Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

De cuong tuyen truyen ky niem 35 giai phong BMT va 105 nam phat trien[

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.57 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
KỶ NIỆM 35 NĂM CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT,
GIẢI PHÓNG TỈNH ĐẮK LẮK (10/3/1975 – 10/3/2010);
105 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
BUÔN MA THUỘT – ĐẮK LẮK (22/11/1904 – 22/11/2009)
I- CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC VÀ CHIẾN THẮNG
BUÔN MA THUỘT NGÀY 10/3/1975
Sau hòa bình lập lại năm 1954, đế quốc Mỹ âm mưu phá hoại hiệp định
Giơnevơ, không thi hành các điều khoản trong hiệp định vì muốn chia cắt nước ta
lâu dài và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
Sau khi hất cẳng Pháp, đế quốc Mỹ ra sức bình định vùng đất đỏ Bazan làm
căn cứ xâm chiếm lâu dài. Năm 1958 Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp chiến
trường miền Nam và cả vùng Tây Nguyên, thực hiện chiến dịch “tố cộng, diệt
cộng”. Chúng đánh phá các buôn làng, dồn đồng bào vào các trại tập trung (ấp
chiến lược, ấp tân sinh, khu dinh điền) nhằm tách đồng bào ra khỏi cách mạng.
Chúng dựng hàng trăm đồn bốt, tiểu khu, chi khu quân sự, các cụm thông tin liên
lạc dày đặc, tạo thành một hệ thống kìm kẹp hết sức man rợ. Ngoài ra, chúng còn
lập ra “nhà đặc trách thương vụ”, “ phủ đặc ủy thương vụ”, “bộ phát triển sắc tộc”,
các sở, ty sắc tộc, xúi giục các phần tử cơ hội, thành lập các tổ chức FULRO để
chống phá cách mạng. Đế quốc Mỹ còn thực hiện âm mưu, chính sách chia rẽ dân
tộc, miệt thị đồng bào, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng dưới sự lãnh
đạo của Đảng, các Nghị quyết của Khu ủy, của Tỉnh ủy Đắk Lắk đã được quán triệt
sâu rộng đến quần chúng, quân và dân Đắk Lắk đã đoàn kết một lòng đánh bại ý
chí xâm lược của Mỹ.
Từ năm 1954 –1960 ta chủ trương mở nhiều đợt tấn công nổi dậy giải
phóng nông thôn ở khắp các địa bàn trong tỉnh, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang song
song với đấu tranh chính trị, lấy đấu tranh vũ trang làm chủ yếu, nhằm tiêu diệt
địch, giành quyền làm chủ núi rừng, củng cố và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 9 năm 1960, tỉnh mở đợt diệt ác ở Phú Cần, tháng 10/1960 diệt đồn
Ai Nu. Thừa thắng, lực lượng vũ trang phát động quần chúng nổi dậy xóa bỏ chính
quyền địch, giải phóng vùng đông Cheo Reo. Phối hợp với các hoạt động vũ trang,


ta đẩy mạnh phát động quần chúng nổi dậy khắp nơi trong tỉnh đánh địch càn quét,
phá ấp tân sinh, phá các đồn bốt. Năm 1965 –1966 ta đánh hơn 130 trận, diệt 123
tên địch, bắt 25 tên, thu 31 súng, bắn rơi 6 máy bay, phá hủy 10 xe quân sự.
Mùa khô năm 1966 –1967, ta mở nhiều đợt tấn công vào các vùng trọng
điểm của địch, đánh 110 trận diệt 1187 tên (có 163 tên Mỹ) làm bị thương 440 tên,
phá 16 xe quân sự, loại khỏi vòng chiến đấu trên 500 tên trong đó có 23 tên Mỹ.
1
Sáu tháng cuối năm 1967 lực lượng vũ trang đã đột nhập vào ấp chiến lược
để giáo dục, phát động quần chúng, đánh 113 trận lớn nhỏ, diệt 1167 tên địch, có
103 tên Mỹ; bắt 36 tên, phá hủy 02 pháo, bắn rơi 21 máy bay, giữ vững thế chủ
động tấn công trên chiến trường trong tỉnh.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, quân ta mở cuộc
tấn công chiến lược vào thị xã Buôn Ma Thuột, đánh chiếm tòa Hành chính tỉnh,
Ty ngân khố, Sư bộ 23 ngụy, đồn Bảo an, Đài phát thanh, khu pháo binh, thiết
giáp Tập kích vào sân bay Buôn Ma Thuột phá hủy 20 máy bay, diệt 60 tên.
Phối hợp với chiến trường Tây Nguyên, đồng bào Buôn Ma Thuột - Đắk
Lắk đã kéo 30.000 người ở khắp các buôn làng hẻo lánh đeo băng cờ khẩu hiệu,
biểu ngữ kéo về thị xã, thị trấn biểu tình đấu tranh với địch. Kết quả trong đợt tấn
công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Đắk Lắk, đã diệt và làm tan rã 2000 tên địch, bắt
85 tên, có 3 tên Mỹ, đánh gục 01 tiểu đoàn và 01 đại đội, bắn cháy 150 xe quân sự,
13 xe M113, 04 khẩu pháo, 12 kho xăng dầu đạn dược
Cuối năm 1969 đầu 1970, quân và dân ta đánh 59 trận, diệt 776 tên, phá
hủy 20 xe quân sự, bắn rơi 02 máy bay.
Xuân hè 1972 quân ta đánh 337 trận, diệt 1834 tên. Với ý chí chiến đấu
ngoan cường, quân và dân Đắk Lắk đã phối hợp chiến trường toàn quốc, buộc đế
quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/01/1973. Hiệp định Paris được ký kết là
một bước ngoặc thắng lợi quan trọng của nhân dân ta trong cả nước, quân Mỹ và
chư hầu đã rút hết, tạo thuận lợi cho quân dân ta tiếp tục thực hiện Di chúc của Bác
Hồ “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Đến cuối năm 1973 lực lượng vũ
trang tỉnh đã phối hợp đánh 144 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 783 tên địch, có 151

tên bị thương, 27 tên bị bắt, thu 43 súng các loại, cắt đứt một số đoạn đường 14, 26,
27.
Trong 9 tháng đầu năm 1974 ta mở chiến dịch hè - thu, diệt 6 điểm chốt ở
Ea Súp, Phước An, buôn Phung, diệt 1.500 tên, phá hủy 12 xe, thu 64 súng, 13 xe
kéo gỗ, 40 máy cưa, diệt một tiểu đoàn Bảo An, giải phóng 600 dân vùng Ea Súp,
với tinh thần thừa thắng xông lên.
Trong những ngày cuối tháng 12-1974, đầu tháng 1-1975, trước tình hình
phát triển cách mạng trong cả nước, Bộ Chính trị triệu tập hội nghị lịch sử, đã quyết
định: “Tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa tiêu diệt và làm tan rã ngụy
quân, đánh đổ ngụy quyền từ Trung ương đến địa phương giành chính quyền về
tay nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà” và quyết định chọn Buôn Ma Thuột
làm điểm quyết chiến chiến lược, mở màn cho cuộc tổng tấn công nổi dậy giải
phóng hoàn toàn miền Nam. Việc chọn Buôn Ma Thuột là mục tiêu quyết chiến
trong mùa xuân 1975 có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, là sự kiện có tầm
vóc lịch sử to lớn, mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết
thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước.
2
Để chuẩn bị giải phóng Buôn Ma Thuột, Trung ương Đảng đã chi viện cho
Đắk Lắk Sư đoàn 10, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B, Tiểu đoàn 196 công binh và
bộ binh, pháo binh và cùng với toàn thể quân dân các dân tộc Dak Lak đồng loạt
nổi dậy phối hợp tấn công. So sánh tương quan lực lượng lúc bấy giờ, quân ta hơn
hẳn quân địch về số lượng, chất lượng và thiết bị, bố trí thế trận liên hoàn và hiểm
hóc, hình thành những quả đấm mạnh ở những khu vực tác chiến then chốt của
chiến dịch. Được Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo,
được sự chi viện dồi dào của hậu phương lớn, cán bộ, chiến sỹ các đơn vị chủ lực
và địa phương đều phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm, hăng hái lập công. Về lực
lượng của địch trước ngày ta nổ súng có khoảng 10.000 tên cả chủ lực, bảo an,
cảnh sát và dân vệ, có Sư đoàn 23 ngụy với hàng trăm cố vấn Mỹ và mạng lưới đồn
bốt dày đặc kiên cố.

Đi đôi với chuẩn bị tấn công quân sự, việc chuẩn bị lực lượng quần chúng
cũng được tiến hành khẩn trương. Tỉnh ủy Đắk Lắk và thị xã Buôn Ma Thuột đã tổ
chức nhiều đoàn cán bộ dân vận, phát động quần chúng áp sát vào thị xã để làm
nhiệm vụ tiếp tế, tải thương, dẫn đường liên lạc, làm công tác vận động binh lính,
gọi hàng, trình diện phục vụ chiến đấu và nổi dậy của quần chúng.
Phương châm chiến dịch của ta là kiên trì, giữ bí mật, bất ngờ về ý định và
lực lượng ta ở khu tác chiến chủ yếu điều động địch vào đúng ý đồ của ta, tạo thế
bất ngờ đánh nhanh, thắng nhanh.
Sáng 05/3/1975, Trung đoàn 25 cắt đường 21 (nay là Quốc lộ 26); ngày
08/3/1975 Trung đoàn 48 đánh chiếm quận lỵ Thuần Mẫn và căn cứ Cẩm Ga cắt
đứt đường 14, diệt 1D bảo an, bắt sống 120 tên, thu 200 súng.
Ngày 09/3/1975, ta đã triển khai lực lượng, cài xong thế chiến lược và chiến
dịch kết hợp với chiến trường, ta đánh quận lỵ Đức Lập, nghi binh bao vây đánh
vào PleiKu, Kon Tum, cắt đường 19 tạo ra chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng,
chia cắt phía Nam với phía Bắc, hoàn toàn bao vây, cô lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Đúng 02 giờ 03

phút ngày 10/3/1975 cuộc tấn công như bão lửa vào các
mục tiêu then chốt Buôn Ma Thuột, đặc công đánh sân bay thị xã, khu kho Mai Hắc
Đế, lực lượng bộ binh đánh sân bay Hòa Bình. 15 phút sau, pháo binh chiến dịch
ĐKB, hỏa tiễn H12, bắt đầu bắn vào Sư đoàn 23 ngụy. Lợi dụng tiếng súng tấn
công dồn dập của các đơn vị đặc công và tiếng nổ của đạn pháo, hỏa tiễn, các đơn
vị xe tăng bộ binh cơ giới từ vị trí tập kết vượt sông Sê Rê Pốc tiến vào chiếm lĩnh
trận địa, các đơn vị hình thành 5 mũi tiến công như 5 gọng kìm thắt chặt các mục
tiêu của địch trong thị xã Buôn Ma Thuột.
Đến 5 giờ ngày 10/3, quân ta nằm gọn ở tuyến xuất phát sẵn sàng tiến quân
vào các mục tiêu. Vào lúc 6 giờ ngày 10/3, các chiến sỹ Tiểu đoàn 5, Trung đoàn
95B vượt qua khu vực sân bay L19, đánh chiếm Ngã Sáu. 7 giờ 10

phút quân ta áp

sát đội hình đánh vào khu pháo binh, khu thiết giáp, hậu cứ tiểu đoàn 1 ngụy. 11giờ
30 phút chúng ta đánh chiếm Tiểu khu 23 quân y và Sư bộ 23 ngụy làm chủ khu
3
truyền tin, các mũi thọc sâu vào trong căn cứ đầu não của địch ở trong thị xã Buôn
Ma Thuột. Tiêu diệt sở chỉ huy kho Mai Hắc Đế, đánh chiếm các đồn Cư Ê Bur, Cư
Dluê, ở hướng nam quân ta đánh vào khu hành chính, khu tiếp vận, khu ngân khố,
sở thú y, khu cư xá sỹ quan, quận lỵ Hoà Bình.Trong ngày 10/3 địch dùng 73 lượt
máy bay oanh kích, bắn phá ngăn chặn ta, dùng pháo binh và bộ binh phản kích
quyết liệt, quân ta bắn rơi sáu máy bay AD6 và diệt nhiều sinh lực địch.
Ngày 11/3, ta tiến công nhiều mục tiêu quan trọng, toàn bộ quân địch ở
trong thị xã bị tan rã, ta làm chủ các mục tiêu, bắt gọn tỉnh trưởng Đắk Lắk và đại
tá sư đoàn phó 23 ngụy.
Ngày 12/3, ta tiến quân tiêu diệt căn cứ 45 ngụy, đánh địch ở Chư Bao, Đạt
Lý, giải phóng Buôn Hồ.
Ngày 13/3, ta giải phóng Châu Sơn, diệt địch cứ điểm CưM
/
gar phối hợp
với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tỉnh đánh chiếm và làm chủ quận lỵ Lạc
Thiện. Trong khi bộ đội đánh chiếm thị xã, các đội công tác chính trị của tỉnh cũng
như các phường trong nội tuyến, phát động quần chúng ổn định tư tưởng, sửa chữa
điện nước, làm công tác tiếp quản, thành lập Uỷ ban quân quản ở các địa phương,
giữ vững trật tự an ninh, bảo đảm sinh hoạt bình thường cho nhân dân.
Ngày 14/3, ta tấn công hậu cứ Trung đoàn 53 khu sân bay Hoà Bình và giải
phóng Buôn Đôn.
Ngày 17/3, ta đánh nhanh gọn giải phóng Phước An.
Ngày 18/3, giải phóng Cư Cúc, thị xã Cheo Reo, tiêu diệt cơ quan hành
chính tiểu khu Phú Bổn. Cũng trong ngày 18/3, Uỷ ban quân quản thị xã Buôn Ma
Thuột được thành lập ra mắt tại Đình Lạc Giao do đại tá Y B Lốc Ê Ban làm Chủ
tịch.
Ngày 19/3 đến 21/3, quân ta đánh chiếm quận lỵ Khánh Dương truy quét

sạch quân địch co cụm ở đây, ta tiêu diệt và làm tan rã Lữ dù 3 ngụy, chiếm lĩnh
đèo Phượng Hoàng mở đường cho quân ta tiến xuống tỉnh Khánh Hòa.
Sau khi tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, Tỉnh ủy
đã lãnh đạo các huyện sử dụng lực lượng địa phương phát động quần chúng nổi dậy
diệt ác, phá kềm, truy quét tàn quân địch. Đến ngày 28/3, Đắk Lắk hoàn toàn được
giải phóng.
Sau 30 năm chiến tranh ác liệt, đầy gian nan thử thách, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân ta bền bỉ kháng chiến, nay được giải phóng, thực sự thoát khỏi
cảnh nước mất nhà tan, lầm than nô lệ, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình.
Trong một thời gian ngắn, trước sức tấn công mãnh liệt và quật cường, quân và dân
ta đã làm cho toàn bộ cơ đồ chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ - ngụy xây dựng
ròng rã 20 năm ở Đắk Lắk đã hoàn toàn sụp đổ.
4
Chiến thắng Buôn Ma Thuột mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như
một khúc ca hùng tráng, một chiến thắng oanh liệt, là niềm vinh dự và tự hào to lớn
của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Đắk Lắk.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột là trận quyết chiến, chiến lược mở màn thể
hiện sự tiến bộ vượt bậc của quân đội ta về cách đánh táo bạo, bất ngờ, đã tạo ra
bước phát triển nhảy vọt về tương quan lực lượng về thời cơ và thế trận mới. Tạo
điều kiện cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột bắt nguồn từ sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của
Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, đã nhận định đúng tình hình, chọn đúng thời cơ
và địa điểm, có quyết tâm cao, động viên và phát huy được sức mạnh tổng hợp của
cả nước về lực lượng, về hậu cần và ý chí của toàn quân, toàn dân.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột là chiến thắng của tinh thần dũng cảm, kiên
cường, mưu trí, linh hoạt của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trên khắp chiến
trường. Biết hợp đồng binh chủng, táo bạo, bất ngờ, thọc sâu, đánh hiểm làm cho
quân thù không kịp đối phó, trở tay.
Chiến thắng Buôn Ma Thuột là sự nổ lực của quân và dân các dân tộc Đắk

Lắk dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã đoàn kết một lòng, thủy chung son sắt, quả
cảm kiên cường suốt 30 năm gian khổ đã vùng lên chiến đấu, giải phóng quê
hương, làm nên thắng lợi vẻ vang.
Với thành tích và truyền thống vẻ vang trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
xâm lược, ngày 2/10/2000 Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ký Quyết định số 454/KTCTN phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
trang” cho quân và dân tỉnh Đắk Lắk.
Riêng thành phố Buôn Ma Thuột có 02 đơn vị là Công an và Lực lượng vũ
trang được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Buôn Ma Thuột
được nhận Huân chương Thành đồng Tổ quốc. Năm 2005, Buôn Ma Thuột vinh dự
được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Trong hơn 30 năm chiến tranh chống hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ,
đồng bào các dân tộc Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk kiên cường, anh dũng, một lòng
một dạ, rất mực thuỷ chung và đoàn kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
Phát huy truyền thống cách mạng đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn gian khổ,
chịu đựng nhiều tổn thất hy sinh, bền bỉ đấu tranh giành được nhiều thắng lợi to lớn
trong từng thời kỳ cách mạng, đã đưa cuộc kháng chiến đến toàn thắng. Từ đây
cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân Đắk Lắk bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên của độc lập tự do, hòa bình thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
II- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BUÔN MA THUỘT – ĐẮK LẮK QUA
CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
1- Khái quát đặc điểm tự nhiên Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk:
5
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở Cao Nguyên phía Tây miền Trung của Việt Nam,
có diện tích tự nhiên là 13.125 km2 và dân số gần 1,8 triệu người. Phía Bắc giáp
với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông, phía Đông
giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía Tây có đường biên giới chung với Vương
quốc Cămpuchia.
Đắk Lắk là một cao nguyên thấp, độ cao trung bình khoảng 500 mét so với
mặt biển, là vùng đất tương đối bằng phẳng, đôi chỗ hơi lượn sóng và bị chia cắt

bởi những thung lũng, sông suối. Phía đông có những đồng cỏ trải dài, phía tây địa
hình thấp dần, dòng sông Sê Rê Pốc chảy qua đây tạo thành những thác lớn, phía
nam là miền đồng trũng có hồ Lắc rộng trên 500 héc ta, hai con sông Krông Ana và
Krông Nô tạo thành một vùng lưu vực rộng hàng vạn héc ta đất đai màu mỡ.
Hệ thống sông ngòi của Đắk Lắk khá phong phú. Con sông H

Năng và sông
Hinh là hai con sông chảy dồn về tỉnh Phú Yên rồi đổ ra biển Đông. Con sông Sê
Rê Pốc là sông lớn và dài nhất của tỉnh (332 km), bắt nguồn từ dãy Chư Yang Sin
theo hướng Tây đổ vào sông Mê Kông ở Stung Treng (Cămpuchia). Ngoài ra còn
có nhiều chi lưu sông nhỏ chảy qua các huyện Krông Ana, Lắk Những con sông
này hàng năm đã tạo ra nguồn phù sa lớn màu mỡ cho các loại cây trồng.
Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng của cả nước. Địa bàn đi lại thuận lợi, có cả đường bộ và đường hàng không.
Đường quốc lộ 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc, là con đường
huyết mạch của tỉnh đi từ Plâyku qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột xuống
Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh. Đắk Lắk còn có quốc lộ 26 nối thành phố
Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Păk, Ea Kar, M

Đrắc đến tỉnh Khánh Hòa;
quốc lộ 27 kéo dài nối trung tâm tỉnh với huyện Lắk ở phía nam và thành phố Đà
Lạt (Lâm Đồng). Hệ thống đường giao thông khá nhiều và hoàn chỉnh đi lại rất
thuận lợi. Đường hàng không đã có từ lâu và hiện nay được đầu tư, nâng cấp,
thường xuyên đón các đoàn khách quốc tế và trong nước.
Đắk Lắk tuy ở gần đường xích đạo, nhưng điều kiện địa hình đã tạo cho khí
hậu mát mẻ, ôn hòa hơn so với nhiều tỉnh khác. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất
Bazan của Tây Nguyên, với tổng diện tích đất đỏ khoảng 700.000 ha, chiếm 40%
đất cùng loại của cả nước, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt
cây cà phê, cây cao su thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Đắk Lắk, cho năng suất
và chất lượng cao hơn so với các vùng khác, thuận lợi cho việc phát triển vùng

chuyên canh sản xuất cây công nghiệp dài ngày và đây là một thế mạnh nổi bật của
tỉnh.
Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, với nhiều loại gỗ quý như:
Cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dổi, muồng đen Rừng có nhiều loại
động, thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: Voi, hổ,
báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác, tắc kè, trăn, các loại chim, ong…Đặc biệt có
vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn héc ta, là nơi bảo vệ các loại động
6
vật qúy hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở
đây còn có nhiều cây dược liệu qúy, đáng kể là các loại: Huyết giác, thiên môn, hổ
cốt toái, sâm tuế, hải sơn, thanh học
Đắk Lắk có lợi thế địa hình đa dạng, không chỉ mạnh về cây công nghiệp mà
còn có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm với hàng trăm ngàn ha đất
phù sa màu mỡ, có thể làm hai, ba vụ lúa trong một năm.
Đắk Lắk có nhiều cảnh đẹp và di tích văn hóa, lịch sử lâu đời như: Hồ Lắc
rộng 500 héc ta, là một hồ thiên nhiên nằm ở giữa một thung lũng đẹp và thơ
mộng ; thác Đray H’Linh, cách thành phố Buôn Ma Thuột 15 km; khu du lịch và
cầu treo Buôn Đôn mộc mạc nhưng hấp dẫn với khách du lịch sinh thái trong nước
và quốc tế ; rừng mai vàng thiên nhiên rộng hàng chục héc ta nằm trên tả ngạn sông
Krông Ana; tháp Chàm ở huyện Ea Súp cao 8 m rộng 5 m, xây dựng từ thế kỷ XIII;
Nhà đày Buôn Ma Thuột nơi chứng tích về tội ác của đế quốc, thực dân, thể hiện
khí phách kiên cường của các chiến sĩ cộng sản; Đình Lạc Giao, nơi ghi lại bước
chân của dân tộc Việt định cư trên vùng đất mới cùng lời nguyện giao ước sống
thuận hoà anh em với đồng bào Thượng
Đắk Lắk có nền văn hóa lâu đời và độc đáo, văn học dân gian phát triển
sớm với nhiều thể loại: Chuyện thần thoại, chuyện cười, cổ tích, ngụ ngôn… chứa
đựng những nét đậm đà, tiêu biểu sâu sắc cho cách nhìn, cách hiểu, những cảm xúc,
tâm tư hoài bão của đồng bào các dân tộc. Những bản sử thi như trường ca Đam
San, Xing Nhã, Đam Kteh không những là niềm tự hào của nhân dân Đắk Lắk-
Tây Nguyên, mà còn là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của

dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, cồng chiêng ở Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói
chung là di sản quý báu của đồng bào các dân tộc thiểu số và đã được Tổ chức Văn
hóa – Khoa học – Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là kiệt tác
truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại (25/11/2005).
Nói đến Tây Nguyên, cái tên Buôn Ma Thuột đã trở nên quen thuộc, gần
gũi, bỡi đây là thành phố lớn của khu vực Tây Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế
- văn hóa - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Theo tiến trình của cách mạng Việt Nam, Buôn Ma Thuột ngày càng nổi
tiếng hơn bởi hào khí của Cách mạng tháng Tám năm 1945, bởi tinh thần đấu tranh
chống Mỹ và tay sai trong những năm 1960, bởi chiến thắng Buôn Ma Thuột lẫy
lừng 10/3/1975 “châm ngòi pháo đầu tiên cho chiến dịch đại thắng mùa xuân
1975”.
- Thành phố Buôn Ma Thuột có độ cao trung bình 500 mét so với mặt nước
biển, với địa hình tương đối bằng phẳng và thoai thoải, thấp dần theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam; có nhiều sông, suối và hồ nước nhỏ, là vùng đất đỏ bazan thuận lợi
cho việc định cư lâu dài của con người và phát triển cây trồng, nhất là cây công
nghiệp và cây lương thực. Đồng thời, với nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng có thể phát
triển chăn nuôi đàn gia súc với quy mô lớn. Cao Nguyên Đắk Lắk được các nhà địa
7
chất xem là vùng giàu tiềm năng nhất Tây Nguyên, trong đó Buôn Ma Thuột là tiểu
vùng thuận lợi nhất của cao nguyên này.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của Buôn Ma Thuột là các
ngành cơ khí sữa chữa, chế biến cà phê, cao su, gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng v.v
Có thể nói, với những tiềm năng, nguồn lực sẳn có, Buôn Ma Thuột có đủ điều kiện
phát triển toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để trở thành một
thành phố giàu đẹp, hiện đại, văn minh, đầy hấp dẫn ở cao nguyên.
Buôn Ma Thuột cũng là nơi sinh sống, quần tụ của nhiều dân tộc anh em
như: Kinh, Êđê, Giarai, M’nông, Thái, Tày, Nùng, Dao Mỗi dân tộc có nếp sống
văn hóa riêng rất đặc sắc, góp phần làm phong phú và đậm đà bản sắc văn hóa vùng
Tây Nguyên.

Trải qua nhiều bước thăng trầm, biến động của lịch sử, Buôn Ma Thuột nay
tròn 105 năm tuổi. Từ một vùng đất hẻo lánh, xa xôi, ít người biết đến thì nay đã
trở nên thân quen, gần gũi, không những được nhân dân cả nước mà bạn bè quốc tế
biết và tìm đến. Từ số dân gần 3 vạn người của những năm đầu thế kỷ XX, rồi tăng
lên 13 vạn người sau năm 1975. Đến đầu năm 2004, trước yêu cầu đổi mới, phát
triển của đất nước, của vùng Tây Nguyên, Quốc hội khóa XI đã ra Nghị quyết số
22 về việc chia tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh: Đắk Lắk và Đăk Nông, hiện nay thành
phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 377,18 km2 (chiếm 2,87% diện tích
toàn tỉnh Đắk Lắk), gồm 13 phường, 8 xã. Dân số hiện có gần 330.000 người, với
31 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm hơn 15% dân số toàn thành phố.
* *
*
Đắk Lắk là một tỉnh có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống và trong suốt
chiều dài lịch sử, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết bên nhau, chung
lưng, đấu cật, ứng phó với thiên nhiên, vượt qua mọi khó khăn thử thách để xây
dựng cuộc sống. Từ một vùng đất hoang sơ, là nơi “rừng thiêng, nước độc”, nhưng
với đức tính cần cù, lao động sáng tạo, tinh thần đoàn kết tạo ra một vùng đất phì
nhiêu màu mỡ và trở thành miền đất lành để hôm nay là nơi hội tụ của mọi miền
quê Tổ quốc. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, người dân Đắk Lắk đã khai phá, xây
dựng tạo nên một cao nguyên Đắk Lắk trù phú và tươi đẹp như ngày hôm nay.
2- Lịch sử hình thành và những thay đổi về địa phận hành chính tỉnh
Đắk Lắk:
* Trước năm 1904:
Đắk Lắk là cao nguyên rộng lớn nhất nằm ở trung tâm Tây Nguyên, theo
các nguồn tài liệu, nhiều bộ chính sử và tư sử của nước ta, vùng đất Tây Nguyên
trong đó có Đắk Lắk đã được biết đến với những tên gọi khác nhau.
8
Sách Đại Nam thực lục cho biết: “Nước Thủy xá, Hỏa xá xưa gọi là Nam
Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành, thời Lê Thánh Tông đánh được Chiêm thành (năm

1471) lấy con cháu Vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn, ở phía tây núi Thạch bi”
(Đại Nam thực lục chính biên, NXB khoa học XH –năm 1970 tập 23 trang 145,146).
Sách Đại Nam liệt truyện (mục nước Thủy xá, Hỏa xá) cũng chép: “Thủy
xá, Hỏa xá ở phía trên nước Nam Bàn, thời Lê Thánh Tông đánh được nước Nam
Bàn, cắt đất từ núi Thạch Bi trở về phía Tây ban cho, có hơn năm mươi thôn lạc,
trong nước có núi Bà Nam rất cao, Thủy vương ở phía đông núi, Hỏa vương ở phía
Tây núi” (Đại Nam liệt truyện. NXB Thuận Hóa, Huế 1993 tập 2 trang 586).
Trên cơ sở những tư liệu lịch sử, dưới thời triều Nguyễn ghi chép, cho
chúng ta được biết Tây Nguyên trước khi nằm dưới tầm kiểm soát của thực dân
Pháp, là địa bàn của hai nước Thủy xá và Hỏa xá dưới triều Nguyễn (1802 –1884).
Ngược dòng thời gian, trước đó từ năm 1150, người Chiêm Thành đã từng
tiến quân chiếm đóng một phần đất Tây Nguyên, theo kết quả của những đợt khai
quật khảo cổ học gần đây, cho ta thấy ảnh hưởng của người Chăm đã lan tận đến
thung lũng sông Ba và khu vực người Gia Rai, người Êđê, các khu vực Thủy xá,
Hỏa xá và cả vùng Đắk Lắk sau này. Những tháp Yan Mum, DRang lai gần Cheo
reo, các Ra sung ba tau (thùng lớn để làm bể rửa) vẫn còn nguyên ở Buôn Ma
Thuột, đông Plâyku, tường thành ở EaH’leo, còn nhiều di tích rõ nét, đó là những
dẫn chứng cụ thể của một thời người Chăm sống ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có
một con đường do người Chăm mở ra để tiện việc hành quân và kiểm soát vùng
Tây Nguyên đó là con đường đi từ Kom Tum xuống Quảng Nam còn bỏ dở.
Như vậy, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có từ lâu
đời, nhất là từ sau cuộc chiến tranh mở đất về phía Nam của Lê Thánh Tông (năm
1471) đã nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ Việt Nam, và cũng từ cuối
thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, về danh nghĩa là của Vua hai nước Thủy xá và
Hỏa xá nhưng thực tế đã phần nào chịu ảnh hưởng của những chính sách cai trị của
Vua chúa Việt Nam, nhất là từ thời Viên trấn thủ Quảng Nam, Bùi Tá Hán (cuối
thế kỷ 16) trở đi đến thời dưới triều Nguyễn thế kỷ XIX (1802 –1884). Nhận thấy
vị trí trọng yếu về chính trị, quân sự của vùng đất Đắk Lắk –Tây Nguyên, đó là
vùng đệm giữa nước Việt Nam - Đại Nam với Lào, Cao Miên, Xiêm la (Thái lan)
nên các Vua Nguyễn nhất là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã để

tâm đến nhiều hơn. Chính sử triều Nguyễn đã chứng minh cụ thể về quan hệ bang
giao thời kỳ này, trong đó các viên sứ bộ của hai nước đi lại nhiều lần, đã chứng
minh sự quan tâm đặc biệt của các Vua Nguyễn đối với vùng đất Đắk Lắk –Tây
Nguyên.
Nhìn chung, lúc bấy giờ khu vực Tây Nguyên trong đó có Đắk Lắk còn là
một vùng rất xa lạ và bí hiểm đối với người Kinh, ít ai dám lui tới vì khác ngôn
ngữ, khác phong tục tập quán, chính vì vậy mà người Pháp đã chú ý đến Tây
Nguyên, coi Tây Nguyên là mục tiêu để những tên gián điệp khoác áo giáo sĩ đặt
9
chân lên mảnh đất này. Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ từ 1862 và
ba tỉnh Miền Tây năm 1867, bằng việc tổ chức các đoàn thám hiểm để tìm cách
xâm nhập vào vùng nội địa của Tây Nguyên và ngày 22/1/1891 đến được Bản Đôn
loại trừ được quân đội Xiêm, kiểm soát được toàn khu vực.
Ngày 3/10/1893 một Hiệp ước Pháp - Xiêm được ký kết, thừa nhận quyền
của nước Pháp trên phần đất nằm ở tả ngạn sông Mê Kông. Trong đó có Cao
Nguyên (gọi là Hin truland).
Ngày 1/6/1895 thống sứ Lào là Boulloche chia lãnh thổ Lào thành hai vùng
riêng biệt, một gọi là Thượng Lào đóng trụ sở tại Luong Prabang, và một gọi là Hạ
Lào đóng trụ sở tại Kong của Stung Streng, Cao Nguyên Hin truland được sát nhập
vào 3 tỉnh là Strung Streng trong đó địa bàn Đắk Lắk, tỉnh Alopen và tỉnh
Saravane.
Ngày 16/10/1898 Khâm sứ Trung kỳ Bovelloche buộc triều đình Huế sắp
đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của người Pháp.
Ngày 31/01/1899 toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập
một cơ sở hành chính tại Bản Đôn, trên bờ sông Sê Rê Pốc trực thuộc tỉnh Strung
Streng với mục đích thể hiện quyền cai trị của nước Pháp trên thung lũng này và để
kiểm soát người dân tộc Djarai cũng như tạo sự dễ dàng cho việc buôn bán giữa
Lào và Trung kỳ.
Ngày 2/11/1899 viên quản nhiệm Bovrglocs lập ra hạt đại lý khu vực Bản
Đôn với mục đích làm thí điểm trong công cuộc bình định Cao Nguyên trung phần

tìm cách thu phục đồng bào Êđê, M
/
Nông (nhóm Kpă và Bih) vùng hạ lưu sông
Krông Ana và sông Krông Nô, nhưng tất cả ý đồ đó đều thất bại.
Ngày 22/11/1904 Hội đồng tối cao toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị
định tách Đắk Lắk khỏi địa bàn nước Lào và đặt thành một tỉnh thuộc quyền giám
sát và quản trị Khâm sứ Trung kỳ (sứ An Nam) cũng thời gian này (ngày
22/11/1904) tỉnh Đắk Lắk được thành lập nằm trên địa bàn Miền Tây các tỉnh Phú
Yên và Khánh Hòa, lấy tỉnh lỵ là Buôn Ma Thuột.
Như vậy với Nghị định ngày 22/11/ 1904, Đắk Lắk chính thức trở thành
một trong 20 tỉnh, thành phố thuộc Trung kỳ, về địa giới hành chính tương đối ổn
định cho đến những năm về sau (1954).
* Sau năm 1904 đến trước năm 1975:
Ngày 9/2/1913, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Kon
Tum (trước là đại lý Kon Tum trực thuộc tòa công sứ Qui Nhơn), bao gồm đại lý
Kon Tum tách khỏi tỉnh Bình Định, đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và đại lý
Đắk Lắk (tỉnh Đắk Lắk bị giải thể hạ xuống làm một đại lý) thuộc tỉnh Kon Tum,
từ đó tỉnh Đắk Lắk không còn nữa, nhưng địa danh vẫn còn.
Đến ngày 2/7/1923, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách
Đắk Lắk khỏi tỉnh Kon Tum và thành lập tỉnh riêng dưới quyền một viên công sứ
10
tên là Sabalier, làm công sứ đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk sau khi tái lập lại. Đến ngày
30/5/1930 địa bàn tỉnh Đắk Lắk được chia thành nhiều tổng (Secteus), trong đó có
tổng tỉnh lỵ Buôn Ma Thuột.
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia làm hai miền
Nam Bắc, chính quyền Sài Gòn chia trung phần thành Cao Nguyên trung phần và
Trung Nguyên trung phần. Đắk Lắk thuộc Cao Nguyên trung phần. Trong 6 tỉnh
thuộc Cao Nguyên trung phần thì Đắk Lắk có số quận nhiều nhất 5/20, số xã đứng
thứ hai sau tỉnh Kon Tum 113/120.
Đến ngày 2/7/1958, Đắk Lắk có 5 quận gồm quận Buôn Ma Thuột, Lạc

Thiện, MĐrắk, Đắk Song, Buôn Hồ.
Đến trước năm 1975, Đắk Lắk gồm có 4 quận là Buôn Ma Thuột, Lạc
Thiện, Buôn Hồ, Phước An. Tỉnh lị là thị xã Buôn Ma Thuột.
* Từ sau năm 1975 đến nay, đất nước thống nhất, tỉnh Đắk Lắk có
những thay đổi như sau:
Tháng 2/1976 chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam ra Nghị định giải thể khu và hợp nhất các tỉnh ở miền Nam, trong đó có tỉnh
Đắk Lắk gồm cả tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Quảng Đức cũ.
Đến năm 1988, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 19.800 km
2
,

dân số là
974.000 người, bao gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 15 huyện: huyện Đăk R
/
lấp, Đăk
Nông, Đăk Mil, Ea Súp, Cư M
/
gar, Krông Ana, Krông Nô, Krông Pắk, Ea Kar,

/
rắk, Krông Bông, Lắc, Ea H
/
leo, Krông Búk, Krông Năng. Những năm về sau
thành lập thêm huyện Cư Jút (16/9/1990); huyện Buôn Đôn (7/10/1995), Đăk Song
(21/6/2001).
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
mới, công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước, đến ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ
4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã ra Quyết định
số 22/2003/QH XI, chia tách Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông. Hiện

nay, tỉnh Đắk Lắk có 01 thành phố Buôn Ma Thuột, 01 thị xã Buôn Hồ và 13 huyện
là: Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M
/
gar, Krông Búk, EaH
/
leo, Krông Năng, M’Đrắc, Ea
Kar, Krông Búk, Krông Bông, Krông Ana, Lắk, Cư Kuin.
3- Về lịch sử địa danh Buôn Ma Thuột:
Buôn Ma Thuột vốn có bề dày lịch sử từ lâu đời, nhiều tư liệu từ trước đến
nay đã cho thấy vùng đất này tồn tại từ rất sớm. Dưới góc độ nghiên cứu về khảo
cổ học Buôn Ma Thuột ít ra đã có 4.000 năm tuổi, điều này được tư liệu khảo cổ
học khẳng định qua những dấu tích cư trú, làm nông của cư dân thời tiền sử. Qua tư
liệu văn hóa tộc người đã có một Buôn Ma Thuột vài trăm năm tuổi và qua tư liệu
sử học, đến nay Buôn Ma Thuột vừa tròn 105 năm hình thành và phát triển.
11
Buôn Ma Thuột dưới thời Pháp thuộc là Trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, cũng
là trung tâm của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, đầu mối của nhiều đường giao
thông.
Sau khi tiến hành xâm lược và bình định được vùng Tây Nguyên, thực dân
Pháp bắt tay vào việc xây dựng bộ máy thống trị. Sau khi ký thành lập tỉnh Đắk
Lắk (22/11/1904), đồng thời chuyển tỉnh lỵ từ Bản Đôn về Buôn Ma Thuột. Lúc
mới thành lập, chỉ có cấp tỉnh, còn ở cấp dưới vẫn là các buôn làng của đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ.
Địa danh Buôn Ma Thuột là tên của một buôn đồng bào Ê Đê Kpă, vùng đất
này vào cuối thế kỷ XIX chỉ có một buôn với khoảng năm chục nhà dài, mỗi nhà có
từ 30 đến 40 người do người Tù trưởng Ama Thuột cai quản nằm bên dòng suối Ea
Tam. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, Buôn Ma Thuột không còn là một buôn
đơn lẽ nữa mà đã quy tụ phát triển thêm hàng chục buôn khác. Tuy nhiên, Buôn Ma
Thuột vẫn là một buôn lớn, trung tâm của cả vùng lúc bấy giờ và do tù trưởng Ama
Thuột, một người có thế lực và uy tín cai quản. Tên gọi Buôn Ma Thuột cũng bắt

nguồn từ đó. Buôn Ma Thuột tức là làng của Ama Y Thuột - làng của cha Y Thuột
(Tiếng Ê Đê: Ama có nghĩa là cha, Y Thuột là chỉ người con trai tên Thuột - Buôn
Ma Thuột là tên gọi tắt: làng của cha Y Thuột).
Sau gần một năm trở thành tỉnh lỵ của Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột đã có
nhiều thay đổi và được thể hiện trên tấm bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1905. Trong
nội thị đã có tòa công sứ, văn phòng làm việc, trại lính, nhà tù, bệnh xá, trường
học
Từ thời Sabachiê làm công sứ tỉnh Đắk Lắk (1923), thực dân Pháp đã đẩy
mạnh việc xây dựng Buôn Ma Thuột để phục vụ cho chính sách thống trị lâu dài
của chúng ở vùng đất này. Với những thay đổi to lớn nên ngày 5/6/1930, Khâm sứ
Trung kỳ đã ký nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Ngày 7/5/1931 Khâm sứ Trung kỳ lại ban hành Nghị định thành lập làng
người Kinh ở Buôn Ma Thuột lấy tên là làng Lạc Giao với 160 dân và 152.685 m
2
,
có trưởng làng và phó trưởng làng do công sứ phê duyệt và được hưởng phụ cấp.
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Buôn Ma Thuột đã không ngừng phát
triển, lớn mạnh về mọi mặt, từng bước trở thành một đô thị trung tâm của tỉnh Đắk
Lắk và có vai trò quan trọng về nhiều mặt đối với cả nước nói chung và khu vực
Tây Nguyên nói riêng.
Ngày 21/01/1995, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra
Quyết định số 08-CP thành lập thành phố Buôn Ma Thuột, đây là một dấu ấn quan
trọng về sự trưởng thành và phát triển của Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk
Lắk nói chung. Từ một đô thị loại IV năm 1975, Buôn Ma Thuột đã phát triển
thành đô thị loại III năm 1995, được công nhận đô thị loại II năm 2005. Đầu năm
2010, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Đó
là thành quả của sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, quân và dân thành phố
12
Buôn Ma Thuột trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời là sự ghi
nhận, phần thưởng xứng đáng của Đảng, Nhà nước về những đóng góp không nhỏ

của đồng bào các dân tộc Buôn Ma Thuột nói riêng, Đắk Lắk nói chung trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
III- MỘT SỐ THÀNH TỰU VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI SAU 35 NĂM
THỐNG NHẤT TỔ QUỐC
1- Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk:
Sau 35 năm giải phóng, đặc biệt là qua gần 25 năm thực hiện đường lối đổi
mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ, quân và dân
các dân tộc trong tỉnh đã phát huy tinh thần Chiến thắng 10-3, truyền thống đoàn
kết, lao động cần cù, sáng tạo, đã giành được nhiều thành tựu to lớn và rất quan
trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tạo ra thế và lực mới cho Đắk Lắk trên chặng
đường phát triển tiếp theo.
Nền kinh tế liên tục tăng trưởng và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, hơn
mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Giai đoạn 2006 - 2008, tốc độ tăng trưởng
GDP trung bình đạt 12,68%; trong đó nông – lâm - ngư nghiệp tăng 6,32%; công
nghiệp - xây dựng tăng 19,99%, dịch vụ tăng 24,95%, xuất khẩu đạt 1,637 tỷ USD
(lũy kế đến năm 2009 đạt 2,237 tỷ USD), nhập khẩu đạt 72,5 triệu USD (lũy kế đến
năm 2009 đạt 96,5 triệu USD). Chỉ riêng năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh tăng 11% so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 13,9 triệu. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện: điện thoại đạt
tỷ lệ 121 máy/100 dân, internet đạt tỷ lệ 21 thuê bao/100 dân; 89% số hộ dân nông
thôn được sử dụng điện; 83,9% đường đến trung tâm xã đã được nhựa hóa; thủy lợi
đảm bảo tưới cho 55% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới.
Nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng thị trường; sản lượng cà
phê bình quân hàng năm đạt khoảng 400 ngàn tấn, dẫn đầu cả nước. Sản lượng
lương thực năm 2009 đạt 989.000 tấn. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 48,9%. Cơ cấu
ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỷ
trọng của ngành nông nghiệp giảm và tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng
dần. Nông – lâm - nghiệp giảm từ 59,5% (2006) xuống còn 53% (2009); công

nghiệp – xây dựng tăng từ 15,3% (2006) lên 17% (2009); thương mại – dịch vụ
tăng từ 25,2% (2006) lên 30% (2009). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,3% (2006) xuống
còn 12,5% (2009). Tổng thu ngân sách trên địa bàn hàng năm luôn vượt kế hoạch,
năm 2006 là 1.034 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.572 tỷ đồng, năm 2008 đạt 1.844 tỷ
đồng, năm 2009 ước đạt 2.219 tỷ đồng.
13
Công nghiệp – xây dựng không ngừng phát triển, năm 2009 tăng 16% so với
năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt 3.200 tỷ đồng.
Các cụm, khu công nghiệp đang được khai thác, đầu tư và đi vào hoạt động. Đến
nay, có 330 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng.
Có 29 dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA), trong đó UBND tỉnh là cơ quan
chủ quản của 16 dự án, với tổng vốn 1.320 tỷ đồng.
Hoạt động văn hoá thông tin được đẩy mạnh, bản sắc văn hoá truyền thống
dân tộc được giữ gìn và phát huy; toàn tỉnh có có trên 70% xã có nhà văn hoá và
hầu hết các buôn đồng bào dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai sâu rộng
ở các địa phương, đơn vị; tỷ lệ số hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 72%. 100% số hộ
được phủ sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và 99% số hộ được phủ sóng truyền hình;
thông tin liên lạc được thông suốt, bảo đảm; 150/184 xã có báo Nhân dân đọc trong
ngày. Phong trào thể dục thể thao và rèn luyện thân thể ngày càng phát triển.
Ngành giáo dục phát triển khá cả về quy mô và chất lượng. Đến nay, toàn
tỉnh có 876 trường học các cấp, với 492.441 học sinh. Chất lượng giáo dục được
nâng lên về mọi mặt, số lượng học sinh đoạt giải ở các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
chiếm tỷ lệ cao. Đến nay có 100% huyện, thị xã, thành phố; 96% xã, phường, thị
trấn đạt chuẩn phổ cập THCS; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 16%. Huy
động được nhiều nguồn vốn để xây mới phòng học, trang thiết bị phòng học đạt
chuẩn quy định.
Công tác y tế, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được chú trọng và đầu tư nâng cấp.
Mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng đến thôn, buôn. Đến nay, có 73,4% xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế; 75% số trạm y tế xã có đủ nhân lực và cơ sở hạ tầng đạt

chuẩn quốc gia. Bình quân hàng năm cấp khoảng 700 ngàn thẻ khám chữa bệnh
miễn phí cho các đối tượng theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, góp phần thực hiện tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất
là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện các chính sách xã hội, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án
với nhiều nguồn vốn nhằm phát triển kết cấu hạ tầng như: điện, đường, trường,
trạm, trung tâm cụm xã, nước sạch, các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm… đã
góp phần nâng cao trình độ sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc
trong tỉnh. Chương trình 134 của Chính phủ về hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở
và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã hoàn thành 100% kế
hoạch về xây (hoặc sửa chữa) nhà ở, cấp đất ở, nước sinh hoạt; riêng đất sản xuất
đạt 98% kế hoạch. Chương trình định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo cho đồng
bào dân tộc được triển khai đồng bộ, rộng khắp và đã đạt được những kết quả đáng
14
khích lệ: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,5% ; hàng năm đã tạo việc làm mới cho hàng
chục ngàn lao động, nhất là lao động trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; quốc
phòng, an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn.
Năng lực lãnh đạo và quản lý, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp ngày
càng được nâng lên. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và
các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, hướng mạnh hơn về cơ
sở. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nhiều chuyển biến tốt. Năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên ngày càng nâng lên. Niềm
tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp Đổi mới ngày càng được củng
cố. Những kết quả đạt được là tiền đề vững chắc để thực hiện thành công các nhiệm
vụ những năm tiếp theo.
2- Thành tựu kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột:
Với vị trí là trung tâm của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh
tế - xã hội, thành phố Buôn Ma Thuột đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt
nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong những

năm qua, kinh tế thành phố luôn tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng công nghiệp - dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt
cao: thời kỳ 2001 - 2005 đạt 11,38%; 2006 - 2008 đạt 16,73%; năm 2009 đạt
20,09%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2009 công nghiệp -
xây dựng 41,89%; thương mại - dịch vụ 46,83%; nông, lâm nghiệp 11,28%. GDP
bình quân đầu người hàng năm tăng cao, năm 2009 đạt 24, 7 triệu đồng.
Thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/năm; năm 2009, tổng thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn 717.290 triệu đồng.
Sản xuất công nghiệp, giai đoạn 2001-2008 đạt mức tăng trưởng bình quân
18,49% năm. Một số khu, cụm công nghiệp được hình thành như khu công nghiệp
Hòa Phú, cụm công nghiệp Tân An v.v Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề truyền thống nhất là dệt thổ cẩm được chú trọng phục hồi và phát triển.
Hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu
cầu của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng bình quân 23%/năm,
mạng lưới chợ được bố trí đều khắp trên địa bàn, chợ trung tâm và một số chợ
phường, xã được đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp. Nhiều siêu thị và trung
tâm thương mại được hình thành. Các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông phát triển nhanh.
Sản xuất nông lâm nghiệp, giai đoạn 2001-2008 đạt mức tăng trưởng bình
quân 0,33%/năm. Năm 2009, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 40.456 tấn (tăng
10,2% KH).
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, bình quân giai đoạn 2001-2008 tăng
15
29,05%/năm. Năm 2009, tổng giá trị thực hiện xây dựng đầu tư ước đạt 3.067 tỷ
đồng, tăng 30,8% so với năm 2008.
Giáo dục - đào tạo đạt được nhiều kết quả ở các cấp học. Duy trì và giữ vững
kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi, tỷ lệ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn khá cao (từ trung học cơ sở trở xuống đạt
97,2%, trung học phổ thông đạt 100%). Hiện nay toàn thành phố có 34 trường mầm

non, 54 trường tiểu học, 26 trường THCS, 11 trường THPT với tổng số học sinh
88.570; có 25 trường đạt chuẩn quốc gia.
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, nhất là THPT và mầm non,
100% phường, xã có trung tâm học tập cộng đồng.
Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng
lên rõ rệt. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, y tế dự phòng
có hiệu quả. Đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhiều
năm liền không xảy ra dịch bệnh.
Trên địa bàn thành phố có 06 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 1.200
giường, 100% trạm y tế có bác sỹ, 85% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Văn hoá - thông tin và thể thao tiếp tục phát triển, phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được giữ vững và phát huy. Năm 2009 có
74% gia đình, 39% tổ dân phố, thôn, buôn và 93,5% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn
hóa. Đến nay 100% thôn, buôn, tổ dân phố đã xây dựng hương ước. Việc bảo tồn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng, tổ chức các hội thi văn hóa, thể
thao các dân tộc, bước đầu khôi phục các lễ hội truyền thống Hoạt động truyền
thanh, truyền hình có nhiều tiến bộ, chất lượng tin bài được nâng lên. Đài phát
thanh phường, xã phát huy tác dụng khá tốt, 100% phường, xã đều có đài phát sóng
FM.
Chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số được đầu tư. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
theo Quyết định 132, 134, 139, 168 cơ bản hoàn thành; đã xây dựng và triển khai
đề án ổn định và phát triển kinh tế - xã hội các buôn đồng bào dân tộc tại chỗ,
chương trình giảm nghèo toàn thành phố. Thành phố không còn thôn, buôn đặc biệt
khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,3% (năm 2006: 18,04%). Giải quyết
việc làm được thực hiện khá tốt, hàng năm tạo thêm việc làm cho gần 7.000 lao
động.
Về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, Đảng bộ, chính quyền thành
phố tập trung lãnh đạo, điều hành, phát huy sức mạnh tổng hợp, triển khai đồng bộ
các biện pháp giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các cấp uỷ đảng,

mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, đội công tác, lực lượng vũ trang tăng cường bám cơ
sở, phát động quần chúng, nâng cao nhận thức chính trị, làm cho đồng bào nhận rõ
âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, ổn định tư tưởng, đẩy mạnh
sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Bảo đảm giữ vững ổn định an ninh chính
16
trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tập trung xây dựng thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Chăm lo
xây dựng lực lượng vũ trang bảo đảm số lượng, chất lượng, có bản lĩnh chính trị
vững vàng và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng toàn dân được triển khai
tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và
nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện tốt các chế
độ chính sách hậu phương quân đội.
Các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm được triển khai có hiệu quả;
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông được
đẩy mạnh góp phần kiềm chế sự gia tăng tội phạm và đẩy lùi các tệ nạn xã hội;
công tác cải cách tư pháp có nhiều tiến bộ, chất lượng ngày càng được nâng cao.
Giải quyết kịp thời các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, các vấn đề bức xúc
trong nhân dân, không để xảy ra “điểm nóng”; bảo đảm giữ vững ổn định an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Đảng bộ thành phố đã thường xuyên quan tâm, chăm lo công tác xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị của thành phố nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động.
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và các Nghị quyết của Trung ương, Đảng
bộ thành phố luôn quán triệt và xác định công tác xây dựng đảng là nhiệm vụ then
chốt. Đã coi trọng công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ vững
mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; gắn chặt công tác lãnh đạo với công tác
kiểm tra, giám sát. Đến nay, toàn thành phố có 64 cơ sở đảng trực thuộc, với 6.500
đảng viên; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt trên
76% và trên 75% tổ chức cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ được triển khai đảm bảo
quy trình, chất lượng, tiêu chuẩn và tỷ lệ, cơ cấu phù hợp. Nhìn chung đội ngũ cán
bộ của thành phố phát huy tốt vai trò, trách nhiệm; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
lý luận chính trị và hiệu quả công tác được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu xây
dựng và phát triển thành phố.
Hoạt động của khối dân vận, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã làm tốt công
tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phát triển sản xuất, xoá đói, giảm
nghèo, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn.
Sau 35 năm giải phóng, vững bước đi lên dưới ánh sáng của công cuộc đổi
mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, quân và dân các dân tộc Buôn Ma Thuột -
Đắk Lắk đồng tâm, hiệp lực, trên dưới một lòng đã đạt được những thành tích đáng
tự hào. Hiện nay nhân dân các dân tộc Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk cùng nhân dân cả
nước đang thực hiện sự nghiệp công nghiêp hoá - hiện đại hoá đất nước, thì một
nguồn lực mạnh mẽ không thể thiếu trên bước đường đi tới tương lai, đó là tinh
17
thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, đức tính dũng cảm, kiên cường qua 105
năm tích lũy.
IV- PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT,
TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG ANH HÙNG, PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG
BUÔN MA THUỘT – ĐẮK LẮK GIÀU ĐẸP, HIỆN ĐẠI, VĂN MINH
Kỷ niệm 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột; 105 năm Buôn Ma Thuột hình
thành và phát triển trong bối cảnh đất nước ta, tỉnh ta đang đứng trước những cơ
hội lớn và thách thức không nhỏ trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Chúng ta phải nắm lấy thời cơ, đẩy lùi những thách thức, khó khăn, phấn đấu thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Buôn
Ma Thuột lần thứ XII đã đề ra. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và ổn
định trên cơ sở phát huy nội lực, khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng to lớn của địa
phương kết hợp với việc tranh thủ tối đa từ nguồn lực bên ngoài, tăng cường hợp

tác đầu tư, từng bước mở rộng thị trường nước ngoài, tiếp tục phát triển mạnh nông
sản xuất khẩu đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ, trong đó trọng tâm là
công nghiệp chế biến nông -lâm sản. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với môi trường, thực
hiện tốt các vấn đề xã hội. Đặc biệt, Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang nỗ lực phấn
đấu thực hiện Quyết định 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ Tướng Chính
phủ và Kết luận số 60-KL/TW, ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và
phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai
đoạn 2010 – 2020).
Với phương hướng và mục tiêu trên, năm 2010 Đắk Lắk phấn đấu tăng trưởng
kinh tế 12%, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng 5 - 6%; công nghiệp - xây dựng tăng
28 - 30%; thương mại - dịch vụ tăng 20 - 21%. Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - ngư
nghiệp 49%; công nghiệp - xây dựng 19%; dịch vụ 32%. Thu cân đối ngân sách
Nhà nước trên địa bàn 2.500 tỷ đồng.
Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Thuỷ lợi bảo đảm tưới chủ động cho
trên 70% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới; cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông
hoá toàn bộ các tuyến đường tỉnh, đường đến trung tâm xã, 50% hệ thống đường
huyện, 25% đường xã và liên xã; 95% trở lên thôn, buôn có điện, trong đó 90- 95%
số hộ được dùng điện.
Về văn hóa - xã hội, phấn đấu từ 80 - 85% thôn, buôn có trường hoặc lớp mẫu
giáo; 22% trở lên trường đạt chuẩn quốc gia và giữ vững chuẩn về phổ cập giáo
dục trung học cơ sở; 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 80% số trạm y tế xã có
đủ nhân lực và cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%.
Tạo việc làm mới cho khoảng 36.200 lao động; tỷ lệ lao động được đào tạo 37% trở
lên, trong đó qua đào tạo nghề 29%.
Giữ vững ổn định về chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Xây dựng tổ
18
chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh từ 75 - 80% (trong đó xã, phường, thị
trấn đạt từ 65 - 70%); phấn đấu 100% thôn, buôn, tổ dân phố có đảng viên là người
tại chỗ và trên 90% thôn, buôn, tổ dân phố có chi bộ đảng;

Đối với thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2010 phấn đấu tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt 17%, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 22,7%; dịch vụ tăng 15,5%;
nông – lâm nghiệp tăng 2,1%. Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố
theo hướng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Thương mại, dịch vụ - Nông
nghiệp. Mục tiêu đưa thành phố Buôn Ma Thuột cơ bản trở thành thành phố công
nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người 28
triệu đồng trở lên. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 870.400 triệu đồng.
Về văn hóa – xã hội, huy động 100% học sinh trong độ tuổi đến trường; phấn
đấu 78% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 50% tổ dân phố, thôn,
buôn đạt danh hiệu đơn vị văn hóa, 95% cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa.
Tạo việc làm mới cho 8.500 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5% trở lên.
Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, bảo đảm quốc phòng – an ninh, không
để xảy ra biểu tình, vượt biên. Xây dựng Đảng bộ thành phố đạt trong sạch vững
mạnh; các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc đạt trong sạch vững mạnh từ 80% trở lên.
Những mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên là hết sức nặng nề, đòi hỏi Đảng bộ, chính
quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân các dân tộc thành phố Buôn Ma Thuột
nói riêng, Đắk Lắk nói chung phải có quyết tâm cao, phát huy những kết quả đạt
được, tận dung tiềm năng, lợi thế; khắc phục, sửa chữa những hạn chế, yếu kém;
năng động, sáng tạo để tìm những giải pháp đồng bộ đẩy mạnh phát triển kinh tế -
xã hội, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 và thực hiện thắng lợi các
mục tiêu nhiệm kỳ 2005 – 2010.
* *
*
Trải qua 105 năm lịch sử hình thành và phát triển, mảnh đất Cao nguyên Buôn
Ma Thuột - Đắk Lắk bao la, hùng vĩ đã qua những bước thăng trầm và đều mang
đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của quê hương đất nước. Trên chặng đường đã qua,
đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã chung lưng đấu cật chinh phục thiên nhiên, cần
cù, chịu khó trong lao động sản xuất, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh bảo vệ
Tổ quốc, đã viết những bản anh hùng ca bất diệt.
Càng tự hào bao nhiêu về chặng đường lịch sử vẻ vang, những truyền thống

tốt đẹp, giàu tính nhân văn và lòng quả cảm được hun đúc nên trong suốt cuộc
trường chinh 105 năm, chúng ta càng thấy trách nhiệm nặng nề của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với quê hương đất nước trong chặng
19
đường tiếp theo. Trước mắt, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV,
tiến tới Đại hội XI của Đảng đảm bảo yêu cầu, nội dung.
Kỷ niệm 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk; 105
năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển. Đây là sự kiện chính trị quan trọng
trong đời sống của nhân dân Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk; là dịp khơi dậy, giáo dục
truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết gắn bó keo
sơn giữa đồng bào các dân tộc trong tỉnh suốt thế kỷ qua khai phá, xây dựng và bảo
vệ quê hương đất nước và tiếp tục góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Để thiết thực chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại này, đồng thời chào
mừng các ngày lễ lớn của đất nước, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh
hãy dấy lên một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp ở các cấp, các ngành, các đơn
vị cơ sở, nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, vững vàng trước mọi thử
thách, nỗ lực vươn lên thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2010, tạo thế
và lực để tiếp tục tiến lên trong những năm tiếp theo, quyết tâm xây dựng Đắk Lắk,
thành phố Buôn Ma Thuột giàu đẹp, hiện đại, văn minh.
Với truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết sắt son của cộng đồng các dân
tộc trong tỉnh, đồng thời được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính
phủ, sự quan tâm phối hợp và giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ngành, các tỉnh,
thành phố trong cả nước, Đảng bộ, quân và dân Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk quyết
tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình, cùng với cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY ĐẮK LẮK
20

×