Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH LẠC MẠCH - Phần 3 - NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU LẠC MẠCH pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.3 KB, 5 trang )

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ KINH LẠC MẠCH
Phần 3

NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU LẠC MẠCH
+ Nếu là Lạc Ngang
* Thực chứng: Tả Lạc huyệt kinh Chính + bổ Nguyên huyệt của kinh
có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.
* Hư Chứng : Bổ Nguyên huyệt kinh Chính + tả Lạc huyệt của kinh
có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.
(Chi tiết điều trị: xem thêm ở từng đường kinh).
+ Nếu là Lạc Dọc
* Thực chứng: Tả Lạc huyệt của kinh Chính.
* Hư Chứng : Tả Nguyên huyệt của kinh Chính + Bổ Lạc huyệt của
kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.
(Chi tiết xin xem ở từng đường kinh).
+ Nếu là Tôn Lạc, Huyết Lạc, Phù Lạc
Theo thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu 10), chủ yếu là châm cho ra máu (xuất
huyết).
BIỂU ĐỒ NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU KINH BIỆT, KINH CÂN VÀ
LẠC MẠCH
KINH
MẠCH
TRỊ LIỆU
Kinh
Biệt
1- Do Tà Khí:
· Huyệt Tỉnh kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý
(phía đối bên bệnh).
· Huyệt Du kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý
(phía bên bệnh).
2- Do Nội Nhân


· Huyệt Khích của kinh bệnh.
· Huyệt Bổ của kinh bệnh.
· Huyệt theo đường kinh Biệt.
Kinh
Cân
(Thực: Tả A Thị Huyệt Kinh Cân + Bổ Kinh
Chính
(Hư: Tả Kinh Chính + Cứu Kinh Cân
Lạc
Dọc
(Thực: tả huyệt Lạc.
(Hư: bổ huyệt Lạc + tả huyệt Nguyên.
Lạc
Ngang
Tả huyệt Lạc (kinh bệnh) + bổ huyệt Nguyên kinh
có quan hệ Biểu Lý.
a- ĐIỀU TRỊ LẠC THỰC
Thiên ‘Căn Kết’ (LKhu 5, 40 – 45) có nêu lên các huyệt được dùng
trong các đường kinh Dương khi Lạc bị thực:
ĐƯỜNG
KINH
HUYỆT DÙNG
Túc Thái
Dương
Chí Âm (Bq.67), Kinh Cốt (Bq.64), Côn Lôn
(Bq.60), Thiên Trụ (Bq.10), Phi Dương (Bq.58).
Túc
Dương Minh
Lệ Đoài (Vi.45), Xung Dương (Vi.42), Túc
Tam Lý (Vi.36), Nhân Nghênh (Vi.9), Phong Long

(Vi.40).
Túc Thiếu
Dương
Túc Khiếu Âm (Đ.44), Khâu Khư (Đ.40),
Dương Phụ (Đ.38), Thiên Xung (Đ.9), Quang Minh
(Đ.37).
Thủ Thái
Dương
Thiếu Trạch (Ttr.1), Dương Cốc (Ttr.5), Tiểu
Hải (Ttr.8), Thiên Song (Ttr.16), Chi Chánh (Ttr.7).
Thủ Thiếu
Dương
Quan Xung (Ttu.1), Dương Trì (Ttu.4), Chi
Câu (Ttu.6), Thiên Dũ (Ttu.16), Ngoại Quan (Ttu.5).
Thủ
Dương Minh
Thương Dương (Đtr.1), Hợp Cốc (Đtr.4),
Dương Khê (Đtr.5), Phù Đột (Đtr.18), Thiên Lịch
(Đtr.6).
Khi có dấu hiệu ‘Thực’ ở Lạc của đường kinh nào, dựa theo bảng trên
để chọn huyệt cho phù hợp.
Thí dụ: Mụn nhọt ở môi miệng, bụng trướng là dấu hiệu Lạc dọc của
Túc Dương Minh Vị bị rối loạn. Chọn cách phối huyệt trên - dưới. Theo
bảng trên, có thể chọn huyệt Lệ Đoài (Vi. 45) + Nhân Nghênh (Vi.9)

×