Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 34 trang )


1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG VÀ TRÁI ĐẤT
-----------------------



ĐỀ TÀI
Đánh giá tiềm năng và đề xuất các
giải pháp sản xuất sạch hơn tại cơ sở
sản xuất bún Minh Linh



Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Đông
Học phần: Sản Xuất Sạch Hơn
Lớp học phần: L03
SV thực hiện: Phùng Thị Diên
Đỗ Phƣơng Thảo
Lục Quốc Đại
Đinh Công Thi
Phùng Thị Thu Trang



Thái nguyên, tháng 11 năm 2012


2



MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 4
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 4
1.2. MỤC ĐÍCH .................................................................................................. 4
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 5
1.5. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT ........................................................ 5
1.5.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở ......................................... 5
1.5.2. Cơ cấu tổ chức và nhân công ................................................................. 6
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT ...................................................... 7
2.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÚN ................................................................. 7
2.2. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM .............................................................. 9
2.2.1. Năng suất sản xuất ................................................................................. 9
2.2.2. Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu ................................................................. 9
2.2.3. Tổng hợp bảng giá cho nguyên liệu dòng vào ...................................... 9
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ .................................................................................... 10
3.1. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CÁC DÒNG THẢI ................... 10
2.4. CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO SẢN XUẤT BÚN .................................. 11
3.2. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ DÒNG THẢI .......................................................... 12
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ............ 13
4.1. NGUYÊN NHÂN GÂY HAO PHÍ NGUYÊN NHIÊN LIỆU .................. 13
4.1.1. Nguyên nhân kỹ thuật .......................................................................... 13
4.1.2. Nguyên nhân quản lý ........................................................................... 13
4.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA .......................................................................... 13
CHƢƠNG 5: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH ....................................... 14
5.1. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA .......................................................................... 15
5.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT BÚN 16

5.3. PHÂN TÍCH KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NƢỚC .............. 18
5.3.1. Mô tả giải pháp .................................................................................... 18
5.3.2. Phân tích khả thi về kỹ thuật của giải pháp ......................................... 18
5.3.3. Tính khả thi về kinh tế của giải pháp .................................................. 19
5.3.4. Tính khả thi về môi trƣờng của giải pháp ........................................... 20
5.4. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI SẢN XUẤT ......... 20
5.4.1. Lƣợng nƣớc thải của cơ sở sản xuất .................................................... 20
5.4.2. Định hƣớng xử lý nƣớc thải................................................................. 20
5.4.3. Xử lý nƣớc thải theo mô hình hộ gia đình ........................................... 21
5.4.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễn trong chăn nuôi ................ 22

3

Chƣơng 6. THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN .......................................... 23
6.1. THÀNH LẬP ĐỘI SẢN XUẤT SẠCH .................................................... 24
6.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ........................................... 24
6.3. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT, QUAN TRẮC .................................................. 25
CHƢƠNG 7. DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ............................................ 26
7.1. TIẾP TỤC GIÁM SÁT .............................................................................. 26
7.2. BÁO CÁO CÁC KẾT QUẢ SXSH ........................................................... 27
7.3. CHUẨN BỊ CHO MỘT ĐÁNH GIÁ MỚI VỀ SXSH .............................. 27
CHƢƠNG 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 28
8.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 28
8.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 30
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 32





4

CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nƣớc ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nhƣng vẫn còn tồn tại rất
nhiều cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ theo quy mô hộ gia đình các sản phẩm
nhƣ: bánh kẹo, bún, miến,… Các cơ sở này thƣờng nằm lẫn trong khu dân cƣ nên
đang trở thành vấn đề môi trƣờng đáng lo ngại. Nghề làm bún là một nghề đã có
từ rất lâu ở nƣớc ta, việc sản xuất bún chủ yếu dƣới hình thức cá nhân nhỏ lẻ theo
quy mô hộ gia đình, chƣa có đƣợc sự đầu tƣ phát triển lên theo quy mô công
nghiệp lớn. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nghề làm bún ngày càng
đƣợc các cơ sở cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất và chất lƣợng vệ sinh an
toàn thực phẩm, tạo sự yên tâm cho ngƣời tiêu dùng.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất việc phát sinh chất thải là điều khó tránh
khỏi, tuy nhiên mức độ phát thải ít hay nhiều, chi phí xử lí cao hay thấp tùy thuộc
rất nhiều vào phƣơng thức sản xuất, công nghệ, thiết bị, nguyên liệu. . . Để giảm
lƣợng đƣợc lƣợng phát thải cũng nhƣ tăng hiệu quả sản xuất của cơ sở thì áp dụng
giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) cho các giai đoạn sản xuất của nhà xƣởng có
ý nghĩa rất quan trọng về mặt môi trƣờng lẫn giá trị kinh tế. Hầu hết các doanh
nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn đều giảm đƣợc 20 - 30% lƣợng phát thải và
mang lại giá trị tiết kiệm kinh tế cao. Nhận thấy đƣợc những giá trị thiết thực mà
sản xuất sạch hơn mang lại nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề tài tài “Đánh
giá tiềm năng và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất bún Minh
Linh”.
Vì thời gian và điều kiện thực hiện đề tài có nhiều hạn chế nên bài báo cáo của
nhóm em chỉ gói gọn trong phạm vi nghiên cứu nhỏ và không tránh khỏi nhiều sai
sót. Nhóm rất mong nhận đƣợc sự thông cảm cũng nhƣ những đóng góp ý kiến
của quý thầy cô.
1.2. MỤC ĐÍCH

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng
- Mang lại lợi nhuận cho hộ gia đình

5

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng kinh tế, xã hội môi trƣờng khu vực nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, xử lý chất thải trong sản xuất
và chăn nuôi:
 Quy trình sản xuất sạch hơn
 Các phƣơng án xử lý nƣớc thải phù hợp
 Nâng cao nhận thức vể môi trƣờng và tăng cƣờng kiến thức vệ sinh an toàn
thực phẩm cho ngƣời dân
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế
- Thu thập thông tin về cơ sở nghiên cứu
- Phỏng vấn trực tiếp ông chủ và công nhân của cơ sở
- Quan sát và ghi nhận
- Phƣơng pháp đánh giá và dự báo
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu
1.5. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
1.5.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở
- Tên cơ sở: Cơ sở sản xuất bún Minh Linh
- Địa chỉ: Tổ 30 - Phƣờng Cam Giá - Thành Phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái
Nguyên
Cơ sở sản xuất bún gạo Minh Linh đƣợc thành lập từ năm 2007. Sau nhiều lần
thay đổi máy móc, thiết bị hiện đại hơn, nhằm phục vụ nhu cầu của thị trƣờng.
Hiện nay, cơ sở đang trên đà phát triển mở rộng thị trƣờng cung cấp bún cho nhiều
nơi với các đơn hàng ổn định, lâu dài đảm bảo sự hoạt động của xƣởng bún và đời

sống của các công nhân trong xƣởng.
 Thị trƣờng chính:
+ Cung cấp bún hàng ngày cho các nhà máy trong khu công nghiệp Gang Thép
Thái Nguyên nhƣ: nhà máy luyện gang, nhà máy cốc hóa.

6

+ Cung cấp bún cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại chợ Dốc Hanh, Chợ Khu
Tây và một số cửa hàng dọc tuyến đƣờng Gang Thép – Thành Phố Thái Nguyên.
+ Cung cấp bún cho các cửa hàng ăn sáng, ăn đêm trên địa bàn Gang Thép.
+ Khách hàng lẻ bán tại nhà
Sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ với quy mô diện tích khu vực nhà xƣởng
rộng khoảng 300m
2
và khu vực nhà ở tách rời rộng 200m
2
.
 Khu vực nhà xƣởng đƣợc bố trí bao gồm:
+ Nhà kho chứa nguyên liệu gạo, cám…
+ Khu vực sân chính gần hệ thống cấp nƣớc để các thùng ngâm gạo cỡ lớn
+ Khu vực đặt máy làm bún và đóng gói sản phẩm
+ Khu vực để các thiệt bị máy móc phụ và các thùng ngâm
+ Giá để dụng cụ nhƣ: rổ, rá, khay, chậu, cân…
+ Khu vực bếp đun và để than đá
+ Khu vực chăn nuôi lợn, gà
 Sản lƣợng bún sản xuất đƣợc của cơ sở là: 400 kg/ngày
 Thu nhập bình quân 1 tháng: 105 triệu đồng/tháng
1.5.2. Cơ cấu tổ chức và nhân công
Do quy mô sản xuất vừa nên lƣợng nhân công không nhiều, lƣợng nhân công
chính là 5 ngƣời bao gồm:

- Chủ cơ sở: bà Lê Thị Hằng (42tuổi)
- Nhân sự : Ông Nguyễn Văn Tác - Giao hàng
Ông Nguyễn Văn Hai - Vận hành máy
Ông Ma Đức Cƣờng - Chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất
Ông Vũ Xuân Bé - Chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất
Bà Lê Thị My - Rửa bún và đóng gói sản phẩm







7

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT

2.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÚN

























 Thuyết minh quy trình sản xuất:
- Vo gạo: Nguyên liệu dùng để sản xuất bún là gạo tẻ. Cần lựa chọn gạo tẻ loại tốt
đảm bảo các yêu cầu sau: Gạo tẻ ngon, không bị mốc, không có sâu, mọt, tỷ lệ tạp
Gạo
Ủ bột
Ngâm
Xay gạo
Vo gạo
Xóc gạo
Hồ hóa
Ép bột
Phối trộn
Ép bún + luộc
Rửa bún
Bún tƣơi
Đóng gói

8


chất dƣới 0,1%. Trƣớc khi đƣa vào sản xuất, gạo cần phải đƣợc sàng sẩy để loại
bớt một phần tạp chất nhẹ và cát sỏi, sau đó đem vo, đãi kỹ bằng nƣớc sạch.
- Ngâm gạo: Gạo sau khi làm sạch đƣợc ngâm trong nƣớc sạch khoảng 8-12 giờ.
Sau giai đoạn này, gạo sẽ đƣợc làm mềm nhờ hút đƣợc một lƣợng nƣớc nhất định
để khi xay bột sẽ mịn và dẻo hơn.
- Xóc (rửa) gạo: Gạo sau khi ngâm xúc ra rá tre, xối nƣớc để xóc và rửa 3 lần. Gạo
đƣợc rửa cho đến khi gạo sạch, hết nhớt.
- Xay gạo: Gạo sau khi rửa sạch sẽ đƣợc cho vào máy xay để xay thành bột. Máy
xay có công suất 25kg/mẻ, nƣớc đƣợc cho thêm vào máy xay khoảng 10 lít/mẻ.
Lƣợng nƣớc bổ sung vừa đủ vì bột càng đặc càng thuận lợi cho quá trình ủ.
- Ủ bột: Bột nhão sau khi xay đƣợc đổ vào những thùng chứa 45 lít. Sau một đêm
bột lắng xuống, phần nƣớc phía trên chiếm ½ thùng đƣợc tách và thay nƣớc mới
vào để tránh cho bột bị chua khi ủ lâu ngày. Thời gian ủ bột thƣờng là 3 đêm
nhằm tăng độ mịn, nở, dai của sợi bún. Nƣớc đƣợc thay 2 lần.
- Ép trái bột: Bột sau khi ủ đƣợc đóng vào các bao vải, mỗi bao tƣơng đƣơng 45
kg bột, đƣợc gọi là trái bột. Trái bột đƣợc ép thủ công cho đến khi ráo hết nƣớc.
- Hồ hóa: Cho một nửa khối bột đã đƣợc làm ráo vào trong nồi nƣớc đang sôi
(lƣợng nƣớc sôi sử dụng bằng với lƣợng bột cho vào). Trong quá trình nấu, cần
khuấy đều và liên tục dịch bột đảm bảo cho khối bột đƣợc nấu kỹ. Quá trình nấu
kết thúc khi dịch bột đƣợc hồ hoá hoàn toàn.
- Phối trộn: Dịch bột sau khi hồ hoá đƣợc làm nguội, sau đó đƣợc trộn với một
nửa lƣợng bột còn lại. Quá trình phối trộn có thể đƣợc thực hiện bằng máy khuấy.
- Ép bún và luộc (máy làm bún): Bột sau khi phối trộn đƣợc đƣa vào máy ép tự
động rồi dẫn tới khuôn ép gồm các khe nhỏ. Sau khi đi qua máy ép sẽ tạo ra các
sợi bún và đƣợc làm chín bằng nƣớc nóng và hơi nƣớc nóng. Nƣớc trong nồi nóng
(70-80
o
C) thƣờng đƣợc bổ sung liên tục.
- Rửa bún: Bún sau khi ép đƣợc đƣa đến máng chuyền tự động và rơi xuống chậu

nƣớc lạnh. Quá trình làm nguội phải nhanh nhằm ngăn chặn hiện tƣợng hồ hoá
tiếp tục của sợi bún, gây ra hiện tƣợng thoái hoá mặt ngoài sợi tinh bột tránh làm
sợi bún bị mềm và dễ gãy.

9

- Bún tƣơi: Sau khi làm nguội và làm ráo, ta thu đƣợc bún thành phẩm. Thông
thƣờng 1kg gạo làm ra đƣợc 3kg bún. Nƣớc ngâm rửa bún đƣợc cho vào thùng
chứa, đề cho lắng, phần nƣớc trong thải bỏ phần cặn lắng xuống dƣới đƣợc trộn
làm thức ăn cho heo.
- Đóng gói: Sau khi bún ráo nƣớc sẽ đƣợc đóng vào túi bóng 5 – 10 kg và đƣợc
bán ra thị trƣờng.
2.2. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
2.2.1. Năng suất sản xuất
Tùy theo khả năng kinh tế, nhân công, tiêu thụ hàng ngày mà mỗi cơ sở sản
xuất có năng suất khác nhau. Trong đề tài tổng hợp các số liệu điều tra bình quân
cơ sở có mức sản xuất khoảng 400kg bún/ngày.
2.2.2. Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu
Bảng 1: Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất 400kg bún thành phẩm
STT Tên nguyên liệu Đơn vị Tiêu thụ/ngày Tiêu thụ/1kg bún
1 Gạo Kg 150 0,375
2 Muối Kg 8 0,020
3 Nƣớc Lít 6000 15
4 Điện Kw 20 0,05
5 Bao, dây nilon Kg 1 0,0025
6 Dầu DO Lít 5 0,0125
7 Than Kg 4 0,01
2.2.3. Tổng hợp bảng giá cho nguyên liệu dòng vào
Bảng 2: Bảng giá nguyên liệu dòng vào
STT

Nguyên liệu
vào
Đơn giá
Thiêu
thụ/ngày
Tiêu
thụ/1kg
bún
Chi phí
(đồng/kg
bún)
1 Gạo 10.000/kg 150 kg 0,375 3.750đ
2 Muối 3.000đ/kg 8 kg 0,020 60
3 Nƣớc 0 6000 lít 15 lít 0
4 Điện 1.300đ/kw 20 kw 0,05 65
5 Bao,dây nilon 20.00đ/kg 1kg 0,0025 50đ
6 Dầu DO 20.000đ/lít 5 lít 0,0125 lít 250đ
7 Than 3000đ 4kg 0,01 30đ
Tổng cộng 4.205đ
Ghi chú: nƣớc sử dụng cho sản xuất bún là nƣớc giếng nên chi phí này
đƣợc tính vào chi phí điện.

10

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ

3.1. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CÁC DÒNG THẢI

DÒNG VÀO CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT DÒNG RA





Nƣớc (450 lít) Nƣớc vo gạo


Nƣớc (150 lít) Nƣớc ngâm gạo

Nƣớc (100 lít) Nƣớc gạo, gạo rơi vãi


Nƣớc (60 lít) Nƣớc thải chứa bột
Dầu DO (3 lít) Khí thải từ đốt dầu DO

Nƣớc (150 lít) Mùi chua, vi sinh vật
Muối (8kg)

Nƣớc thải chứa tinh bột


Nƣớc (110 lít) Khí thải đốt từ than
Than (4 kg)

Nƣớc (20 lít) Khí thải từ đốt dầu DO
Dầu DO (2 lít)

Nƣớc (80 lít) Nƣớc thải, tiếng ồn
Điện (20kw)
Nƣớc rửa bún
Nƣớc (2.500 lít) Bún rơi vãi



Bao nylon (1kg)


Nƣớc (2.000 lít) Nƣớc thải

Gạo (150kg)



Ủ bột (3 đêm)
Ngâm
Xay gạo
Vo gạo
Xóc gạo
Ép bột
Phối trộn
Ép bún + luộc
Rửa bún
Bún tƣơi (400kg)
Vệ sinh máy, thiết bị
Hồ hóa

11

 Xác định nguồn thải
Bảng 3: Xác định nguồn thải
Công đoạn Nguyên liệu vào Nguyên liệu ra Chất thải
Vo gạo Gạo, nƣớc Gạo đã vo sạch

Nƣớc vo gạo và gạo
rơi vãi
Ngâm gạo Gạo đã vo sạch Gạo đã ngâm
Nƣớc ngâm gạo
nƣớc gạo rơi vãi
Xóc (rửa) gạo Gạo đã ngâm
Gạo đã ngâm rửa
và sạch
Nƣớc gạo và gạo
rơi vãi
Xay gạo
Gạo đã đƣợc vo và
rửa sạch
Bột gạo
Ủ bột Bột gạo Bột đã ủ Nƣớc ủ bột
Ép trái bột Bột đã ủ
Bột đƣợc ép khô
nƣớc.
Nƣớc ép bột
Hồ hóa ½ bột đã ép Bột đã đƣợc hồ hóa
Phối trộn
½ bột đã ép+bột hồ
hóa
Bột dẻo
Ép bún
Bột đã đƣợc phối
trộn
Sợi bún Nƣớc rửa bún

3.2. CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO SẢN XUẤT BÚN

Bảng 4. Cân bằng vật chất tại xưởng
Công
đoạn
Vật liệu đầu vào Vật liệu đầu ra Dòng thải
Tên Số lƣợng Tên
Số
lƣợng
Lỏng
Rắn và
khí thải
Vo gạo - Gạo
- Nƣớc
- 150 kg
- 450 lít
Gạo
sạch
179,5 kg Nƣớc vo
gạo 420 lít
Gạo rơi
vãi 0,5
kg
Ngâm
gạo
- Gạo ƣớt
- Nƣớc
- 179,5 kg
- 150 lít
Gạo ƣớt 220 kg Nƣớc
ngâm gạo
109 lít

Gạo còn
sót lại
và rơi
vãi 0,5
kg
Rửa/xóc
gạo
- Gạo sau
khi ngâm
- Nƣớc
- 220 kg
- 100 lít
Gạo
sạch
219,5 kg Nƣớc rửa
gạo 100 lít
Gạo rơi
vãi 0,5
kg
Xay gạo - Gạo sạch
- Nƣớc
sạch
- 219,5 kg
- 60 lít
Bột gạo
ƣớt
279,5 kg Nƣớc bột
rơi vãi

Ủ bột - Bột gạo

ƣớt
- Muối
- 279,5 kg
- 8 kg
- 150 lít
Bột sau
khi ủ

240 kg Nƣớc chắt
ra 197,5 lít


12

- Nƣớc
Ép trái
bột
- Bột sau

- Bao vải
- 240 kg
- 4 cái
Trái bột 220 kg Nƣớc rỉ ra
20 lít

Hồ hóa - Trái bột
sống
- Nƣớc
- 2 trái
(110kg)

- 110 lít
Bột chín 220 kg
Phối
trộn
- Bột hồ
hóa
- 2 trái bột
sống
- Nƣớc
- 220 kg
- 110 kg
- 20 lít
Bột lỏng 349 kg Bột
dính
vào máy
đánh
bột 1 kg
Ép bún
+ luộc
- Bột lỏng
- Nƣớc
luộc
- 349 kg
- 80 lít
Bún
tƣơi
400,5 kg Nƣớc luộc
bún 28,5 lít

Rửa

bún
- Bún tƣơi
- Nƣớc
sạch
- 400,5 kg
- 2.500 lit
Bún
sạch
400 kg Nƣớc rừa
bún 2.500
lít
Bún rơi
vãi 0,5
kg

3.3. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ DÒNG THẢI
Do dòng nguyên liệu thải ở dạng hỗn hợp gồm: bột, bún thất thoát do đó khó
có thể đánh giá chính xác chi phí dòng thải này. Tuy nhiên, lƣợng gạo thất thoát ở
các công đoạn vo gạo, ngâm gạo, xóc gạo, bột ở khâu ủ trong quy trình sản xuất
hầu nhƣ đƣợc thu hồi lại để tận dụng nuôi heo. Chi phí xử lý ở đây chỉ tính trên
dòng nƣớc thải. Qua kết quả cân bằng 400 kg bún, định giá dòng thải nhƣ sau:
Bảng 5: Định giá chi phí dòng thải
Dòng thải
Định lƣợng dòng
thải
Mô tả đặc điểm dòng
thải
Định giá
Nƣớc thải sản xuất 3.375 lít/400 kg bún
Nồng độ các chất hữu

cơ cao

Nƣớc rửa thiết bị
nhà xƣởng
2.000 lít/400 kg bún
Chứa nồng độ các chất
hữu cơ

Tổng cộng 5.375lít/400 kg bún
Chi phí XLNT là
4.000đ/m
3


21.500đồng






13

CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

4.1. NGUYÊN NHÂN GÂY HAO PHÍ NGUYÊN NHIÊN LIỆU
4.1.1. Nguyên nhân kỹ thuật
 Quản lý sản xuất không tốt:
- Các đoạn ống nƣớc bị rò rỉ
- Không khóa chặt van, vòi đã hết sử dụng

- Để bột, cọng bún chảy ra ngoài cùng với nƣớc thải
- Rơi vãi gạo trong lúc xóc, xay
- Để bột rơi vãi lan tràn nên phải sử dụng nhiều nƣớc để dội
- Gạo giữ nhiều trên rá
- Bột giữ lại trong máy đánh bột nhiều
- Chƣa tái sử dụng nƣớc trong công đoạn rửa
- Rơi vãi bột trong khâu chuyển từ máy xay sang thùng ủ
- Chƣa có biện pháp phòng ngừa sự cố các thiết bị
- Nền nhà xƣởng thoát nƣớc không tốt
- Còn để máy chạy không tải
 Thiết kế quá trình và thiết bị chƣa tốt
 Thiếu thông tin về công suất của các thiết bị
 Quy trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm chƣa hợp lý
 Sắp xếp quy trình sản xuất chƣa có tính liên hoàn
4.1.2. Nguyên nhân quản lý
- Năng lực chuyên môn, ý thức tiết kiệm kém
- Công nhân chƣa đƣợc huấn luyện đào tạo
4.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA
a/ Cải tiến thiết bị
- Thay đổi phƣơng pháp rửa chậu và máy xay bột bằng vòi bơm áp lực.
- Trang bị van, vòi nƣớc cho bồn rửa gạo và rửa bún.
- Bố trí lại mặt bằng các khâu ngâm – vo – xay gạo và ủ bột cho phù hợp với
quy trình.

14

- Trang bị sàn và bồn rửa bún sau khi ép.
- Dùng ống hút lớp nƣớc trong phía trên thay vì dùng gáo chắt nƣớc ra khỏi
thùng.
- Trang bị mô tơ điện cho máy xay và máy đánh bột, thay vì dùng động cơ

diesel.
- Thay các rá nhựa bằng rá inox với kích thƣớc lỗ thích hợp.
- Cải tạo cửa lò, kiểm soát quá trình đốt than nhằm tăng hiệu suất cháy.
- Bố trí kho than cạnh bếp lò.
b/ Quản lý nội vi
- Trang bị xe đẩy nhỏ, 4 bánh.
- Trang bị vải che bún thành phẩm.
- Lót nền nhà khu vực làm bún; đảm bảo độ nghiêng thoát nƣớc, tránh tù
đọng nƣớc sau khi vệ sinh nền nhà.
- Phơi than khô trƣớc khi đƣa vào sử dụng.
- Bảo dƣỡng các thiết bị, các mô tơ nhằm giảm tiếng ồn và tăng hiệu suất.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm cho công nhân.
c/ Tuần hoàn tái sử dụng
- Xây bể thu hồi nƣớc từ nƣớc rửa gạo và rửa bún để rửa nhà xƣởng và
chuồng heo.
- Lắp lƣới chắn thu các cọng bún trôi ra cùng với nƣớc rửa.
d/ Biện pháp xử lý
- Cải tạo hệ thống mƣơng thu gom nƣớc rửa bún và nƣớc vệ sinh nền nhà.
- Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải.
- Trang bị quả cầu thông gió và chong chóng.





CHƢƠNG 5: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH


15


5.1. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA
Sau khi tìm hiểu các quy trình và phân tích những nguyên nhân gây bất lợi cho
môi trƣờng và kinh tế, chúng tôi đƣa ra một số các giải pháp sau nhằm khắc phục
những sai lầm khuyết điểm trong sản xuất bún. Ta có thể tóm tắt nhƣ sau:















Bảng 6. Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bún
STT
Các giải pháp SXSH Thiết bị
Thực
hiện
ngay
Cần
phân
tích
thêm
Bị loại

bỏ
Cải tiến thiết bị
1
Thay đổi phƣơng pháp rửa chậu và máy
xay bột bằng vòi bơm áp lực
Có √
2
Trang bị van, vòi nƣớc cho bồn rửa gạo và
rửa bún
Có √
3
Bố trí lại mặt bằng các khâu ngâm gạo –
vo gạo - xay gạo và ủ bột cho phù hợp với
quy trình
Không √
4 Trang bị sàn và bồn rửa bún sau khi ép Có √
5 Dùng ống hút lớp nƣớc trong phía trên Không √
Sản xuất sạch hơn
Kiểm soát
quá trình

Thay đổi
quá trình
Tuần hoàn
tại chỗ
Quản lý
nội vi
Tái sinh
Giảm chất thải tại nguồn
Cải tiến

thiết bị
Sản phẩm phụ

16

thay vì dùng gáo chắt nƣớc ra khỏi thùng
6
Trang bị mô tơ điện cho máy xay và máy
đánh bột, thay vì dùng động cơ diesel
Máy xay
và máy
đánh bột

7
Thay các rá nhựa bằng rá inox với kích
thƣớc lỗ thích hợp
Không √
8
Cải tạo cửa lò, kiểm soát quá trình đốt
than nhằm tăng hiệu suất cháy
Không √
9 Bố trí kho than cạnh bếp lò Không √
Quản lý nội vi
10 Trang bị xe đẩy nhỏ, 4 bánh Không √
11 Trang bị vải che bún thành phẩm Không √
12
Lót nền nhà khu vực làm bún; đảm bảo
độ nghiêng thoát nƣớc, tránh tù đọng
nƣớc sau khi vệ sinh nền nhà
Không √

13 Phơi than khô trƣớc khi đƣa vào sử dụng Không √
14
Bảo dƣỡng các thiết bị, các mô tơ nhằm
giảm tiếng ồn và tăng hiệu suất
Máy
xay,máy
đánh
bột, máy
máy làm
bún

15 Giáo dục ý thức tiết kiệm cho công nhân Không √
Tuần hoàn tái sử dụng
16
Xây bể thu hồi nƣớc từ nƣớc rửa gạo và
rửa bún để rửa nhà xƣởng và chuồng heo
Không √
17
Lắp lƣới chắn thu các cọng bún trôi ra
cùng với nƣớc rửa
Có √
Biện pháp xử lý
18
Cải tạo hệ thống mƣơng thu gom nƣớc
rửa bún và nƣớc vệ sinh nền nhà
Không √
19 Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải Không √
20
Trang bị quả cầu thông gió và chong
chóng

Không √



5.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT BÚN
Bảng 7: bảng đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH.

STT

Các giải pháp SXSH
Phân tích các giải pháp
Yêu cầu về
kỹ thuật
Lợi ích kinh tế
Lợi ích môi
trƣờng

17

1
Thay đổi phƣơng pháp rửa
chậu và máy xay bột bằng vòi
bơm áp lực
Dễ thực hiện
Tăng hiệu suất
sản xuất, kiểm
soát lƣợng nƣớc
sử dụng, tiết
kiệm nƣớc
Đảm bảo vệ sinh

an toàn thực
phẩm
2
Trang bị van, vòi nƣớc cho
bồn rửa gạo và rửa bún
Dễ thực hiện
Kiểm soát lƣợng
nƣớc sử dụng,
tiết kiệm nƣớc
Giảm lƣợng
nƣớc thải
3
Bố trí lại mặt bằng các khâu
ngâm-vo-xay gạo và ủ bột
cho phù hợp với quy trình
Dễ thực hiện
Tiết kiệm sức
lao động, giảm
chi phí sản xuất
Giảm chất thải,
đảm bảo vệ sinh
cho sản phẩm
4
Trang bị sàn và bồn rửa bún
sau khi ép
Dễ thực hiện
Tăng hiệu suất
sản xuất,giảm
thất thoát bột
Giảm chất thải

5
Dùng ống hút lớp nƣớc trong
phía trên thay vì dùng gáo
chắt nƣớc ra khỏi thùng
Dễ thực hiện
Tiết kiệm sức
lao động, giảm
chi phí sản xuất
Đảm bảo vệ sinh
cho sản phẩm
6
Trang bị mô tơ điện cho máy
xay và máy đánh bột, thay vì
dùng động cơ diezel
Dễ thực hiên
Giảm tiếng ồn
và khí thải ra
ngoài môi
trƣờng
7
Thay các rá nhựa bằng rá
inox với kích thƣớc lỗ thích
hợp
Dễ thực hiện
Hạn chế thất
thoát gạo trong
quá trình sản
xuất
Giảm chất thải,
đảm bảo vệ sinh

cho thực phẩm
8
Cải tạo cửa lò, kiểm soát quá
trình đốt than nhằm tăng hiệu
suất cháy
Dễ thực hiện
Tiết kiệm than,
giảm chi phí sản
xuất
Giảm khí chất
thải, tăng hiệu
suất cháy
9 Bố trí kho than cạnh bếp lò Dễ thực hiện
Tiết kiệm sức
lao động

10 Trang bị xe đẩy nhỏ, 4 bánh Dễ thực hiện
Giảm lƣợng chất
thải
11
Trang bị vải che bún thành
phẩm
Dễ thực hiện
Đảm bảo vệ sinh
thực phẩm
12
Lót nền nhà khu vực làm bún;
đảm bảo độ nghiêng thoát
nƣớc, tránh hiện tƣợng tù
đọng nƣớc sau khi vệ sinh

nền nhà
Dễ thực hiện
Đảm bảo môi
trƣờng cho sản
xuất và vệ sinh
cho sản phẩm
13
Phơi than khô trƣớc khi đƣa
vào sử dụng
Dễ thực hiện
Tiết kiệm nhiên
liệu than
Tăng hiệu suất
cháy, giảm
lƣợng khói thải
14
Bảo dƣỡng các thiết bị, các
mô tơ nhằm giảm tiếng ồn và
Dễ thực hiện
Tăng hiệu suất
làm việc
Giảm tiếng ồn

18

tăng hiệu suất
15
Giáo dục ý thức tiết kiệm cho
công nhân
Dễ thực hiện

Giảm chi phí
sản xuất
Giảm chất thải
16
Xây bể thu hồi nƣớc từ nƣớc
rửa gạo và rửa bún để rửa nhà
xƣởng và chuồng heo
Dễ thực hiện
Thu hồi phục vụ
chăn nuôi, giảm
chi phí sản xuất
Giảm lƣợng
nƣớc thải, giảm
áp lực đối với tài
nguyên nƣớc
17
Lắp lƣới chắn thu các cọng
bún trôi ra cùng với nƣớc rửa
Dễ thực hiện
Thu hồi phục vụ
chăn nuôi, giảm
chi phí sản xuất
Giảm chất thải
18
Cải tạo hệ thống mƣơng thu
gom nƣớc rửa bún và nƣớc vệ
sinh nền nhà
Dễ thực hiện
Đảm bảo môi
trƣờng cho khu

sản xuất và vệ
sinh cho sản
phẩm
19
Xây dựng hệ thống xử lý
nƣớc thải
Dễ thực hiện
Đảm bảo không
gây ô nhiễm môi
trƣờng
20
Trang bị quả cầu thông gió
và chong chóng
Dễ thực hiện
Tăng năng suất
lao động
Giảm các chất ô
nhiễm môi
trƣờng không
khí

5.3. PHÂN TÍCH KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NƢỚC
5.3.1. Mô tả giải pháp
Theo kết quả khảo sát và đánh giá, nếu áp dụng các giải pháp xây dựng hệ
thống thu gom để tái sử dụng thì các cơ sở có thể tiết kiệm đƣợc 60% lƣợng nƣớc
sử dụng cho sản xuất. Trung bình hộ sản xuất 400 kg bún/ngày, lƣợng nƣớc thải
sản xuất 6m
3
và nƣớc thải chăn nuôi 6m
3

. Để khắc phục tình trạng sử dụng nƣớc
quá nhiều trong sản xuất bún và chăn nuôi, giải pháp đề nghị là xây dựng hệ thống
thu gom nƣớc rửa bún, nƣớc cuối của quá trình vo gạo để sử dụng cho việc rửa
nền nhà xƣởng, rửa chuồng nuôi heo, thể tích thu gom là 3m
3
. Việc đầu tƣ này
không những giảm áp lực đối với nguồn nƣớc mà còn làm giảm tiêu hao điện năng
và lƣợng nƣớc thải cần phải xử lý.
5.3.2. Phân tích khả thi về kỹ thuật của giải pháp
* Các yêu cầu của việc đầu tư xây dụng hệ thống thu gom tuần hoàn nước
- Chất lƣợng sản phẩm: ổn định và đảm bảo vệ sinh

19

- Diện tích mặt bằng: bể thu đƣợc đặt chìm không chiếm diện tích
- Bảo dƣỡng vận hành: không cần bảo dƣỡng
- Nhân lực: không cần nhân lực
- Môi trƣờng: không ảnh hƣởng đến sức khỏe và an toàn của ngƣời lao động
* Các lợi ích của việc đầu tư
- Giảm lƣợng nƣớc khai thác
- Giảm lƣợng nƣớc thải cần xử lý
- Giảm chi phí điện
Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật
5.3.3. Tính khả thi về kinh tế của giải pháp
 Chi phí đầu tƣ:
- Tổng đầu tƣ: + xây bằng gạch chống thấm bên trong: 3.500.000đ
+ lắp đƣờng ống : 900.000đ
+ máy bơm : 1.100.000đ
+ Tổng : 5.500.000đ
- Tiết kiệm:

* Giảm lƣợng nƣớc khai thác: theo số liệu thống kê nƣớc thải từ quá trình sản
xuất là 6m
3
. Nếu xây hệ thống thu gom tái sử dụng tuần hoàn thì lƣợng nƣớc khai
thác tiết kiệm là: 3,6 m
3
.
* Giảm chi phí điện:
- Định mức cung cấp điện cho máy bơm khai thác nƣớc ngầm ở độ sâu 35m
trong hộ gia đình là: ½ HΦ= 1,125kw/h
- Định mức cung cấp điện cho máy bơm từ bể chứa là: ½ HΦ= 0,375Kw/h
Với giá điện hiện nay trung bình là 1.300đ số tiền điện tiết kiệm 1 ngày là:
1.300đ x 0,75 = 975đ. Vậy tính cho 1 năm là: 975đ x 365 (ngày) = 355.875đ
* Giảm lƣợng nƣớc cần phải xử lý: lƣợng nƣớc thải giảm 3,6 m
3

- Mô hình xử lý phân tán hộ gia đình: Tiết kiệm chi phí cho xử lý nƣớc thải
một ngày là: 3,6m
3
x 4.000đ/m
3
=14.400đ/ngày. Tính cho một năm là: 5.256.000đ.
Nhƣ vậy, nếu đầy tƣ hệ thống thu gom tái sử dụng nƣớc tuần hoàn, tổng số tiền
tiết kiệm đƣợc trong một năm là: 5.256.000 + 355.875 = 7.051.800đ/năm.
Thời gian hoàn vốn = Tổng đầu tƣ/tiết kiệm = 5.500.000/7.051.800 = 0,8 năm.

20

Do thời gian hoàn vốn của cả hai mô hình nhỏ hơn 3 năm nên không cần phân
tích thêm các chỉ tiêu kinh tế khác.

Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế.
5.3.4. Tính khả thi về môi trƣờng của giải pháp
Trở ngại ở đây là nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải tăng lên
 Lợi ích:
 Giảm lƣợng nƣớc thải ra ngoài môi trƣờng
 Giảm áp lực khai thác đối với tài nguyên nƣớc tại khu vực sản xuất bún
 Giảm nguy cơ xâm nhập mặn và sụt lún do khai thác nƣớc ngầm quá mức
Nhận xét: Quá trình sơ bộ cho thấy giải pháp trên khả thi về kỹ thuật, kinh tế
và môi trƣờng. Do đó khi sản xuất trong khu vực tập trung hộ gia đình sẽ ƣu tiên
triển khai giải pháp này. Các giải pháp này cần thực hiện theo thứ tự nhƣ đã phân
tích. Lợi ích của các giải pháp bao gồm cả khía cạnh môi trƣờng, kinh tế nhằm
giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trƣờng hiện nay nhƣ: ô nhiễm nƣớc (nƣớc
mặt và nƣớc ngầm) do nƣớc thải sản xuất bún; ô nhiễm không khí (mùi hôi, chƣa)
do nƣớc bún; ô nhiễm chất thải rắn.
5.4. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI SẢN XUẤT
5.4.1. Lƣợng nƣớc thải của cơ sở sản xuất
Bảng 8. Lượng nước thải tính theo sản phẩm bún trong cơ sở sản xuất
STT
Lƣợng bún sản
xuất (kg/ngày)
Nƣớc thải
sản xuất
(m
3
)
Chăn nuôi
(m
3
)
Nƣớc thải

sinh hoạt
(m
3
)
Tổng
cộng (m
3
)
1 150 – 200 3 3 2 8
2 200 – 300 4,5 4,5 2 11
3 300 – 400 6 6 2 14
4 400 – 500 7,5 7,5 2 17
5 500 – 650 9 9 3 21
5.4.2. Định hƣớng xử lý nƣớc thải
Kết quả điều tra khảo sát nồng độ ô nhiễm có trong nƣớc thải cho thấy nồng độ
chất hữu cơ COD > BOD đƣợc trình bày dƣới bảng sau:
Bảng 9. Đặc trưng nước thải của cơ sở sản xuất bún
Thông số Đơn vị Nƣớc thải tổng hợp TCVN 5945 –

21

1995 (loại B)
Ph – 5,5 – 6,5 5,5 – 9,0
SS mg/l 120 – 450 100
BOD
5
mg/l 1000 – 1200 50
COD mg/l 1700 – 2000 100
Tổng Nitơ mg/l 25 – 45 60
Tổng Photpho mg/l 10 – 12 6

Coliform MNP/100 ml 4x10
6
10.000

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ BOD/COD = 0,6 nên áp dụng công nghệ xử lý sinh
học là phù hợp nhất. Do nồng độ chất hữu cơ trong nƣớc thải khá lớn, nồng độ
COD dao động trong khoảng 1700 – 2000 mg/l nên công nghệ xử lý sinh học kết
hợp hai quá trình hiếu khí và kị khí.
5.4.3. Xử lý nƣớc thải theo mô hình hộ gia đình
 Công nghệ xử lý
Do cơ sở sản xuất nằm riêng lẻ nên phải xử lý nƣớc thải trƣớc khi chảy ra hệ
thống thoát nƣớc công cộng, các tiêu chí công nghệ đƣợc lựa chọn đƣợc ƣu tiên:
- Vận hàn đơn giản
- Chi phí xử lý thấp
- Chất lƣợng nƣớc thải sau khi xử lý luôn ổn định
- Không gây mùi hôi
- Tiêu hao điện năng

cho quá trình xử lý sinh học thấp






Qua kết quả nghiên cứu và đối chiếu với tiêu chí trên thì áp dụng công nghệ xử
lý bể biogas cải tiến kết hợp với bể lọc sinh học hiếu khí là thích hợp nhất.
 Sơ đồ công nghệ




NƢỚC THẢI
SONG CHẮN RÁC

22












 Thuyết minh quy trình công nghệ:
- Song chắn rác: đƣợc đặt ngay tại đầu nguồn nƣớc thải trƣớc khi dẫn vào bể
biogas cải tiến. Nƣớc thải đi qua song chắn, rác có kích thƣớc lớn đƣợc giữ lại.
- Bể biogas cải tiến: nƣớc tahir chảy vào bể biogas đi qua ngăn lắng với thời
gian lƣu là 6 giờ, khoảng 90% cặn giữ lại, cặn sẽ đƣợc hút lên theo chu kì 3
tháng/lần. Khí thu từ bể biogas đƣợc sử dụng làm chất đốt phục vụ cho chăn nuôi
và sinh hoạt của gia đình.
- Bể Aeroten (bể lọc sinh học hiếu khí): nƣớc thải từ bể biogas cải tiến đƣợc
dẫn qua bể lọc sinh học hiếu khí. Trong bể có chứa các vật liệu tiếp xúc làm giá
thể cho sinh vật bám dính. Vật liệu tiếp xúc thƣờng bằng polymer có hình dạng
khác nhau. Quần thể sinh vật bám trên giá thể bao gồm: vi khuẩn hiếu khí, nấm,
tảo, động vật nguyên sinh. Nƣớc thải sau khi xử lý chảy qua ngăn lắng lƣu 3 giờ
và đƣợc thu qua hệ thống thu nƣớc, sau đó thải ra hệ thống thoát nƣớc của khu

vực.



5.4.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễn trong chăn nuôi
Bảng 10. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi
Giải pháp thực hiện
Phân tích các giải pháp
Yêu cầu kỹ
thuật
Lợi ích kinh tế
Lợi ích môi
trƣờng
BỂ BIOGAS CẢI TIẾN
BỂ AEROTEN
HỆ THỐNG CỐNG

23

Xây tƣờng ngăn
chuồng heo với khu
nhà ở và khu làm
bún
Dễ thực hiện
Đảm bảo vệ sinh
an toàn, chất
lƣợng thực phẩm
Giảm mùi hôi và
đảm bảo vệ sinh
cho khu vực sản

xuất
Xây chuồng heo
mới cách xa khu
vực làm bún 5m,
trồng cây xanh có
tán ngăn cách
Dễ thực hiện
Giảm mùi hôi và
đảm bảo vệ sinh
cho khu vực làm
bún
Trang bị quả cầu
thông gió và chống
nóng khu vực chăn
nuôi
Dễ thực hiện
Tăng năng suất
chăn nuôi
Cải thiện điều
kiện vi khí hậu,
giảm mùi hôi
Lắp vòi hoa sen tắm
cho heo và vệ sinh
chuồng trại.
Trang bị hệ thống
phun sƣơng cho heo
Dễ thực hiện
Tăng năng suất
chăn nuôi. Rút
ngắn thời gian cho

mỗi lứa heo
Tiết kiệm và giảm
lƣợng nƣớc thải
Lắp song chắn ngăn
cách giữa các
chuồng heo
Dễ thực hiện
Thông thoáng và
cải thiện điều
kiện vi khí hậu











CHƢƠNG 6. THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN


24

6.1. THÀNH LẬP ĐỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN
 Thành viên đội sản xuất sạch hơn được lựa chọn với yêu cầu:
- Có khả năng xác định cơ hội, chọn lựa và thực hiện các giải pháp SXSH
- Số ngƣời và thành phần phải phù hợp với thực tiễn đơn vị

- Đại diện từ các bộ phận và thành phần nên cơ cấu vào nhóm SXSH
Với yêu cầu trên, đề xuất cho nhóm SXSH bao gồm các thành viên nhƣ sau:
Bảng 11. Danh sách thành viên đội SXSH
STT Chức Vụ Số Lƣợng
1 Chủ cơ sở sản xuất 1
2 Quản lý vật tƣ, kỹ thuật 1
3 Nhân viên 4
6.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
- Có rất nhiều các giải pháp không tốn hoặc tốn ít chi phí, ví dụ nhƣ sửa chữa
rò rỉ, đóng vòi đang chảy khi không sử dụng hoặc đào tạo cán bộ cần phải đƣợc
thực hiện ngay từ những bƣớc đầu của đánh giá sản xuất sạch hơn. Các giải pháp
này cần đƣợc thực hiện ngay càng sớm càng tốt.
- Ðể có thể ghi lại thành công của đánh giá sản xuất sạch hơn, nhất thiết phải
lƣu giữ danh mục của tất cả các giải pháp đã đƣợc thực hiện.
- Các giải pháp còn lại đã dƣợc chọn để triển khai cần đƣợc đƣa vào thực hiện
theo kế hoạch đã đƣợc ban lãnh dạo phê duyệt.
- Việc lƣu giữ các giải pháp có thể sẽ cần thiết để xin phê duyệt cũng nhƣ xin
các khoản kinh phí cần thiết tƣơng ứng.
Bảng 12 Kế hoạch thực hiện các giải pháp
STT Giải pháp Ngƣời chịu trách nhiệm Thời gian thực hiện
1
Cải tiến kỹ thuật, đƣa
thành tựu khoa học kỹ
thuật vào áp dụng trong
thực tiễn sản xuất.
- Chủ cơ sở sản xuất
- Quản lý
- Nhân viên
Hàng tháng.
2

Dùng nƣớc sạch cho
sản xuất, thay nƣớc và
dụng cụ thƣờng xuyên
để đảm bảo chất lƣợng
sản phẩm.
- Chủ cơ sở sản xuất
- Quản lý
- Nhân viên
Hàng tháng.


25

3
Thƣờng xuyên kiểm tra
và bảo trì máy móc và
dụng cụ, vệ sinh thiết
bị, và sản phẩm làm ra.
- Chủ cơ sở sản xuất
- Quản lý
- Nhân viên
Hàng tháng.

4
Nâng cao nhận thức và
tay nghề cho nhân viên,
áp dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật và sản
xuât, tổ chức các buổi
trao đổi kinh nghiệm

sản xuất.
- Chủ cơ sở sản xuất
- Quản lý
- Nhân viên.
Hàng tháng.
6.3. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT, QUAN TRẮC
- Các chỉ tiêu về môi trƣờng (nƣớc thải, chất thải từ sản xuất, tiếng ồn, …) và
lƣợng chất thải rắn phát sinh, lƣợng nƣớc thải cũng nhƣ hiệu quả sản xuất, hiệu
quả sử dụng nguyên nhiên liệu đƣợc quan trắc định kì, lƣu lại thành tài liệu cơ sở
sản xuất để xem xét hiệu quả các giải pháp, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
SXSH mới, cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trƣờng của cơ sở sản xuất.
- Đội SXSH kết hợp với ban an toan lao động và Môi trƣờng có trách nhiệm
lên kế hoạch tiến hành quan trắc và giám sát
Bảng 13. Bảng theo dõi giám sát thực hiện SXSH
Đối tƣợng
quan trắc,
giám sát
Ngƣời chịu trách
nhiệm
Thời gian Phƣơng thức
Báo cáo cơ
quan quan trắc,
giám sát.
Sản phẩm:
Bún
- Đội quan trắc
- Chủ cơ sở sản
xuất
- Nhân viên
Hàng tháng

- Ghi chép số
liệu.
- Kiểm tra
chất lƣợng
đầu vào và
đầu ra của sản
phẩm.
Báo cáo bằng
bảng biểu, có
biểu đồ so sánh
với lần sử dụng
trƣớc
Nƣớc
- Đội quan trắc
- Chủ cơ sở sản
xuất
- Nhân viên
Hàng tháng

- Số liệu của
đồng hồ đo
- Mức ô
nhiễm của
nƣớc thải.
Báo cáo bằng
bảng biểu, có
biểu đồ so sánh
với lần sử dụng
trƣớc
Điện

- Đội quan trắc
- Chủ cơ sở sản
xuất
- Nhân viên
Hàng tháng
Số liệu trên
đồng hồ đo
điện năng.
Báo cáo bằng
bảng biểu, có
biểu đồ so sánh
với lần sử dụng
trƣớc

×