Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sai lầm khi điều trị mụn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.08 KB, 4 trang )

Sai lầm khi điều trị
mụn


Tuần hai lần, Hiên, 23 tuổi, Hà Nội, đi massage mặt và đắp
thuốc để trị mụn, không ngờ việc massage lại là nguyên nhân
khiến cô bị mụn nhiều hơn.
Hiên bị nổi mụn nhiều từ hồi học cấp 3. Mới đây đi làm có
tiền, cô quyết định đầu tư trị mụn. Cô đến một mỹ viện, mua thẻ
massage và kem bôi hỗ trợ hết 2,4 triệu đồng. Mỗi tuần 2 lần, cô
đến cho nhân viên mỹ viện massage và đắp thứ mặt nạ được
quảng cáo là để trị trứng cá. Sau mỗi lần làm như vậy, Hiên thấy
các nốt mụn đều sưng lên to hơn, nhưng được giải thích là chỉ
sưng tức thời, sau sẽ khỏi. Nhưng các nốt vừa có vẻ xẹp xuống
thì lại sưng tiếp trong lần massage tiếp theo.

Gần hết liệu trình, thấy các nốt trên mặt mình dày và to lên trông
thấy, Hiên đi khám bác sĩ da liễu và được biết chính cách trị liệu
của cô là nguyên nhân khiến mụn càng phát triển. Có thể các
bước chăm sóc ở đó đều đảm bảo vệ sinh nhưng việc tác động
mạnh thường xuyên lên vùng da mụn đã kích thích chúng mọc
nhiều hơn. Vì vậy, nếu da đang có nhiều mụn, nên tránh
massage.

Thạc sĩ Tạ Văn Sang, Trung tâm Y dược Tinh Hoa (14 Nguyễn
Như Đổ, Hà Nội), cho biết, những trường hợp mụn trứng cá
nặng nếu muốn chữa triệt để thường phải uống thuốc để diệt vi
khuẩn, đẩy nhanh sự tái tạo tế bào da, hoặc hòa nội tiết. Những
người bị mụn do cơ địa nhiệt thường không đỡ khi dùng thuốc
Tây y, họ cần uống các thuốc thanh nhiệt, giải độc.


Để hỗ trợ điều trị, người bệnh nên tránh ăn các đồ ăn cay nóng
(như ớt, tỏi, hạt tiêu, rượu), các hất ngọt, béo… Nên giữ vệ sinh
da, tránh thức khuya và các yếu tố gây căng thẳng. Ngoài ra, bạn
cần tránh những cách điều trị sai lầm vẫn hay được “truyền
miệng”, nhất là trong những cô gái trẻ. Ngoài việc massage mặt
để chữa mụn, những cách điều trị sai thường gặp gồm:

Rửa mặt nhiều và mạnh

Làn da mụn cần được vệ sinh tốt để loại bỏ chất nhờn và bụi
bẩn. Điều đó không có nghĩa là bạn rửa mặt mỗi ngày 5-6 lần
bằng xà phòng diệt khuẩn hay sữa rửa mặt cát, vì chúng sẽ làm
cho da vốn mẫn cảm càng dễ bị kích ứng.

Bạn nên mua sản phẩm rửa mặt dành riêng cho da mụn có độ pH
trung tính (bán nhiều ở các hiệu thuốc). Khi rửa, nên xoa nhẹ
nhàng để không kích thích hoặc làm trầy các nốt mụn. Và bạn
cũng chỉ nên rửa mặt bằng các chất tẩy này 3 lần mỗi ngày.

Phơi nắng

Nhiều cô gái trẻ mách nhau rằng việc đi nắng không đội mũ có
tác dụng trị mụn vì ánh mặt trời sẽ làm da se lại và tiêu diệt vi
khuẩn gây mụn. Thực ra ánh nắng gay gắt sẽ làm da bị kích ứng
và nhạy cảm hơn, mụn dễ mọc hơn. Mặt khác, bụi ngoài đường
sẽ khiến da bị bẩn, vi khuẩn càng dễ phát triển.

Bôi các thuốc corticoide

Các phòng khám da liễu thường xuyên phải “chữa cháy” cho rất

nhiều bệnh nhân bị viêm da, tai biến do do chữa mụn bằng cách
này. Khi mới bôi các loại kem, thuốc chứa corticoide, các nốt
sẩn có vẻ xẹp đi thấy rõ, khiến bệnh nhân phấn khởi. Nhưng nếu
dùng nó lâu dài, mụn càng mọc nhiều hơn và lúc này rất khó
điều trị.

Do đó, nếu mụn không nhiều lắm, bạn chỉ cần làm sạch da đúng
cách và điều tiết lại chế độ ăn uống, sinh hoạt. Còn nếu mụn
nặng thì nên đến bác sĩ chứ không nên tự điều trị hay đến các
mỹ viện không có chuyên môn về bệnh này. Theo thạc sĩ Tạ
Văn Sang, việc nặn nhân mụn là một cách điều trị tại chỗ, hỗ trợ
giúp bệnh nhanh khỏi hơn, nhưng phải được thực hiện đúng
cách trong điều kiện vệ sinh cực kỳ đảm bảo, nếu không sẽ lợi
bất cập hại.

×