đình. Trong trường hợp đàn ông, sự
say mê công việc của anh ta được xã hội cổ vũ và là niềm tự hào
của vợ con nhưng với phụ nữ mọi chuyện không đơn giản như
thế. Người chồng và đôi khi cả con cái không thích chia sẻ họ
cho công việc, nếu gia đình đổ vỡ thì xã hội luôn nhìn phụ nữ
như kẻ có lỗi. Chính bởi điều này mà nhiều phụ nữ thành đạt đã
phải ngậm ngùi chấp nhận "khoảng trống" trong gia đình. Sự
thành đạt của họ rất khó trọn vẹn.
… và những "ngôi sao" sớm tắt
Theo tổng điều tra của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ có
2% phụ nữ tốt nghiệp đại học làm việc trong các cơ quan nghiên
cứu triển khai, 6% trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, 7% trong
thương nghiệp… Phải chăng càng học cao phụ nữ càng kém hơn
đàn ông? GS,TS Phạm Thị Trân Châu, một nữ đại biểu quốc hội
và là giảng viên sinh học của trường ĐH Quốc gia Hà Nội cho
biết trong 40 năm giảng dạy bà đã chứng kiến có những lớp các
vị trí xuất sắc nhất đều là nữ, có những lớp nữ chiếm tới 60-
80%.
Thống kê của Uỷ ban Dân số Gia đình, Unicef, UNDP… đều
cho thấy tuy tỷ lệ bé gái được đến trường và biết chữ vẫn thấp
hơn bé trai nhưng điều thú vị là các bé gái thường học khá hơn,
đặc biệt ở thành thị nơi các em gái không bị chi phối bởi công
việc nhà. Tại bậc đại học, nhiều lớp, nữ sinh chiếm đến 80%-
90%, nhiều vị trí "thủ khoa" do nữ sinh nắm giữ. Tuy nhiên, tỉ lệ
nữ có trình độ sau đại học lại rất thấp: chỉ có 4% giáo sư, 7,8%
phó giáo sư, 5,43% tiến sỹ và 14,20% phó tiến sỹ là nữ. Trong
các lĩnh vực khác, tỷ lệ thành công và nắm chức vụ cao của chị
em cũng không đáng kể.

Lý do chủ yếu vẫn là áp lực của xã hội và người thân với quan
niệm con gái… chỉ cần học lấy bằng cấp để kiếm được một công
việc tốt. Phụ nữ phải lo "gánh vác giang san nhà chồng" và
chăm sóc con cái. Lý do thứ hai là ở chính bản thân người phụ
nữ. Nhiều tiềm năng, tài năng trong các lĩnh vực khoa học, nghệ
thuật, kinh doanh… đã sớm lụi tàn bởi nhiều chị đã sớm bằng
lòng với sự "thành đạt" trong lĩnh vực gia đình. Những phụ nữ
muốn tiếp tục thành công trong sự nghiệp phải cố gắng gấp đôi
nam giới vì họ không những phải vượt qua định kiến xã hội,
chiến thắng bản thân mình mà còn phải dành thời gian và công
sức đáng kể cho thiên chức làm vợ, làm mẹ. Điều này lý giải tại
sao nhiều "ngôi sao nữ" từng sáng chói trong thời kỳ đi học đã
sớm tắt, không còn "lấp lánh" trong cộng đồng khoa học trình độ
cao.
Lênin đã nói "không thể lôi cuốn quần chúng tham gia chính trị
mà lại không lôi cuốn phụ nữ", điều đó cũng có nghĩa không thể
bỏ phí tiềm năng trí tuệ của một nửa nhân loại chỉ vì những định
kiến lỗi thời, nhất là khi con người đang tiến đến nền kinh tế tri
thức nơi "sức mạnh cơ bắp" sẽ phải nhường chỗ cho "sức mạnh
trí tuệ".

×