Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ KHỚP pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.23 KB, 5 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ KHỚP


Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng
hành xương nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp
đưa mủ vào trong khớp
1. Chẩn đoán
1.1 Lâm sàng:
- Hội chứng nhiễm khuẩn
- Vùng khớp lấp đầy rãnh tự nhiên
- Giả liệt quay trong viêm mủ khớp vai sơ sinh
- Sai khớp hông (nếu có) thường gặp sai khớp hông thể chậu
- Chọc dò khớp, có hoặc chưa hút được mủ khớp.
1.2 X.quang:
- Dấu hiệu sai khớp hoặc sai khớp một phần
- Khe khớp doãng rộng
- Hình ảnh viêm xương vùng hành xương sát với khớp viêm mủ.
2. Điều trị :
2.1 Nguyên tắc phẫu thuật :
Phẫu thuật cấp cứu
Dẫn lưu mủ triệt để
Khánh sinh liệu pháp
Bất động

2.2 Kỹ thuật phẫu thuật :
2.2.1 Phẫu thuật vào khớp theo đường mặt trước khớp hông (Shede hoặc
Hueter)
- Ưu điểm :
+Tư thế bệnh nhân thuật lợi (Nằm ngửa)
+Thao tác phẫu thuật không khó khăn nhất là trong những trường hợp
có sai khớp


+Vết mổ ở mặt trước khớp nên chăm sóc sau mổ thuật tiện
- Nhược điểm :
Dẫn lưu mủ không triệt để
2.2.2 Phẫu thuật vào khớp theo đường mặt sau khớp (OBER)
- Ưu điểm :
+ Dẫn lưu mủ tốt
- Nhược điểm :
+ Vào khớp phải qua một lớp cơ dầy
+ Do đường mổ ở mặt sau khớp nên chăm sóc sau mổ khó khăn.
2.2.3 Đường mổ vào những khớp khác theo kỹ thuật cổ điển
2.3 Phẫu thuật, tưới rửa kháng sinh ổ khớp:
- Rạch da và mở khớp theo nguyên tắc cổ điển
- Đặt Catheter số 6 hoặc 8 trong khớp và đặt dẫn lưu ngoài khớp
- Đóng kín bao khớp
2.4 Dung dịch tưới rửa:
Dung dịch Chloramphenicol 0,05% x 2.000ml / 24 h hoặc
Dung dịch Natri Clorua 0,9 % + Gentamycin 80 mg x 2.000ml / 24 h
Liên tục tưới rửa trong 48 h


×