Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

CHẨN ĐOÁN HỌC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.05 KB, 60 trang )

CHẨN ĐOÁN HỌC

Chẩn đoán học của Y học cổ truyền là dùng các phương pháp Tứ chẩn
: nhìn, nghe, hỏi, sờ nắn, bắt mạch để khai thác các triệu chứng bệnh rồi căn
cứ vào Bát cương qua vị trí (Biểu lý), tính chất (hàn nhiệt), trạng thái (hư
thực) và xu hướng chung (âm dương) của bệnh để quy nạp thành các hội
chứng các tạng phủ, kinh lạc
Nội dung chẩn đoán học của Y học cổ truyền gồm :
- Tứ chẩn : 4 phương pháp để khám bệnh : vọng (nhìn), văn (nghe),
vấn (hỏi), thiết (xem mạch, sờ nắn.
- Bát cương : 8 cương lĩnh để chẩn đoán vị trí (Biểu lý), tính chất (hàn
nhiệt), trạng thái (hư thực) và xu thế chung của bệnh (âm dương).
- Các hội chứng về bệnh.


TỨ CHẨN
Tứ chẩn là 4 phương pháp nhìn, nghe, hỏi và sờ nắn, xem mạch để tập
hợp được đầy đủ các triệu chứng đang biểu hiện trên người bệnh.
Sự tập hợp triệu chứng đầy đủ, sẽ giúp người thầy thuốc hệ thống hóa
được dễ dàng, để thực hiện việc chẩn đoán bệnh thuộc hội chứng nào của
Bát cương, bệnh của tạng phủ, kinh lạc nào, do nguyên nhân nào gây ra. Từ
đó mà quyết định phương pháp điều trị cho thích hợp.
1. VỌNG
a) Vọng (Nhìn)
Quan sát tỉ mỉ thần, sắc, hình thái, mặt, lưỡi của người bệnh, sẽ giúp
thầy thuốc sơ bộ thấy cần đi sâu, nắm vững những vấn đề gì để biết được
tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền rất chú
trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi vì có quan hệ nhiều
với các tạng phủ.
- Xem thần : Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạt
động của các tạng phủ bên trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài.


+ Còn thần : Mắt sáng, tỉnh táo, hoạt động có ý thức là dấu hiệu
chính khí chưa suy sụp, bệnh nhẹ, chữa dễ và có khả năng khỏi.
+ Mất (thất) thần : Tinh thần mỏi mệt, thờ ơ, nói không đủ sức là
dấu hiệu chính khí suy, bệnh nặng, khó chữa hoặc chữa lâu ngày.
Do đó, thiên 'Thiên Niên ' (LKhu 55) viết : "Còn thần thì sống, mất
thần thì chết".
Một số người bệnh trạng thái nặng, bệnh lâu ngày, cơ thể quá suy yếu
đột nhiên tinh thần tỉnh táo, muốn ăn uống, gò má đỏ là dấu hiệu chính khí
muốn thoát, bệnh tình nguy hiểm, Y học cổ truyền gọi là hiện tượng "Hồi
quang phản chiếu" hoặc "Giả thần".
2 XEM SẮC
Thường xem sắc ở mặt, người bình thường sắc mặt sẽ tươi nhuận,
ngược lại khi có bệnh thường có sự thay đổi, căn cứ trên những sự thay đổi
đó có thể biết được phần nào trạng thái bệnh lý ở tạng phủ liên hệ.
- Sắc đỏ : hỏa sinh nhiệt, do đó, sắc đỏ biểu hiện cho sự viêm nhiệt.
Tuy nhiên cần phân biệt giữa thực nhiệt và hạ nhiệt.
+ Thực nhiệt gây đỏ bừng cả mặt, kèm theo sốt cao, sốt toàn thân.
+ Hư nhiệt, chỉ ửng đỏ ở 2 gò má, người gai rét chứ không sốt, thường
gặp trong các chứng âm hư.
- Sắc vàng : Thiên 'Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận' (TVấn 5) ghi :
" Sắc vàng là sắc của Tỳ", Tỳ hư kém, sắc vàng sẽ đục tối khác với sắc vàng
tươi nhuận của Tỳ khí sung mãn, 'Tỳ ố thấp', Tỳ ứ không kiện được thủy
thấp, thủy thấp đình trệ lại, khí huyết giảm sút, da không được nuôi dưỡng
nên có màu vàng.
Chứng vàng da (Hoàng đản), sắc vàng tươi sáng là do thấp nhiệt (vàng
da do nhiễm khuẩn), nhưng sắc vàng tối là do hàn thấp (vàng da do ứ mật,
tan huyết).
- Sắc trắng thường do hư, hàn, thiếu máu.
- Sắc đen xám, u tối thường do thận hư, thận hư tinh khí suy kiệt,
không vận hóa được thủy thấp làm máu huyết ngưng trệ gây ra xám đen.

Nhìn vào đồ hình Thái cực áp dụng trên khuôn mặt, áp dụng màu sắc
vào để xem ta thấy :
+ Cằm : tượng trưng cho thận, nếu thấy màu đen xám là dấu hiệu thủy
của thận suy.
+ Trán tượng trưng cho tâm, thấy có màu đen xám là dấu hiệu thủy
của tâm suy
Căn cứ vào màu sắc, vị trí các bộ phận tương ứng, có thể biết được rồi
loạn bệnh lý ở cơ quan tạng phủ liên hệ.
3. XEM HÌNH THÁI (Hình Dáng, Tư Thế, Cử Động)
Xem hình dáng để biết tình trạng sức khỏe của tạng phủ, qua các biểu
hiện có liên hệ đối với cơ quan tạng phủ đó.
Thí dụ : Xem da lông để biết trạng thái của Phế (Phế chủ da lông),
xem răng để biết trạng thái của thận (Vì thận chủ xương, răng ).
Xem tư thế cử động của người bệnh để biết trạng thái tổng quát thuộc
âm hay dương chứng. Thí dụ : người bệnh ưa rên rỉ, hay cáu gắt thuộc
dương chứng. Người bệnh thích nằm yên, không ưa ánh sáng, tiếng động
thuộc âm chứng.
4. XEM MŨI
Chủ yếu xem hình dạng của mũi để chẩn đoán trạng thái hư yếu hoặc
bất thường của phế vì phế khai khiếu ở mũi.
Thí dụ : 2 cánh mũi phập phồng, do Mộc đó phế vượng (hay gặp trong
chứng viêm phổi, hen suyễn ).
Ngoài ra, có thể dựa vào nước mũi để chẩn đoán tình trạng rối loạn :
chảy nước mũi trong là dấu hiệu thủy của phế suy, hay gặp trong chứng cảm
phong hàn
5. XEM MÔI
Môi đỏ hồng là nhiệt, môi nhợt nhạt là huyết hư, môi xanh tím là
huyết ứ. Ngoài ra Tỳ khai khiếu ra ở môi miệng, do đó, môi lở loét là dấu
hiệu hỏa của Tỳ vượng, môi thâm đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy
6 XEM DA

Tìm những dấu vết xuất hiện trên da để suy đoán được những rối loạn
chức năng ở vùng tương ứng.
Theo tạp chí Spounik số 9/1984, các nhà nghiên cứu đã tìm ra 10 chức
năng của da. Sự bảo vệ chống ánh sáng quá nhiều là 1 trong những chức
năng đó. Sự nhiễm sắc, đậm màu khác nhau, những vết Ban, những nốt ruồi,
mụn cơm xuất hiện trên da đều có liên hệ đến cơ quan tạng phủ tương ứng.
Da mặt tương ứng với đoạn trên của Thân não.
Những đoạn não tủy được phản chiếu trên da cổ và bàn tay
Như vậy, tất cả sự thay đổi ở da (vết nám, mụn cơm , mụn ruồi ) đều
có thể cho thấy sự rối loạn hoặc suy yếu của 1 bộ phận cơ quan bên trong.
7 XEM TAI (NHĨ CHẨN)
Theo Nogier, loa tai đại biểu cho hình thái của bào thai lộn ngược
trong tử cung người mẹ, đầu chúc xuống, chân ở trên. Được phân bổ như sau
:
BỘ PHẬN Ở TAI CƠ QUAN TẠNG PHỦ TƯƠNG
ỨNG
Dái Tai Đầu, Trán, Mắt, Mũi, Miệng, Chẩm
Đôi Vành Tai Chi Dưới
Chân Vành Tai Bụng, Ngực, Sống Lưng
Xoắn Tai Dưới Đại Trường, Tiểu Trường, Ruột Dư,
Bàng Quang, Thận, Tụy, Túi Mật, Gan, Lách
Thành Trong Bình Tai Tâm Vị, Thực Quản, Tim, Phổi
Thuyền Tai Chi Trên
Hố Tam Giác Tử Cung, Đầu Gối
Dựa vào vị trí, sự thay đổi các dấu hiệu báo bệnh trên các vùng ở loa
tai, có thể suy đoán bệnh lý ở cơ quan tạng phủ có liên hệ.
Thí dụ : Sụn tai ở chân vành tai, tương ứng với cột sống, thấy có dấu
hiệu báo bệnh xuất hiện ở vùng này (mụn ruồi, tàn nhang, điện trở thay
đổi ) có thể chẩn đoán cột sống người bệnh đang bị rối loạn, bệnh
- Các bác sĩ ở Canada và Mỹ cho biết : những đường nhăn xuất hiện ở

vành tai dưới của những người dưới 60 tuổi có thể là dấu hiệu của bệnh tắc
mạch máu cơ tim.
- Nicholas Patrakis, 1 nhà huyết học, khi nghiên cứu về di truyền học
đã nhận thấy : những phụ nữ có ráy tai ướt, dễ bị ung thư vú hơn ráy tai khô.
Theo ông, giữa vú và tai có liên hệ : cả 2 đều có những loại tuyến tương tự
và đều tiết dịch như nhau. Ông làm thí nghiệm : Hút dịch ở vú và nhận thấy :
hầu hết phụ nữ da trắng thường chỉ cần được hút trong vòng 10-15 giây là đã
có sữa non, trong khi đó, hầu hết phụ nữ Á châu cho sữa non ở nhịp độ chậm
hơn nhiều. Và điều quan trọng là người phụ nữ nào tiết sữa non nhanh đều
có ráy tai ướt.
8 XEM MẮT (NHÃN CHẨN)
Mắt cũng là 1 vùng phản chiếu của cơ thể, do đó qua mắt có thể biết
được phần nào trạng thái rối loạn của cơ quan tạng phủ tương ứng.
Theo các công trình nghiên cứu của Trung Quốc, mắt có liên hệ với
ngũ tạng như sau :
Ngũ
Tạng
Nhãn Chẩn Của
Trung Quốc
Can Tròng Đen
Tâm Thịt 2 Bên Khoé
Mắt
Tỳ Mi Mắt
Phế Tròng Trắng
Thận Con Ngươi
- Theo Nội Kinh : "Can khai khiếu ở mắt" do đó mắt có màu đỏ, mắt
sưng là dấu hiệu hỏa của can vượng, mắt mọc thịt, có mộng là dấu hiệu thổ
của can vượng
- Theo Giáo sư Oshawa, những người có mắt Tam Bạch Đản thường
chết bất đắc kỳ tử (chết bất ngờ).

- Theo tạp chí Spounik số 9/1984, giáo sư Valkhover, đại học y khoa
Lumunba, cho rằng : mống mắt cũng có một vùng phản chiếu tương ứng của
cơ thể. Theo ông, tổn thương ở 1 cơ quan tạng phủ sẽ phát ra tín hiệu tạo
thành xung động thần kinh qua dây thần kinh đến vùng phản chiếu tương
ứng ở mống mắt, tạo nên ở mống mắt những vết nhiễm sắc nhạt và ánh sáng
sẽ lọt qua nhiều hơn bình thường. Ở giai đoạn mãn tính, những vết này sẽ có
màu sẫm nên nhu cầu về ánh sáng giảm bớt Do đó, những thay đổi về màu
sắc ở mống mắt sẽ cho biết về giai đoạn của quá trình viêm nhiễm ở 1 cơ
quan tạng phủ tương ứng nào đó tương ứng.
Màu sắc của mắt cũng rất quan trọng vì mắt là nơi điều tiết ánh sáng :
chỉ cho lọt vào mắt 1 lượng ánh sáng cần thiết. Những người mắt màu xanh
cho ánh sáng qua nhiều hơn so với người mắt sẫm. Như vậy, nếu người có
cặp mắt lợt, rời bỏ khí hậu quen thuộc của mình đang sống tức là vùng ít
nắng để đi sống ở vùng nhiều nắng hơn sẽ dễ bị kích thích quá đáng, dễ gây
ra co giật, huyết áp cao. Trái lại, người mắt đen, đang sống ở vùng nhiều ánh
sáng, đi đến vùng ít nắng hơn, sẽ trở thành nhu nhược lười biếng mệt mỏi
Qua thí nghiệm sự nhạy cảm ánh sáng của mắt, các nhà nghiên cứu
nhận thấy : người có giác mạc xanh nhạy cảm ánh sáng hơn người mắt nâu
sẫm 3 lần và hơn giác mạc đen 4 lần. Như vậy có thể dùng chỉ số này làm
tiêu chuẩn để đánh giá sự nhạy cảm của tất cả cơ thể. Thí dụ : muốn cho
thuốc đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị, liều lượng thuốc đối với người
mắt đậm có thể phải nhiều và mạnh hơn so với người mắt lợt.
Hình dáng của mắt có 1 vai trò trong sự điều hòa ánh sáng. Người ở
vùng nhiều nắng, hay tiếp xúc với ánh nắng (công nhân lao động ở công
trường ) trán thường trợt ra sau, vành xương chân mày lồi, mắt nhỏ và sâu.
Ngược lại người ở vùng ít nắng. Ít tiếp xúc với ánh sáng (người bệnh nặng
phải ở trong nhà, nơi ẩm thấp thiếu ánh sáng ) thường có mặt bẹt, hốc mắt
rộng và đôi mắt to.
Lông mi và lông mày cũng giúp điều tiết ánh sáng cho mắt, che bớt
ánh sáng vào mắt, do đó, 1 cơ thể yếu, không những sợ quá nhiều ánh sáng

mà còn không chịu nổi lượng ánh sáng mà người khác coi là cần thiết, chính
vì thế họ có lông mi dài và nhiều.
9 XEM LƯỠI (THIỆT CHẨN)
Lưỡi là 1 tổ chức cấu tạo bởi nhiều cơ trơn hợp thành. Các lớp niêm
mạc, nhất là phía trên lưỡi, tạo thành rêu lưỡi. Các dây thần kinh mạch máu
và các nhú dạng chỉ (Pulpilae Folifermis) của lưỡi rất nhậy, do đó các thay
đổi chức năng tiêu hóa, thể dịch tình trạng cơ thể có thể phản ánh nhanh
chóng qua lưỡi. Vì vậy, quan sát lưỡi cũng có thể chẩn đoán bệnh khá
chính xác và độc đáo.
9.1 Về hình thể
Lưỡi được phân chia như sau :
- Đầu lưỡi thuộc Tâm.
- Cuống lưỡi thuộc Thận.
- Giữa lưỡi thuộc Tỳ.
- 2 bên rìa lưỡi thuộc Can.
Thí dụ :
+ Thấy đầu lưỡi lở dộp, có thể nghĩ đến hỏa của tâm vượng.
+ Cuống lưỡi sưng, cuống lưỡi lở là dấu hiệu hỏa của thận vượng.
+ Giữa lưỡi xám đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy.
9.2 Màu sắc và chất lưỡi
Xem lưỡi, thường tập trung vào chất lưỡi và rêu lưỡi.
a) Lưỡi bình thường :
- Chất lưỡi hồng nhạt do màng lưới các mạch máu vận chuyển trong
lớp cơ và trong lớp dưới niêm mạc lưỡi làm cho lưỡi đỏ hồng.
- Rêu lưỡi trắng mỏng : do lớp nhú dạng chỉ với lớp thượng bì bị sừng
hóa, thêm những vi khuẩn xen lẫn với thức ăn vụn nát, những mảnh tế bào bị
hủy hoại và nước miếng do tuyến nước miếng tiết ra, tạo thành chất lưỡi
trắng mỏng.
b) Các biến đổi :
b1 Màu sắc :

- Trắng bệch : liên hệ đến hiện tượng thiếu máu, mao mạch máu bị co
lại, huyết dịch giảm sút, dòng máu lưu thông kém, gây phù Thường có liên
hệ với hàn chứng, hư chứng, dương khí suy nhược, khí huyết không đủ.
- Xanh tím : liên hệ ứ máu tĩnh mạch hoặc thiếu oxy trong hồng cầu.
Nếu do nhiệt, chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô, ít tân dịch. Nếu do hàn,
chất lưỡi xanh tím nhưng ướt tươi. Nếu ứ huyết thì có kèm theo các vết ban
hoặc điểm ứ huyết.
- Đỏ : Thuộc nhiệt, do thực nhiệt hoặc hư nhiệt gây nên. Nếu đỏ tím là
do nhiệt tà quá thịnh, đã vào phần dinh huyết và huyết, ở bệnh nhân mãn
tính là do âm hư hỏa vượng, tân dịch bị giảm nhiều.
- Khô ráo : do nước miếng bài tiết ra bị giảm sút. YHHĐ cho là do hệ
thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hoặc do hoạt động của hệ Đối giao cảm
yếu làm cho tình trạng tiết nước miếng bị giảm sút gây ra chất lưỡi khô ráo.
YHCT cho là do nhiệt tà quá thịnh, đốt cháy làm khô tân dịch.
- Có vết nứt : do các nhú dạng chỉ của lưỡi chỗ thì dính, chỗ thì tách
rời nhau, gây ra kẽ nứt. Cũng có khi do niêm mạc lưỡi co rút lại gây ra nứt.
Thường gặp trong các chứng bệnh nhiệt thịnh đã vào phần lý, dinh, huyết.
b2 Về hình dáng :
- Phù nề : thuộc Thực chứng, nhiệt chứng, nếu phù 2 bên thường do
hư hàn hoặc do đàm thấp kết lại tràn lên.
- Sưng tụ : màu trắng nhạt : do Tỳ và Thận dương hư, chất lưỡi hồng
đỏ, do thấp nhiệt bên trong, nhiệt độc mạnh.
b3 Về cử động của lưỡi :
- Cứng không chuyển động được : do bệnh nhiệt, hôn mê, sốt cao làm
tổn thương tân dịch, trúng phong.
- Lệch : do trúng phong.
- Run : do Tâm Tỳ khí huyết hư.
- Rụt ngắn : dấu hiệu bệnh nguy hiểm.
- Lưỡi thè ra ngoài : do Tâm Tỳ có nhiệt hoặc bệnh bẩm sinh phát dục
kém ở trẻ em.

c) Xem rêu lưỡi :
- Màu sắc :
c1 Rêu trắng : thuộc về hàn chứng và biểu chứng.
c2 Rêu lưỡi vàng : thuộc nhiệt chứng, lý chứng. Do lưỡi bị viêm tại
chỗ, phản ứng tiết dịch do có sự tác động của cầu khuẩn vàng xuất hiện ở
lưỡi tạo nên.
c3 Rêu lưỡi đen : thường là bệnh nặng. Nếu đen mà khô là do nhiệt
thịnh làm tổn thương tân dịch. Do vi khuẩn sinh sôi nẩy nở làm sừng hóa tế
bào. Thường gặp trong chứng sốt cao gây mất nước, bệnh viêm nhiễm lâu
ngày dùng kháng sinh lâu ngày làm tối loạn chức năng tiêu hóa ở bao tử,
ruột
- Tính chất :
c4 Rêu lưỡi dầy : Tà khí đã vào trong hoặc tích trệ ở trong. Đang
bệnh, ăn uống kém hoặc chỉ uống chất lỏng khiến tác động cọ sát kém, hoặc
do sốt cao mất nước, nước miếng tiết ra bị giảm sút.
c5 Rêu lưỡi mỏng : hay gặp ở bệnh còn ở biểu, ngoại cảm. Rêu lưỡi
từ mỏng biến sang dầy là bệnh nặng lên, từ biểu đi vào lý.
c6 Rêu lưỡi ướt : biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương, rêu lưỡi ướt
trơn là do thủy thấp ứ lại bên trong.
c7 Rêu lưỡi khô : biểu hiện tân dịch bị hao tổn. Ngoài ra, nếu thấp tà
tụ lại bên trong không sinh ra tân dịch cũng gây khô lưỡi.
9.3 Biểu Hiện Lâm Sàng Giữa Lưỡi Và Bệnh
Theo tạp chí Medical News (Anh), số 30/1980, bác sĩ Tống Nam
Đình, trường trung cấp y tế Thượng Hải I, qua quan sát kỹ lưỡng nhiều
người bệnh đã đưa ra quan hệ giữa lưỡi và bệnh tật như sau :
- Chất lưỡi đỏ sẫm hoặc xanh tím, rêu lưỡi vàng dầy hoặc xám tro :
bệnh nặng.
- Nơi người bị phỏng, diện tích phỏng càng rộng, mức phỏng càng
rộng thì chất lưỡi chuyển sang đỏ hồng càng nhanh càng rõ Phỏng mà kèm
nhiễm khuẩn máu thì lưỡi đỏ sẫm và khô ráo.

- Chất lưỡi trắng bệch : gặp ở bệnh mãn tính, bệnh tiến triển chậm,
kéo dài.
- Rêu lưỡi vàng : hay gặp ở bệnh nhiễm khuẩn máu do tụ cầu và liên
cầu, do đó có thể chẩn đoán là chứng thực nhiệt (thổ vượng do hỏa vượng).
- Lưỡi sáng bóng, không rêu : bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ
xanh.
- Lưỡi đỏ, sáng bóng : gặp ở giai đoạn cuối của Ung thư.
- Lưỡi đỏ sáng bóng lại thêm vết loét ở mặt lưỡi : nguy kịch sắp chết.
- Lưỡi âm hư (chất lưỡi đỏ sẫm, thân lưỡi hao sút, lưỡi khô có vết nứt,
có trường hợp sáng bóng, có trường hợp 2 bên đầu lưỡi nổi gai đỏ, giai đoạn
cuối của bệnh (thường sáng bóng như gương toàn lưỡi) : bệnh cảm nhiễm
nặng, bệnh có khối u ác tính, cường tuyến giáp trạng (Bướu cổ lồi mắt),
bệnh tổn thương ở gan, phổi.
- Ruột dư viêm cấp : rêu lưỡi nhờn. (Trên thực tế lâm sàng, có thể dựa
dựa trên quan sát lưỡi để đánh giá mức phát triển của bệnh ruột dư viêm cấp)
:
+ Qua điều trị, nếu rêu lưỡi dầy, nhờn chuyển sang trắng mỏng là triệu
chứng tốt, bệnh thuyên giảm, chiều hướng thuận lợi.
+ Qua điều trị : dù các triệu chứng có lui bớt nhưng rêu lưỡi vẫn thấy
nhờn như cũ, không có gì thay đổi cả thường là bệnh không biến chuyển
hoặc có khi bệnh bên trong đang trên đà phát triển.
- Gan viêm nặng : lưỡi đỏ sẫm, khô, ít ướt, rêu lưỡi dầy nhờn hoặc
khô ráo, vàng hoặc đen. Viêm càng nặng, tiến triển càng xấu, càng thấy
trạng thái lưỡi rõ ràng đậm nét hơn. Có trường hợp chỉ thấy lưỡi láng bóng,
không rêu.
- Xơ gan : dù trước kia có chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng
nhưng bỗng thấy chuyển sang màu đỏ sẫm mà sáng bóng thường là nặng.
- Ung thư gan : Rêu lưỡi có 2 vùng xanh, bầm tím.
- Bệnh nhồi máu cơ tim : lưỡi trở nên bầm tím từng phần, các tĩnh
mạch dưới lưỡi biến đổi trạng thái dãn tĩnh mạch. Thường quan sát thấy lưỡi

bị trắng, sau 4-5 ngày lớp màng trắng đó sít lại và trở nên đen.
- Ung thư thực quản : lưỡi trở nên bầm tím và 67% trường hợp do tế
bào bị tróc ra nên dễ phát hiện được những thay đổi bệnh lý.
- Tiêu cầu thận viêm : trên lưỡi xuất hiện 1 lớp đen xám.
- Cũng theo tác giả, những bệnh thường làm lưỡi thay đổi là bệnh tim,
bao tử viêm, loét, phổi viêm, bướu cổ, lồi mắt, đái tháo đường, ruột dư viêm
cấp.
BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁCH XEM LƯỠI (THIỆT CHẨN)
Trạng
thái Chất lưỡi
Lưỡi, rêu lưỡi Chứng
bệnh tương
ứng
Trắng
mỏng
Cảm phong hàn ở Biểu hoặc ở
người khỏe

Trắng
mỏng
Dương hư, khí huyết đều hư

Không
rêu
Dương suy ở bệnh mãn, khí
huyết suy

Trắng
và mỏng kèm
theo vết nứt

Khí huyết hư, Vị âm không đủ

Vàng và
nhờn
Tỳ vị hư nhược, Thấp nhiệt ứ
đọng

Xám tro
và trơn
Dương hư gây nội hàn, Đàm thấp
ứ đọng

Rêu Cảm phong nhiệt ở Biểu, Tâm
trắng, đầu lưỡi
hồng
hỏa vượng
Trắng
và nhờn
Đàm ẩm, Thấp trọc, Tích trệ về
ăn uống

Trắng
và cáu bẩn
Đàm ẩm ứ đọng bên trong, Uế
trọc trong vị sinh nhiệt

Trắng
dầy như đắp
phấn
Giai đoạn đầu của bệnh ôn dịch

hoặc có ung nhọt bên trong
Vàng
mà khô ráo
Bệnh lâu ngày, huyết ráo, khô
tân dịch

Vàng Thấp nhiệt ở trong, Đàm trọc ứ
mà nhờn đọng bên trong gây ra nhiệt
Trắng Nhiệt từ phần vệ chuyển vào
phần khí

Vàng và
mỏng
Nhiệt vượng ở phần khí

Vàng và
nhờn
Thấp nhiệt ở phần khí

Vàng
mà dầy và khô

Nhiệt tà xâm nhập sâu vào trong
gây ra chứng Lý thực

Không
có rêu
Phần khí và âm đều suy

Vàng

sẫm
Nhiệt uất kết ở trong trường Vị

Đen và
khô
Lý thực, cực nhiệt hại đến phần
âm

Không
có rêu
Nhiệt xâm nhập phần huyết, âm
hư, hỏa vượng

Vàng
mà ráo
Âm huyết khô ráo, hư hỏa nung
nấu bên trong

Trắng
mà nhuận
Khí huyết ngưng trệ, Nội hàn
trầm trọng

10. XEM MẶT (DIỆN CHẨN)
Mặt cũng là 1 trong số các vùng phản chiếu của cơ thể, do đó qua
khuôn mặt cũng có thể phần nào đoán biết được bệnh tật ở các cơ quan tạng
phủ tương ứng.
VÙNG PHẢN CHIẾU
TRÊN MẶT
BỘ PHẬN CƠ QUAN

TRONG CƠ THỂ
Trán Đầu não
Lông mày Cánh tay, vai
Sơn căn Cổ gáy
Sống mũi Cột sống
2 bên sống mũi Tuyến giáp, thận

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×