Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khoảnh khắc đi đến kết thúc cuộc đời ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.19 KB, 7 trang )

99 Khoảnh Khắc Đời Người
Khoảnh khắc đi đến kết thúc cuộc đời

* Chính là do khúc nhạc bi thương tế truy điệu vong linh, mới làm nổi
bật lên vẻ vô cùng trang nghiêm và vĩ đại của bản giao hưởng của
sinh mệnh.
* Mặt trời lạnh lẽo đang nhảy nhót lần cuối cùng ở tít chân trời phía
Tây, đang đi về sườn núi phía bên kia để đi ngủ rồi.
Lúc mới đầu tôi đến với nhân gian, tôi khóc người ta cười; đến nay
khi tôi vĩnh biệt nhân gian, tôi cười người ta lại khóc. Từ trong từng tiếng
cười tiếng khóc này tôi đã thể nghiệm được một cuộc đời hoàn toàn mỹ mãn
- Cuộc đời của tôi đối với bản thân tôi thật ra không có quá nhiều giá trị để
nói. Giá trị của cả đời tôi chỉ ở chỗ đem lại cho người khác niềm vui và hạnh
phúc. Cái chết của tôi thật ra không tạo nên đau khổ đối với bản thân tôi, chỉ
là một loại giải thoát và hồi quy. Cái chết của tôi chỉ để lại cho những người
sống - người thân và bạn bè của tôi những niềm nhớ nhung và luyến tiếc.
Tôi đang mỉm cười đi về Thiên quốc.
Tôi, một đời không hổ thẹn với Trời, không hổ thẹn với Người, cho
nên khi ánh sáng của cái chết sẽ bao trùm lên tôi, thật ra tôi không vì tiếng
khóc của người khác mà động lòng. Ngoài một chút tình lưu luyến lúc ẩn lúc
hiện ra, trong lòng tôi phẳng lặng như tờ. Khi tôi sống đã đủ, giới tự nhiên
đã tặng cho tôi món quà cuối cùng - cái chết này, hãy để cho tôi an giấc mãi
mãi ở cung tẩm dưới đất. Tôi bằng lòng đón nhận lời kêu gọi kích động lòng
người này, nhắm đôi mắt lại không chút bận lòng, chờ đợi tiếng chuông
vang của Thiên quốc.
Tôi biết, trong nhân gian cái bình đẳng vĩ đại nhất, triệt để nhất, chính
là sinh ra và chết đi. Muôn vật sinh ra, muôn vật chết đi đều không thể
chống lại được, không thể ngăn cản được. Trước cái sinh và cái chết muôn
vật đều bình đẳng. Sinh so sánh với chết, giá trị của cái chết thông qua giá trị
của cái sống thể hiện ra một cách gián tiếp. Chính là vì cái chết mới đột
nhiên làm nổi bật lên giá trị của sinh mệnh, mới tỏ rõ sinh mệnh là đáng quý


biết bao. Chính là do ánh sáng của cái chết mới làm nổi bật lên ánh sáng của
sinh mệnh. Chính là do khúc nhạc bi thương tế vong linh mới làm nổi bật lên
vẻ vô cùng trang nghiêm và vĩ đại của bản giao hưởng của sinh mệnh. Nếu
như không có cái chết, sinh mệnh còn có ý nghĩa gì nữa?
Pofuva trong sách "Mọi người đều phải chết" đã tô nặn nên Fuxưca
bất tử. Fuxưca đã từng trải 600 năm phong vân, trước mắt ông chỉ nhìn thấy
kẻ đi người lại, mặt trời lên rồi lại lặn, ông ta vẫn không chết, vĩnh hằng
cùng với thời gian, thế là ông không có thời gian. Vì ông sinh mệnh vĩnh
viễn tồn tại, do đó trên thực tế sinh mệnh đối với ông chẳng có ích gì, ông
cũng như không có sinh mệnh. Beatlivi từ chối tình yêu của Fuxưca, đã nói
với ông ta một câu đủ để cho loài người chúng ta ngẫm nghĩ mãi mãi:
"Ðã đành Ngài có thể sống bằng sinh mệnh của hàng ngàn hàng vạn
người, như thế thì Ngài hãy vì những người khác bỏ ra một chút hy sinh, thì
có đáng là cái gì?"
- Không có cái chết, loài người không thể phát hiện ra giá trị. Ðương
nhiên, không có sinh sống thì muôn đời giống như một đêm dài, đó không
phải là sự tồn tại mà chúng ta có thể tưởng tượng được.
Khi ánh sáng của cái chết bao trùm lên chúng ta, chúng ta thực tế
không có lý do để lo sợ và khủng khiếp. Cái chết đối sinh mệnh mà xét
không nghi ngờ gì nữa là một việc tuyệt đối và tất nhiên. Chỉ cần chúng ta
nghĩ đến đã là đặt mình vào trong việc tuyệt đối, vào trong việc tất nhiên,
chúng ta còn lo sợ gì nữa? Con người ta chỉ có khi phải chọn lựa mới có lý
do lo sợ, chỉ sợ sai lạc. Cái chết đối với chúng ta là cõi đi về không có chọn
lựa nào khác, chúng ta bằng lòng cũng thế mà không bằng lòng cũng thế, vui
vẻ cũng thế lo buồn cũng thế, dù thế nào cũng phải bước vào cửa chết cả.
Nếu như bạn biểu hiện một dáng vẻ đáng thương hại, chứa chan hàng lệ,
nơm nớp lo sợ, thê thảm không dám bước vào cửa. Ðã bước vào rồi vẫn chết
không nhắm mắt, mở to miệng ra, làm cho những người đang sống nhìn thấy
dáng bộ xấu xí đáng sợ của bạn, lúc này còn khổ biết mấy nữa? Người ta chỉ
có thể xót thương kết cục của bạn không được trọn vẹn, cho rằng bạn vẫn

còn tham lam không biết chán. Người ta có thể tiếc cho bạn vẫn đem cả lòng
tham đi đến Thiên quốc. Sao không êm ả nhắm đôi mắt lại, mỉm cười để
vĩnh biệt Nhân gian? Sao không vẽ lên một Dấu Chấm Hết cho việc kết thúc
một sinh mệnh.
Cái chết cho dù đáng sợ, cũng nhất định không đáng sợ hơn ý thức
hám trường sinh bất tử và nhất định không chết. Bạn chỉ cần nghĩ đến trên
đời không có một người trường sinh bất tử cũng đã đủ ngấm ngầm diệt bỏ
quyết tâm không chết của bạn. Lo sợ của cái chết cũng có thể theo đó mà tan
thành mây khói.
"Kinh Thánh" đã khuyên răn người đời: Vì bạn đến từ đất bụi, sẽ vẫn
phải trở về với đất bụi.
Sisairo xem cái chết nhẹ nhàng như người vứt bỏ một cái bọc quần áo.
Ông nói: "Tuổi già là màn chót của đời người, khi chúng ta sống đã đủ,
chúng ta nên tránh tiếp tục sống thêm, để tránh cảm thấy chán ngấy cuộc
sống".
Triết học của Trung quốc đã gọi sự kết thúc sinh mệnh là "Ðại quy" -
Người có sống, người có chết, chẳng qua có nghĩa là sinh mệnh, vật chất
trong vũ trụ tồn tại dưới hình thức khác mà thôi. Cái chết, sự kết thúc của
sinh mệnh, chỉ là vật chất sinh mệnh chuyển đổi thành một dạng khác, bắt
đầu một quá trình vận động khác của vật chất. Sinh mệnh bản thân là một bộ
phận của vũ trụ, từ vũ trụ đến, tất nhiên lại quay trở về vũ trụ.? Người và vũ
trụ là thể cùng thông nhau. Ðiều này phải chăng đã trực tiếp khêu gợi lên lý
thuyết toàn thông tin vũ trụ nhân thể đương đại?
Trang Tử cho rằng người chết cũng giống như ?bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông trôi đi?, cho nên ông ta mới có thể sau khi vợ chết gõ chậu để hát.
Tất cả mọi tôn giáo đều theo đuổi cảnh trong sáng sau khi chết. Ðạo
Cơ đốc theo đuổi Thiên quốc bất tử, linh hồn quy thuận vào Thượng đế. Ðạo
Phật theo đuổi "đại triệt đại ngộ", viên tịch cõi Niết Bàn. Ðạo Giáo theo đuổi
"thân xác thăng thiên", mọc cánh thành Tiên. Ðạo I-xlam tín ngưỡng sau khi
chết sống lại, đều được Thánh A La triệu về.

Trọng thị hay coi thường đối với cái chết cũng thể hiện trong táng lễ
dân gian, nhiều táng lễ dân gian đều cử hành trong không khí vui vẻ thoải
mái, xem việc chết theo lẽ tự nhiên như là ?việc vui? giống như việc cưới
xin và sinh con cái, đều gọi nó theo một tên chung là ?việc hiếu hỉ?. Dân tộc
Duracaxư ở Indonesia gọi người chết là con của Tiên bị giáng trần. Họ tin
tưởng chắc chắn linh hồn của người chết sẽ trở về đến Trời hoặc núi Linh
Sơn, do đó nên không khí táng lễ cực kỳ vui vẻ, những người tham dự táng
lễ đều mang những đồ trang sức cực kỳ hoa lệ, giống như chào mừng một
ngày hội họ vừa múa vừa hát và mở tiệc mừng rất lớn và hậu hĩnh, chúc
mừng người chết được vinh dự trở về Thiên quốc. Tất cả mọi người đều
tuyệt đối không được phép lộ ra dáng vẻ bi thương, mà phải mặt mày hớn hở.
Lương Thấu Minh, một nhà Nho cuối cùng ở Trung quốc khi hấp hối
sắp xa Nhân gian, đã nói với những người đứng vây quanh giường ông:
"Tuổi thọ ở dương gian của tôi đã hết, không cần phải miễn cưỡng. Thuận
theo ý trời, tốt nhất chớ băn khoăn. Các người đều có công việc, nên mỗi
người đi làm việc của mình thôi!"
- Ðã nói lời tạm biệt với Nhân gian như thế, tự nhiên lịch sự và hào
hùng biết bao nhiêu! Cũng tỏ rõ sinh mệnh là viên mãn biết dường nào!
?Mặt trời lạnh lẽo đang tiến bước cuối cùng ở phía chân trời phía Tây,
đang đi về phía bên kia sườn núi để đi ngủ. Màn đêm buông xuống, một đêm
dài đằng đẵng bắt đầu.
Mộ chí của nhà Triết học Suolun đã cáo thị với người ta, khi ông đi về
Thiên quốc, ông hy vọng có truy điệu và khóc lóc của người thân và bạn bè
đi theo ông. Ông muốn tìm được niềm an ủi cuối cùng ở đây.
Chúng ta hình như càng tán thưởng mộ chí của Ainieuxư:
Không cần rơi nước mắt kính chào tôi,
Không cần truy điệu trước linh hồn tôi.

×