Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khoảnh khắc cảm thấy sống quá mệt mỏi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.66 KB, 7 trang )

99 Khoảnh Khắc Đời Người
Khoảnh khắc cảm thấy sống quá mệt mỏi

* Cảm giác sống mệt mỏi xét đến cùng là kết quả của con người làm
trái ngược với quy luật khách quan vận động của sinh mệnh.
* Ðời người phải chăng vốn chính là một sự việc gian nan, nặng nề,
rất mệt mỏi
Sống thấy mệt mỏi, thật ra không chỉ là cảm giác của người hiện đại,
kỳ thực đây là một đầu đề câu chuyện cổ xưa, có lẽ là một vấn đề chính về
đời người cùng sinh ra với con người. Con người ở thời đại khác nhau có
cảm giác mệt mỏi khác nhau. Người thời đại ăn sống nuốt tươi, hữu dụng vô
mưu, có khi giống như một con quỷ đói đi kiếm ăn, có khi giống như một
con sư tử đực dũng mãnh. Anh ta phải trốn tránh tai nạn của tự nhiên, xuyên
qua rừng rậm, lao khắp vùng đồng bằng để đi tìm kiếm thức ăn cho vào
bụng và nơi dừng chân, không thể không mệt mỏi được. Thời đại máy tính,
loài người có thể thông qua vệ tinh nhân tạo đưa thời gian của toàn cầu đồng
bộ đến 0,1 micrô-giây (1 phần 10 triệu giây), đồng thời còn kèm theo đại
chiến thương mại, đại chiến ngoại giao, đại chiến thông tin, đại chiến nhân
tài đều có thể làm cho con người trở nên sức cùng lực kiệt.
Nhưng, bất kể thời đại nào. Cảm giác sống mỏi mệt, xét đến cùng đều
là kết quả của người đi ngược với quy luật khách quan vận động của sinh
mệnh, là kết quả của bản tính sinh mệnh của người không thể triển khai và
thực hiện một cách tự nhiên. Từ hơn 2.000 năm trước, người Trung quốc
xưa đã phát hiện ra điều này và đã từng tổng kết một cách hệ thống các loại
nguyên nhân làm cho con người sống cảm thấy mệt mỏi. Như trong sách "Lã
thị Xuân thu" đã từng liệt ra 4 loại lớn, mỗi loại có 6 nguyên nhân làm cho
con người ta sống thấy mỏi mệt:
Một là những cám dỗ đối với ý nghĩ của con người gồm 6 loại vật
chất ngoài thân thể con người như: phú quý, giàu có, quyền thế, uy nghiêm,
thanh danh, tài lợi.
Hai là những ràng buộc đối với tâm trí của con người gồm 6 loại mà


mọi người đều có như: dung mạo, cử chỉ, sắc thái, lời lẽ, khí thế, tình cảm.
Ba là những vướng víu đối với đức hạnh con người gồm 6 loại tình
cảm như: hiềm nghi, yêu đương, ham thích, cáu giận, đau buồn, vui sướng.
Bốn là những trở ngại đối với đạo làm người gồm có 6 kỹ xảo lược
thuật là mưu trí, tài năng, xa rời, hướng tới thành tựu, chọn lựa và bỏ qua.
Người xưa cho rằng chỉ có đối xử thích đáng với 4 loại này, tâm địa
mới có thể thuần khiết đoan chính, có tâm địa thuần khiết đoan chính thì sẽ
bình tĩnh an thái, có bình tĩnh an thái thì sẽ phán biện rõ ràng, có phán biện
rõ ràng thì sẽ sống được thanh thản.
Nếu như bạn nhận tất cả 4 loại: cám dỗ, ràng buộc, vướng víu và trở
ngại này thì làm sao có thể sống không mệt mỏi được?
Nếu như bạn không thể đối xử thích đáng với 4 loại này, trước công
danh lợi lộc tham không biết chán, vươn tay quá dài, mà vứt bỏ tâm tính tốt
đẹp và đạo đức lương thiện, bất chấp liêm sỉ để luồn cúi kiếm chác, không
tiếc thủ đoạn, có lẽ bạn có thể được một vị thế, có lẽ bạn dựa vào một chút
tinh ranh của bạn có thể thực hiện được một số mục đích danh lợi, nhưng chỉ
cần bạn suy ngẫm lại mình phải chăng khi làm một con người chân chính
tồn tại, bạn sẽ phát hiện bạn sống quá gấp gáp quá mỏi mệt, sống quá phiền
não quá phù phiếm, hoặc về tâm lý quá không cân bằng, cái tìm được, đạt
được trên thực tế rất ít, cái phải trả ra, phải mất đi trên thực tế
rất nhiều.
Bởi vì cái bạn trả ra là cả nhân cách và tôn nghiêm của con người, là
giá trị cơ bản của sinh mệnh, mà cái bạn được là cái vỏ bám ở ngoài sinh
mệnh. Giống như là để được cái mũ trang sức ở đầu mà lại đã vứt bỏ cái đầu,
vì thủ đoạn mà quên mất mục đích.
Chúng ta đã từng thấy nhiều cuộc đời đáng buồn, thông minh trái lại
bị sai lầm của thông minh, mưu kế tính toán cặn kẽ đến cùng vẫn là sạch
sành sanh một mảng trắng xóa. Ðây chính là kết quả của việc không coi
trọng rèn luyện phẩm hạnh đạo đức bên trong mà chỉ cầu kỹ xảo và danh lợi
ở bên ngoài, đây chính là ngọn nguồn của cảm giác sống mỏi mệt, đây cũng

là nguyên nhân làm cho con người rơi vào vật chất. Người đã trở thành một
vật, dù cho đem vật này đặt vào trong hộp vàng, đặt lên bàn thờ trên cao để
cúng, thế thì lại có ý nghĩa gì nữa?
Tư tưởng nói trên, tôi đã từng nhắc đến trong lời nói đầu một quyển
sách khác của tôi, sau khi các bạn đọc đến hỏi tôi, theo đuổi giá trị căn bản
của sinh mệnh - tinh thần, đạo đức, lương tri, sự ràng buộc của vật siêu việt
và vương vấn hư vinh thì người ta sẽ có thể sống được nhẹ nhõm không?
Ðời người phải chăng vốn chính là một sự việc gian khó, nặng nề, rất mỏi
mệt?
Ðây là một câu hỏi ở một phía khác đối với sự tồn tại của con người. J.
P. Sartre và nhiều nhà tư tưởng hiện đại của phương Tây chính đã từ phương
diện này để đoán: Ðời người là sự tồn tại hoang đường.
Ðó thật ra không phải là thượng đế đưa ra sự sắp đặt công bằng mà từ
thiện khiến chúng ta đến với thế giới này, trên thân mình mỗi người chúng ta,
trong đồng loại của chúng ta, chân thành và giả dối cùng tồn tại, lương thiện
và hung ác cùng tồn tại, tốt đẹp và xấu xí cùng tồn tại. Chúng ta sở dĩ trở
thành sự tồn tại này, mà không trở thành sự tồn tại kia hoàn toàn ở chỗ bản
thân chúng ta sau khi đến thế giới này đã tiến hành tự phán đoán và chọn lựa.
Ðây là một quá trình đời người gian nan mà đau khổ, tịnh không có một quy
định tất nhiên, không có một quy tắc chung cố định. Sáng tạo một đời người
ra sao? Hoàn toàn do bản thân bạn. Trên điểm này, nơi sâu thẳm linh hồn
của bạn tất nhiên là cô đơn, không có bất cứ sự nhờ vả và dựa dẫm nào. Cho
dù bạn cảm thấy lại mệt mỏi, vẫn cần bản thân bạn sáng tạo đời người.
Thứ hai là, khi thượng đế đem chúng ta sắp đặt đến thế giới này, do
bạn tặng cho chúng ta tư tưởng và lý tính, tình cảm và ý chí, thế là chúng ta
khát vọng có cả vũ trụ. Song, đồng thời khi chúng ta có niềm vui, ham thích
và hạnh phúc làm người của con người, cũng sẽ có đau khổ, buồn thương và
thảm họa làm người của con NGƯỜI. Ở đây, chúng ta nên có sự chọn lựa,
nếu không hạnh phúc và thảm họa đồng thời đã chọn chúng ta. Còn bản tính
tránh khổ thích sướng lại làm cho chúng ta luôn cảm thấy vui sướng quá ít,

vui thích quá ít và hạnh phúc quá ít mà đau khổ quá nhiều, đau thương quá
nhiều, thảm họa quá nhiều. Thế là chúng ta cảm thấy mỏi mệt nhiều.
Thứ ba là trước khi chúng ta sinh ra, thượng đế cũng chưa đưa mọi
quan hệ giữa thiên nhiên, xã hội và chúng ta chỉnh lý xong xuôi đâu vào đấy.
Trong vướng mắc của ba mâu thuẫn đan xen phức tạp này, chúng ta sẽ va
chạm, luẩn quẩn và lo buồn. Nhưng do những thiếu sót mà bản thân chúng ta
cũng không có cách gì bù đắp nổi, vận mệnh của chúng ta đã định chỉ có thể
chịu sự ràng buộc của quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Vận mệnh chúng
ta đã định bản thân chúng ta chịu sự quản chế của mạng lưới văn hóa vì để
điều hòa mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người mà thêu dệt nên.
Nếu như bạn không tin gian tà, khăng khăng muốn sử dụng giải số khắp
người thậm chí điên cuồng va chạm, thì chỉ tổ làm cho bạn sống càng mệt
mỏi hơn, hơn nữa có thể va chạm tới sứt đầu mẻ trán, đến cuối cùng vẫn phí
công uổng sức, bạn đừng mong màng lưới văn hóa siêu việt. Bất kể bạn hò
hét những lời "ý thức siêu việt", "nhân tính rộng mở" vang tận trời xanh đều
chẳng giúp được việc gì.
Vì thế, khi chúng ta cảm thấy sống quá mỏi mệt, chúng ta chỉ có thể
thừa nhận tính tất nhiên của thảm họa cùng tồn tại.
Vì thế sau khi chúng ta hiểu rõ lời truy vấn của "một phía khác" của
đời người, liền có thể đồng thời trả lời khẳng định hai vấn đề của người bạn
kia:
Ðời người vốn chính là một sự việc gian nan, nặng nề rất mệt mỏi,
nhưng chúng ta có thể dùng trí tuệ của chúng ta phát hiện và thuận theo quy
luật khách quan của vận động sinh mệnh, triển khai và thực hiện một cách tự
nhiên bản tính sinh mệnh của con người, từ đó làm cho chúng ta sống được
thanh thản nhẹ nhàng mà tốt đẹp. Như thế thì, xét đến cùng, đời người tịnh
không phải là gian nan, mỏi mệt.

×