Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM CỰ KHUYẾT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.83 KB, 7 trang )

HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM
CỰ KHUYẾT

Tên Huyệt:
Huyệt ở chỗ lõm (khuyết) rất sâu (cự) của chấn thuỷ, vì vậy gọi là Cự
Khuyết.
Tên Khác:
Cự Quyết.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 14 của mạch Nhâm.
+ Huyệt Mộ của Tâm.
+ Là nơi khí của Tâm hợp với mạch Nhâm.
+ Là huyệt quan trọng đối với những người bị ngất, phụ nữ có thai mà
thai nằm lệch vị trí, thai dồn lên cao làm ép tim ).
Vị Trí:
Rốn thẳng lên 6 thốn, dưới huyệt Cưu Vĩ 1 thốn.
Giải Phẫu:
Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc,
sau thành bụng là thùy gan trái.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Tác Dụng:
Hóa thấp trệ ở trung tiêu, thanh tâm, định thần, điều khí, lý khí, thông
ở bên trong, hòa Vị, lợi cách.
Chủ Trị:
Trị bụng đau, nấc, nôn mửa, ợ chua, giữa ngực đau, điên cuồng, tim
đập, kinh giật, hay quên.
Phối Huyệt:
1. Phối Trúc Tân (Th.9) trị nói sảng (Thiên Kim Phương).
2. Phối Tâm Du (Bq.15) trị bồn chồn trong ngực (Tư Sinh Kinh).


3. Phối Thượng Quản (Nh.13) trị bụng trên sình trướng (Tư Sinh
Kinh).
4. Phối Gian Sử (Tb.5)) trị phiền muộn (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Chiên Trung (Nh.17) trị nôn mửa (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Tâm Du (Bq.15) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị hồi hộp (Châm Cứu
Đại Thànhi).
7. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thương Khâu
(Ty.5) trị nôn mửa, muốn nôn (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) trị tim đau, hồi hộp
(Châm Cứu Học Giản Biên).
9. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thần Môn (Tm.7) trị ngực khô ráo
(Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
10. Phối Âm Đô (Th.19) + Đại Cự (Ty.27) + Trung Quản (Nh.12) trị
tim hồi hộp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Khích Môn (Tb.5) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý (Tm.5) trị
tim đau thắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12. Phối Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.20) thấu Phong Trì + Túc
Tam Lý (Vi.36) trị tâm thần phân liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Nhân Trung (Đc.26) + Yêu Kỳ + Nội
Quan (Tb.6) trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14. Phối Khích Môn (Tb.4) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý(Tm.5) trị
vùng tim đau thắt (Châm Cứu Học Việt Nam).
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 0, 5 - 2 thốn. Cứu 5 - 45 phút.
Ghi Chú: Châm sâu dễ vào gan gây chảy máu bên trong.



CƯU VĨ


Tên Huyệt:
Đỉnh xương ức giống như đuôi con chim ban cưu, huyệt ở tại vị trí
này, vì vậy gọi là Cưu Vĩ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Hạt Cán, Vĩ Ế.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ (LKhu.1)
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 15 của mạch Nhâm.
+ Huyệt lạc nối với mạch Đốc.
Vị Trí:
Ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng, dưới mũi ức 0, 5
thốn.
Giải Phẫu:
Huyệt ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng. Sau thành bụng
là thùy gan trái.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Tác Dụng:
Định thần, làm dãn lồng ngực.
Chủ Trị:
Trị bụng trên đau, ngực đau tức, nấc, khó thở, động kinh, cuồng, tâm
thần, suyễn.
Phối Huyệt:
1. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Thần Môn (Tm7) trị động kinh [ngũ giản ]
(Thắng Ngọc Ca)
2. Phối Trung Quản (Nh.12) + Thiếu Thương (P.11) trị ăn uống không
vào, động kinh (Châm Cứu Đại Thành)
3. Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản
(Nh.12) trị cuồng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Yêu Kỳ + Gian Sử (Tb.5) + Phong Long

(Vi.40) trị bế chứng (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học)
Châm Cứu:
Châm xiên, mũi kim hơi hướng xuống dưới, sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 10
- 15 phút.
Ghi Chú: Châm sâu có thể vào gan gây chảy máu bên trong.

×