Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Các thành phần cơ bản của luận văn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.51 KB, 3 trang )

Các thành phần cơ bản của luận văn nên bao gồm (không nhất thiết
theo trình tự này).
Dẫn dắt - Front Matters
Phần này chứa các phụ kiện của Luận văn, như tóm tắt ngắn gọn, lời
cảm ơn, C.V. của người viết,v.v
1. Mở đầu- Introduction
Thường nói lý do khởi đầu của nghiên cứu. Các nghiên cứu đều có gốc
rễ liênquan tới quan sát của người tiến hành nghiên cứu, hoặc băn
khoăn, hoặc tò mò. Một dẫn dắt tốt sẽ giúp người đọc, phản biện hiểu
rõ xuất xứ vấn đề bạn đang tiến hành, loại bỏ cảm giác bạn làm chỉ để
làm. Người bình thường, sẽ không làm một việc chỉ vì mình
muốn làm, mà có mục đích rõ ràng. Điều này càng đúng với khoa
học, khi mà quá trình nghiên cứu có thể kéo dài nhiều năm.
2. Xác định vấn đề và hướng nghiên cứu - Defining Problem Set
and Research Direction
Bạn có chút ít ý đồ nghiên cứu, và phải formulate nó ở dạng problem
set tương đối thô sơ. Thô sơ vì lý do, ngay vào lúc này, bạn chưa
thể nói chính xác đó là vấn đề bạn SẼ nghiên cứu, mà chỉ có thể
biết, khoảng mở các vấn đề đó bạn sẽ có thể làm được gì.
Vấn đề chỉ được thu hẹp thật sự, và biến thành TƯ TƯỞNG (khác so
với ý đồ ban đầu đó!) sau khi bạn đã xông vào Tổng quan lý
thuyết (Literature review), và có quyết định cụ thể.
3. Tổng quan lý thuyết - Literature Review, còn gọi là literature
survey hay related theoretical aspects
Đây là phần quan trọng, sẽ trình bày chi tiết trong một bài viết riêng.
Phần này tổng hợp các kết quả nghiên cứu (lý thuyết và ứng dụng) với
đề tài đang theo đuổi. So sánh các công trình để tìm ra hướng đi phù
hợp với điều kiện cụ thể của tác giả luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu - Research methodology
Phần này mô tả các công cụ nghiên cứu bạn cần đến, và sẽ sử dụng
trong quá trình tìm kiếm kết quả. Nó giúp bạn đi đến đích, và giúp


người thẩm định biết bạn có biết cách dùng công cụ khoa học không,
hoặc có ý thức sử dụng đúng công cụ không.
Rõ ràng bạn không thể bay vào vũ trụ, mà chỉ cần đi sắm mỗi một
đôi giày được. Nói chung phần này không thấy xuất hiện trong các
nghiên cứu kinh tế trong nước ta, do chính các thầy hướng dẫn
cũng thiếu. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì nó quá quan trọng, và tốn
nhiều giấy mực.
5. Tổ chức dữ liệu và tập dữ liệu - Data organization & data set
Nếu phải sử dụng dữ liệu thì các vấn đề liên quan đến dữ liệu nằm ở
đây.
6. Kết quả nghiên cứu - Research results
Các kết quả nghiêncứu nằm ở đấy. Tuỳ vào mức độ phức tạp và chiều
sâu của công trình, phần này có thể được tổ chức thành một hay
một vài chương (nếu nhiều kết quả, có thể đăng thành các công trình
riêng biệt.)
7. Kết luận- Final/Concluding remarks
Tóm lược các kết quả để dễ communicate với người đọc không nhất
thiết phải có technical background.
Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
Mô tả các hạn chế và các sai lầm có thể của chính nghiên cứu của
bạn, dựa trên các giả định.
8. Các Phụ lục tính toán, hình vẽ, bảng biểu, các chứng minh định
lý, tính chất,bổ đề nếu có. Giải thích các thuật ngữ, v.v
9. Tài liệu tham khảo - References hoặc Bibliography
Liệt kê các tài liệu chính có dẫn chiếu, sử dụng trong quá trình viết,
nghiên cứu.
Nguon: Suu tam

×