HÔN MÊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NHIỄM TOAN CHUYỂN HOÁ
Một biến chứng nghiêm trọng nhất do thiếu insulin. Tỷ lệ 25 – 50% bệnh
nhân chẩn đoán đái đường mới có HMĐĐNT
1. Chẩn đoán hôn mê ĐTĐ nhiễm toan chuyển hoá (HMĐĐNT)
1.1. Lâm sàng :
- Trước khi bị HMĐĐNT, bệnh nhân có triệu chứng ăn nhiều, uống
nhiều và đái nhiều, sau đó chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức từ lờ đờ
đến hôn mê.
Kèm theo mất nước nặng, tụt huyết áp, rối loạn nhịp thở Kussmaul.
- Khởi phát đột ngột với triệu chứng đái nhiều, ăn nhiều, uống nhiều
và hôn mê.
1.2. Xét nghiệm :
- Đường máu ³ 15mmol/l (³300mg/dl)
- ĐGĐ có thể bình thường hoặc rối loạn ĐG.
- Đo khí máu pH < 7,3 ; HCO
3
< 15mEq/l
- Đường niệu, ceton niệu (+).
2. Điều trị HMĐĐNT
2.1. Liệu pháp bù dịch và điện giải: được bù ngay những giờ đầu
- Dung dịch muối đẳng trương 0,9% hoặc Ringer Lactat, không cho Kali
ngay cho đến khi bệnh nhân bài tiết được nước tiểu và nồng độ Kali được xác
định.
- Cách tính bù dịch và điện giải trong HMĐĐNT.
Dịch Dịch duy trì Mất 10% nước
100ml/kg/10 kg đầu 100ml/kg
50ml/kg/10kg tiếp
theo
20ml/kg/>20kg
Na
+
3mEq/kg 6mEq/kg
K
+
2mEq/kg 5mEq/kg
Ví dụ bệnh nhân 30 kg mất nước 10% sẽ là :
Duy trì Bù đã mất Tổng số
Dịch 1700ml 3000ml 4700ml
Na
+
90mEq/l 180mEq 270mEq
K
+
60mEq/l 150mEq 210mEq
Hoặc cho số lượng dịch như trong mất nước cấp nhưng không cho
đường trong 2 giờ đầu. Khi đường máu xuống 10 mmol/l bắt đầu cho dung dịch
đường 5%.
Giờ ml/kg/giờ
Loại dịch
Thứ nhất 15ml Nacl 0,9%
Thứ hai 10ml 3/4 NaCl 0,9% + 40 mEq KCl/l +
1/4 HTN 5%
Thứ ba –
thứ tám
8ml 1/2 NaCl 0,9% + 30mEq KCl/l +
1/2 HTN 5%
Thứ 9 –
thứ 24
5ml 1/4 NaCl 0,9% + 20 – 30 mEq KCl/l
+ 3/4 HTN 5%
Kali cho ngay khi trẻ có nước tiểu. Đối với những trường hợp mất nước, K
+
pha vào dịch truyền với tỷ lệ 20 – 40mmol/l.
Tổng số K
+
thiếu của bệnh nhân không bù đủ ngay trong 24 giờ đầu mà
phải bổ sung bằng đường uống trong vài ngày tiếp theo.
2.2. Liệu pháp insulin
- Liều insulin thường 0,1 đv/kg/giờ pha với huyết thanh mặn 0,9% (1 đv
insulin + 1ml NaCl 0,9%) bơm truyền tĩnh mạch chậm. Kiểm soát đường máu 1
giờ/1 lần. Điều trị trên sau 2 giờ không kết quả có thể bệnh nhân kháng insulin và
liều insulin phải tăng lên 0,2 đv/kg/giờ cho đến khi đạt được sự cải thiện tình trạng
tăng đường máu của bệnh nhân.
- Khi đường máu giảm xuống 10mmol/l (180 – 200mg/dl) cho truyền
tĩnh mạch dung dịch đường 5%. Liệu pháp insulin tiếp tục cho đến khi đường máu
trửo về bình thường, bệnh nhân tỉnh, ăn được, tình trạng nhiễm toan không còn,
pH > 7,3 và Bicacbonat > 15 mEq/l bệnh nhân sẽ được tiêm insulin thường 0,25
đv/kg/ 4 – 6 giờ/1 lần trong 24 giờ tiếp theo. Sau đó mới sử dụng tiêm kết hợp
insulin thường và bán chậm.
- Trong trường hợp HMĐĐNT nhẹ, mất nước nhẹu : tiêm insulin thường
dưới da 0,25đv/kg/4-6 giờ/1 lần, không cần bù dịch bằng đường truyền.
2.3. Điều trị nhiễm toan chuyển háo trong HMĐĐNT
- Chỉ bổ sung Bicacbonat 2mmol/kg khi pH< 7,1
- Liệu pháp Bicacbonat sẽ dừng sớm chừng nào khi HCO
3
-
đạt 15mEq/l,
thậm chí số bù Bicacbonat còn chưa được dùng hết.
2.4. Các theo dõi khác
+ Lâm sàng : Mạch, huyết áp, tinh thần, tình trạng mất nước, lượng dịch
vào và ra.
+ Xét nghiệm :
- Đường máu 1 giờ/1 lần cho đến khi trẻ thoát hôn mê, sau đó đường
máu 4 mẫu/ngày (ngay trước khi ăn sáng, trước bữa ăn trưa, trước bữa ăn chiều và
2 giờ sáng).
- Đường niệu và ceton niệu hàng ngày cho đến khi ceton niệu (-).
- Điện giải đồ, khí máu, ure và creatinin máu.
+ Theo dõi khác :
- Phát hiện sớm các nhiễm trùng kèm theo để điều trị kịp thời.
- Khi trẻ tỉnh hết nôn cho trẻ ăn trở lại như uống sữa không đường hoặc
ăn cháo.