Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khái niệm kinh tế thị trường pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.23 KB, 2 trang )

Tuyệt đối hóa cái chung sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, kinh viện.
Tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm.
II/ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ( KTTT )
1/ Khái quát chung về kinh tế thị trường
KTTT xuất hiện sớm từ các nước TBCN và nhanh chóng đưa nền kinh tế các nước này
phát triển một cách mạnh mẽ.
KTTT trong CNTB tạo ra sự bóc lột của đồng tiền. Điều này dẫn đến nền KTTT đi
ngược lại tiến bộ xã hội, phản nhân đạo. KTTT đi sâu xâm nhập vào từng quốc gia , đưa các
nước đó phát triển và dẫn tới sự phát triển đồng bộ nền KTTT trên toàn thể giới.
Ở Việt Nam KTTT được hình thành và phát triển từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (1986) được phát triển theo định hướng XHCN.
Kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Cho nên chúng có mối quan
hệ hữu cơ với nhau.
Mà phát triển nền KTTT là điều kiện tất yếu để có sự thống nhất hóa toàn cầu. Để có
sự lớn mạnh chung của thế giới, để đưa nền kinh tế của mỗi quốc gia tiến bộ và hòa nhập vào
nền kinh tế thế giới, là cầu nối hữu hình giữa nền kinh tế các quốc gia. Nền KTTT đã phát
triển lâu nay, mầm mống của nó tồn tại ngay trong nền kinh tế hàng hóa. Xu hướng chung
của thế giới hiện nay là phát triển KTTT.
III/ VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG CÁI CHUNG VÀO VIỆC XÂY
DỰNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Với nền kinh tế còn non yếu Đảng và nhà
nước đã quyết định xu hướng phát triển nền KTTT nhưng theo định hướng XHCN.
1/ Đặc trưng chung của nền KTTT
Do KTTT là sự phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa và mọi yếu tố của sản xuất đều
được thị trường hàng hóa nên KTTT có những đặc trưng chủ yếu sau:
Một là, tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao. Các chủ thể kinh tế tự bù đắp
những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh của mình, tự do
liên kết, tự do liên doanh theo luật định. Kinh tế hàng hóa không bao dung hành vi bao cấp.
Nó đối lập với bao cấp và đồng nghĩa với tự chủ năng động.
Hai là, hàng hóa trên thị trường rất phong phú phản ánh trình độ cao của năng suất lao
động, trình độ phân công lao động xã hội, sự phát triển của cản xuất và thị trường.


Ba là, giá cả được hình thành ngay trên thị trường, vừa chịu tác động của quan hệ cạnh
tranh và quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ.
Bốn là, cạnh tranh là một tất yểu của nền KTTT, có nhiều hình thức phong phú vì mục
tiêu lợi nhuận.
Năm là, KTTT là hệ thống kinh tế mở.
Trong nền KTTT thì mọi chủ thể tự quyền quyết định hành động của mình, quyết định
mặt hàng sản xuất và tiêu chí sản phẩm mình đặt ra… Dưới sự quản lý của các luật kinh tế,
luật kinh doanh. Chính vì đó các sản phẩm trên thị trường vô cùng phong phú, nó đánh giá về
trình độ sản xuất ngày càng cao, các sản phẩm bán ra có giá không ổn định tùy thuộc vào
cung cầu. Nền KTTT là một môi trường sản xuất kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt của
các chủ thể… Cạnh tranh và đào thải một cách có chọn lọc được điều tiết bởi bàn tay vô
hình. Nền KTTT thâm nhập vào mỗi quốc gia đưa nền kinh tế riêng biệt hòa đồng vào nền
kinh tế toàn cầu. Có thể nói KTTT là một nền kinh tế mở.
Chính vì đặc trưng này, để ứng dụng vào nền KTTT, đưa nền kinh tế trở nên vững
mạnh, phát triển thì phải hiểu sâu sắc các đặc trưng của nó-cái chung và vận dụng mối quan
hệ giữa cái chung và cái riêng cho hợp lí. Cái chung của nền KTTT và cái riêng của nền kinh
tế nước nhà phải định hướng theo XHCN đối với nước Việt Nam chúng ta.

2/ Bản chất của nền KTTT định hướng XHCN
Bản chất của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là kiểu tổ chức kinh tế phản ánh sự
kết hợp giữa cái chung là KTTT với các đặc thù là định hướng XHCN, dựa trên nguyên tắc
lấy cái đặc thù-định hướng XHCN làm chủ đạo.
Với định nghĩa nói trên cho thấy nổi lên ba khía cạnh chủ yếu:
Thứ nhất: Với tư cách là cái chung –KTTT đòi hỏi quá trình kết hợp phải tạo lập và
vận dụng các yếu tố:
• Cơ sở kinh tế mang tính đa dạng về sở hữu và thành phần kinh tế để nền kinh tế
có tự do hóa kinh tế ( tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ )
• Các phạm trù kinh tế vốn có của KTTT như hàng hóa, tiền tệ, thị trường, cạnh
tranh, cung cầu, giá trị thị trường, giá cả thị trường và lợi nhuận.
• Các quy luật kinh tế của KTTT ( Quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy

luật cạnh tranh và quy luật cung cầu)
• Cơ chế vận hành nền KTTT- cơ chế thị trường có sư quản lí của nhà nước.
Thứ hai: với tư cách là cái đặc thù- định hướng XHCN- trong quá trình kết hợp đoì
hỏi phải tuân theo các mục tiêu đặc trưng của CNXH mà nước ta cần xây dựng. Định hướng
XHCN ở nước ta là một sự lựa chọn tất yếu, một khái niệm khoa học. Tuy vậy vẫn có một số
cách hiểu khác nhau, thậm chí không phải không có tư tưởng hoài nghi về tính hiện của định
hướng XHCN mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã chọn.
Thứ ba: Trong mối quan hệ giữa cái chung- KTTT với các đặc thù- định hướng
XHCN, không thể lấy KTTT làm chủ đạo. Đây là nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ kết
hợp giữa cái chung và cái đặc thù, vì chúng ta không chủ trương xây dựng mô hình KTTT
bất kì, trừu tượng, càng không chủ trương xây dựng mô hình KTTT tư bản chủ nghĩa, mà chủ
trương xây dựng mô hình KTTT định hướng XHCN làm chủ đạo.
Vấn đề ta cần xét ở đây là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng diễn ra như thế
nào? Theo quan điểm của Mac-Lênin: thì cái chung và cái riêng tồn tại khách quan và chúng
có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà
biểu hiện sự tồn tại của chính mình. Ở đây cái chung là nền KTTT trong xu hướng, đặc điểm
phát hiện chung là nền kinh tế mở cửa nhưng nó được đưa vào ứng dụng tại môi trường và
hoàn cảnh Việt Nam chúng ta thì nó tồn tại trong nền kinh tế nước nhà đi theo định hướng
XHCN. Thông qua môi trường hoàn cảnh xu hướng của nền kinh tế Việt Nam hòa nền KTTT
có những đặc điểm chung.

×