Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sự ra đời của ngày Quốc tế phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.04 KB, 5 trang )

Sự ra đời của ngày Quốc tế Phụ Nữ
Lễ kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (QTPN) đã được tiến hành từ thời gian đầu
của những năm 1900. Đó là thời điểm khởi đầu cho sự bùng nổ dân số và sự
phát triển của những tư tưởng, quan điểm cấp tiến trên toàn thế giới.
Năm 1908
Tại thời điểm này, vai trò của người phụ nữ trong xã hội không được đánh
giá đúng mức. Việc bị đối xử bất công và bất bình đẳng về giới đã thôi thúc
người phụ nữ đứng lên đấu tranh giành lại những quyền lợi chính đáng của
mình. 15000 phụ nữ đã diễu hành phản đối trên đường phố New York – Mỹ
đòi hỏi việc giảm giờ làm, tăng lương và được tham gia bầu cử.
Năm 1909
Để phù hợp với lời tuyên bố Đảng Cộng sản Mỹ, lễ QTPN đầu tiên đã được
tổ chức vào ngày 28-2 xuyên suốt các tiểu bang của quốc gia này. Cho đến
tận năm 1913, những người phụ nữ vẫn tiếp tục tổ chức buổi lễ này vào Chủ
Nhật cuối cùng của tháng 2 hàng năm.
Năm 1910
Tại hội nghị Cộng sản quốc tế tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch, hơn 100
phụ nữ từ 17 quốc gia khác nhau đến dự hội nghị đã đồng lòng chấp thuận
đề nghị kỉ niệm một cách chính thức ngày QTPN trên toàn thế giới. Ngày lễ
này nhằm vinh danh quá trình đấu tranh không mệt mỏi của nữ giới vì quyền
lợi chính đáng của mình và hòa vào cuộc vận động toàn cầu đòi quyền đi
bầu cho phụ nữ. 3 trong số những phụ nữ tham dự hội nghị sau đó đã đắc cử
để trở thành những nữ nghị viên đầu tiên trong nghị viện Phần Lan.
Năm 1911
Tuân theo quyết định đã được thông qua ở Copenhagen, QTPN lần đầu tiên
được tổ chức ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sỹ vào ngày 19-3. Hơn 1 triệu
phụ nữ và nam giới đã tham gia buổi mít tinh để yêu cầu quyền lợi của phụ
nữ trong công việc, bầu cử, được rèn luyện tay nghề, được tham gia các cơ
quan công chúng và không bị phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, chỉ một tuần sau đó, bi kịch “Tam giác lửa” ở thành phố New
York đã cướp đi mạng sống của hơn 140 nhân công nữ, phần lớn họ là lao


động nhập cư người Ý và Do Thái. Tai nạn thảm khốc này là hồi chuông
cảnh báo cho điều kiện làm việc tồi tệ và luật lao động còn nhiều thiếu sót
của Mỹ.
Năm 1911 cũng diễn ra cuộc vận động “Bánh mì và Hoa hồng” nổi tiếng.
Tên của cuộc vận động cũng chính là tên bài hát truyền thống thường được
ngân vang trong các buổi lễ QTPN trên toàn thế giới sau này.
Năm 1913 – 1914
Phụ nữ Nga đã tổ chức ngày QTPN đầu tiên của họ vào Chủ nhật cuối cùng
của tháng 2 năm 1913 như một hành động ủng hộ hoà bình, phản đối Chiến
tranh Thế giới lần thứ I. Năm 1914, phụ nữ toàn Châu Âu đã tham gia cuộc
mít-tinh lớn nhằm chống lại chiến tranh đang xảy ra cũng như thể hiện tinh
thần đoàn kết giữa những người phụ nữ trên toàn thế giới.
Đối xử hòa đồng, không phân biệt giới tính
là cách thể hiện sự trân trọng của bạn dành cho nữ giới.
Năm 1917
Vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 2, phụ nữ Nga đã khởi động cuộc đấu
tranh “bánh mì và hòa bình” nhằm tưởng nhớ sự hy sinh của 2 triệu binh
lính Nga tử trận trong chiến tranh. Cuộc đấu tranh kéo dài cho đến tận 4
ngày sau đã khiến Nga hoàng phải thoái vị và chính phủ lâm thời được thành
lập đã công nhận quyền bầu cử của nữ giới. Ngày khởi đầu cuộc đấu tranh là
Chủ nhật 23-2 (lịch Julian) cũng chính là ngày 8-3 (lịch Gregorian ngày
nay).
Năm 1918 – 1999
Kể từ khi chính thức ra đời, QTPN đã phát triển nhanh chóng và trở thành
một buỗi lễ kỉ niệm được công nhận và tổ chức hàng năm ở khắp các quốc
gia trên toàn thế giới. Trong nhiều năm qua, Liên hiệp quốc đã tổ chức hội
nghị QTPN thường niên nhằm thúc đẩy sự hợp tác, nỗ lực của toàn cầu vì
quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ cho xã hội, chính phủ và kinh tế. Năm
1975 đã được chỉ định là “Năm phụ nữ thế giới”
Năm 2000 – 2007

QTPN ngày nay đã trở thành một lễ kỉ niệm chính thức ở các quốc gia như
Nga, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Macedonia, Moldova, Ukraine,
Uzbekistan và Việt Nam. Theo phong tục, trong ngày này, nam giới sẽ bày
tỏ lòng tôn kính đến bà, mẹ, cô giáo… cũng như tình yêu thương dành cho
vợ, bạn gái, bạn học nữ… của họ. Bên cạnh những tấm lòng là những bó hoa
rực rỡ sắc màu, những món quà nhỏ nhưng chứa đựng tình yêu thương mà
họ muốn gửi đến những người phụ nữ thân thương nhất của mình.
Ở một số quốc gia, QTPN mang giá trị và ý nghĩa tương đương với “Ngày
của Mẹ”. Khi đó, trẻ em sẽ dâng tặng mẹ và bà mình những món quà nhỏ
nhằm thể hiện lòng biết ơn dành cho sự quan tâm, chăm sóc của người lớn
với các em. Thậm chí, nước Mỹ còn qui định tháng 3 là “Tháng lịch sử của
phụ nữ”.
Thiên niên kỉ mới đã chứng kiến sự
thay đổi đầy ý nghĩa về vai trò và
nghĩa vụ của người phụ nữ trong xã
hội hiện đại ngày nay. Đó là sự bình
đẳng giới tính, sự giải phóng thân
phận người phụ nữ khỏi những ràng
buộc, lễ giáo phong kiến và chế độ
gia trưởng.
Càng ngày càng có nhiều đóng góp
tài năng, trí tuệ, công sức lao động
của người phụ nữ trong tất cả mọi
lĩnh vực xã hội và đời sống. Chúng ta
đã có những phi hành gia, bộ trưởng,
thủ tướng là nữ giới, các bé gái được
khuyến khích tiếp tục con đường học
vấn lên cao hơn, những bà nôi trợ vừa
đảm việc nhà vừa giỏi việc công ty….
Mặc dù vậy, đâu đó trong xã hội vẫn còn sự bất bình đẳng, sự đối xử bất

công với người phụ nữ trong thương nghiệp, chính trị, giáo dục, sức khỏe và
nạn bạo hành, dùng vũ lực với nữ giới vẫn còn tiếp diễn ở một số quốc gia
kém phát triển… Đó là điều mà sự tiến bộ của nhân loại và xã hội ngày nay
không thể chấp nhận được.
Vào ngày 8 tháng 3 hàng năm, QTPN được tổ chức kỉ niệm long trọng và
đầy ý nghĩa ở nhiều quốc gia kèm theo những cuộc tọa đàm về chính trị, hội
thảo kinh tế Tất cả nhằm tôn vinh những đóng góp lớn lao, không ngơi
nghỉ cho nhân loại của người phụ nữ.
Là đàn ông, hãy tận dụng ngày lễ đặc biệt này để gửi đến những người phụ
nữ quan trọng và thân thương của bạn lòng tri ân và tình yêu thương chân
thành nhất. Hãy biến mọi ngày trong năm đều là ngày QTPN để mọi phụ nữ
đều được nâng niu, chiều chuộng, để xứng đáng là những tặng phẩm quí giá
nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho nam giới chúng ta trong cuộc sống này.

×