Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu sử dụng rom và thân cây ngô già sau thu bắp làm thức ăn cho bò sữa pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.94 KB, 23 trang )

Nghiên cứu sử dụng rom và
thân cây ngô già sau thu bắp
làm thức ăn cho bò sữa

I. Đặt vấn đề
Các cuộc điều tra mới đây về tình hình dinh dưỡng của đàn bò sữa
nuôi tại khu vực ngoại thành Hà nội cho thấy khẩu phần ăn của đàn bò sữa
không cân đối: Tỷ lệ protein thô khẩu phần rất thấp (khoảng 10% VCK),
năng lượng trao đổi khẩu phần cao hơn so với nhu cầu thực tế của gia súc
(cao hơn từ 5,4 - 27,4% so với nhu cầu), tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần
cao (50 - 60% đối với bò có năng suất khoảng 10kg sữa/ngày) (Vũ Duy
Giảng, Bùi Quang Tuấn và cộng sự).
Vì vậy, việc đưa phụ phẩm của ngành trồng trọt như rơm, thân cây
ngô già sau khi thu bắp được chế biến hợp lý nhằm tăng phần thức ăn thô,
giảm phần thức ăn tinh, tăng thêm nguồn protein thô cho gia súc, đồng thời
giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt thức ăn thô xanh trong vụ đông là cần
thiết.
II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Gồm 2 thí nghiệm:
A. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế 50% cỏ
tươi (tính theo VCK) trong khẩu phần bằng thân cây ngô già ủ chua và thân
cây ngô già xừ lý với urê đến năng suất sữa của đàn bò lai hướng sữa.
1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 12 con bò cái đang tiết sữa tháng thứ
3 - thứ 4, thuộc chu kỳ tiết sữa thứ 2 - 5, theo phương pháp phân lô so sánh
(4 con/lô). Sơ đồ bố trí và khẩu phần thử nghiệm được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Sơ đồ bố trí và khẩu phần thí nghiệm
Công thức hay khẩu phần thí nghiệm
KP1 KP2 KP3
Số lượng
bò (n)


4 4 4
Khối lượng
bò (kg)
397±6 404±9 398±8
Chu kỳ sữa

2-5 2-5 2-5
Tháng vắt
sữa
3-4 3-4 3-4
Năng suất
sữa trước thí
nghiệm (kg)
10,20±0,14

10,14±0,23

10,24±0,20

Cỏ tự
nhiên (kg)
26 13 13
Cây ngô 0 8 0
già ủ chua (kg)
Cây ngô
già xử lý với 4%
urê (kg)
0 0 6
Protein,
%VCK

14 14 14
Thức ăn
tinh, % NLTĐ
Kp
45 45 45
- Thức ăn tinh được cho ăn mỗi ngày 2 lần vào thời điểm vắt sữa, sau
đó bò được cho ăn thức ăn thô xanh, có theo dõi thức ăn thừa để điều chỉnh
khẩu phần và tính lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò sữa.
- Sữa được vắt mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, lượng sữa
vắt được cân
và ghi chép hàng ngày.
- Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của bò được tinh toán dựa vào tiêu
chuẩn NRC (1989).
2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Lượng thức ăn thu nhận.
+ Năng suất và chất lượng sữa (VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa).
+ Chi phí thức ăn cho sản xuất sữa (NLTĐ, protein).
+ Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa.
Thực hiện mô hình toán phân tích kinh tế với hai tham số biến động
cùng một lúc là năng suất sữa và chi phí tiền thức ăn được sử dụng để tính
hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa. Các tham số bất biến là: giá sữa, khấu
hao bò mẹ, khấu hao chuồng trại, định mức công nuôi dưỡng, định mức tiền
một ngày công.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Khối lượng vật chất khô và protein thô thu nhận được của bò sữa
Khối lượng VCK và protein thô thu nhận
của bò sữa được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Khối lượng vật chất khô và Protein thu nhận của bò sữa
Khẩu phần
1 (n=4)

Khẩu phần 2
(n=4)
Khẩu phần
3 (n=4)
VCK,
kg
10,42
b
±0,13

10,06
ab
±0,16

9,96
a
±0,16

Protein,
g
1411±18 1387±22 1392±23
Các số trung bình mang các chữ a, b khác nhau theo hàng ngang thì
khác nhau có ý nghĩa thống kê
Vật chất khô thu nhận của bò ở khẩu phần 1 đạt cao nhất. Vật chất
khô thu nhận của bò ở khẩu phần 3 có xu hướng thấp hơn so với bò ở khẩu
phần 2 là do ban đầu bò chưa ăn quen thân cây ngô già xử lý với urê. Tuy
nhiên, sau 2 tuần làm quen với khẩu phần và 2 tuần thí nghiệm, lượng thu
nhận thức ăn này của bò đã tăng đáng kể. Qua bảng trên không thấy có sự
sai khác nhiều về lượng protein thô thu nhận của bò giữa 3 khẩu phần thí
nghiệm.

2. Năng suất sữa của đàn bò qua các tháng thí nghiệm:
Năng suất sữa của đàn bò qua các tháng thí nghiệm được trình bày
trong bảng 3.
Bảng 3: Năng suất sữa của đàn bò qua các tháng thí nghiệm


Tháng 1 Tháng 2

Tháng
3
Trung
bình
K
p 1
(n=4)
11,42
b
±0
,37
10,44
b
±0
,39
9,49
b
±0
,37
10,45
b
±0

,37
K
p 2
(n=4)
10,03
a
±0,
50
9,07
a
±0,
39
8,35
a
±0
,26
9,15
a
±0,
38
K
p 3
(n=4)
10,38
ab
±
0,39
9,80
ab
±0

,41
9,30
b
±0
,35
9,83
ab
±0
,38
Các số trung bình mang các chữ a, b khác nhau theo cột dọc thì khác
nhau có ý nghĩa thống kê
Năng suất sữa của bò ở khẩu phần 1 cao hơn năng suất sữa của bò ở
khẩu phần 2 ở tất cả các tháng thí nghiệm. Điều này được giải thích là do tốc
độ phân giải thức ăn ở khẩu phần 1 cao hơn so với khẩu phần 2, dẫn đến thu
nhận thức ăn ở khẩu phần 1 cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng
của bò sữa.
Một điều đáng chú ý là ở khẩu phần 3, năng suất sữa của bò trong
tháng đầu thấp hơn nhiều so với bò ở khẩu phần 1. Tuy nhiên, đến tháng thí
nghiệm thứ 2 và thứ 3, chênh lệch năng suất sữa giữa bò ở khẩu phần 1 và
khẩu phần 3 đã dần dần được rút ngắn. Như đã nêu ở phần trên, lượng VCK
thu nhận của bò trong tháng đầu ở khẩu phần 3 bị hạn chế do bò chưa quen
ăn thân cây ngô già xử lý với urê.
Trong tháng thí nghiệm thứ 2 và thứ 3, lượng thu nhận thân cây ngô
già xử lý với urê đã tăng đáng kể, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bò
sữa. Do đó năng suất sữa của bò tương đối cao và ổn định.
3. Chất lượng sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa
Kết quả phân tích VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa và tiêu tốn thức ăn
cho sản xuất sữa được trình bày trên bảng 4.
Bảng 4: Chất lượng sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa
Khẩu phần

1 (n=4)
Khẩu phần
2 (n=4)
Khẩu phần
3 (n=4)
VCK
sữa, %
12,38±0,09

12,33±0,10

12,40±0,07

Protein
sữa, %
3,40±0,08 3,33±0,08 3,42±0,05
Mỡ sữa,
%
4,00±0,10 4,10±0,06 4,10±0,05
Tiêu tốn
thức ăn:

VCK,
kg/kg sữa
1,00
a
±0,02 1,10
b
±0,03 1,01
a

±0,02
Protein,
g/kg sữa
135,3
a
±3,2 152,0
b
±3,8 141,6
a
±3,1
Ghi chú: Các số trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau theo
hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Kết quả ở bảng trên không thấy sự khác nhau rõ rệt về các chỉ tiêu tỷ
lệ VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa giữa các khẩu phần thí nghiệm (P>0,05).
Tiêu tốn VCK và protein thô tính cho 1 kg sữa hiệu chỉnh ở khẩu phần
1 và khẩu phần 3 thấp hơn với khẩu phần 2 (P<0,05)
4. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa được trình
bày trong bảng 5
Bảng 5: Phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa
Khẩu
phần 1 (n=4)

Khẩu
phần 2 (n=4)

Khẩu
phần 3 (n=4)

Năng suất sữa,

kg/con/ngày
10,45 9.15 9.83
Giá sữa, đ/kg 3.000 3.000 3.000
Tiền thức ăn, đ/con/ngày

17.580

17.300

16.000

Định mức công CN,
công/con/ngày
0.042 0.042 0.042
Định mức tiền công,
đ/ngày
15.000

15.000

15.000

Khấu hao chuồng trại,
đ/ngày
420 420 420
Khấu hao bò mẹ, đ/ngày

1.850 1.850 1850
Giá trị lợi nhuận,
đ/con/ngày

10.870

6.850 10.590

Kết quả trên bảng cho thấy ở khẩu phần 3, do tận dụng được nguồn
thân cây ngô già và nguồn nitơ phi protein nên chi phí thức ăn cho bò là thấp
nhất. Năng suất của bò ở khẩu phần 3 cũng đạt tương đối cao, không thua
kém nhiều so với bò ở khẩu phần 1. Do đó mà giá trị lợi nhuận của chăn
nuôi bò sữa ở khẩu phần 3 chỉ thấp hơn một chút so với khẩu phần 1 (10.590
so với 10.870đ/con/ngày).
B. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế 50% cỏ
tươi (tính theo VCK) trong khẩu phần bằng rơm khô không xử lý và rơm xử
lý với urê đến năng suất của đàn bò lai hướng sữa.
1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 12 con bò cái đang tiết sữa tháng thứ
3 - thứ 4, thuộc chu kỳ tiết sữa thứ 2 - 5, theo phương pháp phân lô so sánh
(4 con/lô). Sơ đồ bố trí và khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: Sơ đồ bố trí và khẩu phần thí nghiệm 2.
Công thức hay khẩu phần thí nghiệm
KP1 KP2 KP3
Số lượng
bò (con)
4 4 4
Khối lượng
bò (kg)
402±8 397±8 394±5
Chu kỳ sữa

2-5 2-5 2-5
Tháng vắt

sữa
3-4 3-4 3-4
Năng suất
sữa trước thí
nghiệm (kg)
10,15±0,22

10,19±0,18

10,22±0,28

Cỏ tự
nhiên (kg)
26 13 13
Rơm khô
(kg)
0 4 0
Rơm xử lý
với 3% urê (kg)
0 0 6
Protein,
%VCK
14 14 14
Thức ăn
tinh, % năng
lượng trao đổi Kp

45 45 45
Thức ăn tinh được cho ăn mỗi ngày 2 lần vào thời điểm vắt sữa, sau
đó bò được cho ăn thức ăn thô xanh, có theo dõi thức ăn thừa để điều chỉnh

khẩu phần và tính lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò sữa.
2. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Lượng thức ăn thu nhận
+ Năng suất và chất lượng sữa (VCK sữa, protein sữa, mỡ sữa).
+ Chi phí thức ăn cho sản xuất sữa (năng lượng trao đổi, protein).
+ Hiệu quả kinh tế của đề tài.
3. Kết quả nghiên cứu
a. Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần:
Tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ, protein, xơ thô của khẩu phần được trình
bày trong bảng 7.
Bảng 7: Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần
Khẩu phần 1
(n=3)
Khẩu phần 2
(n=3)
Khẩu phần 3
(n=3)
Tiêu hoá ch
ất hữu
cơ %
68,84
c
±1,74 58,16
a
±1,67 62,90
b
±1,66
Tiêu hoá Protein
%
71,43

b
±2,23 64,50
a
±1,54 68,44
ab
1,60
Tiêu hoá xơ thô %
60,97
b
±1,75 50,57
a
±1,59 58,80
b
±1,50
Ghi chú: Các số trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau theo
hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng trên cho thấy tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ đạt cao nhất ở khẩu phần
1, tiếp đến khẩu phần 3 và thấp nhất ở khẩu phần 2. Điều này hoàn toàn phù
hợp vì cỏ tươi là thức ăn lý tưởng cho động vật nhai lại. Tỷ lệ tiêu hoá chất
hữu cơ ở khẩu phần 3 cao hơn so với khẩu phần 2 (P < 0,05). So với rơm
không xử lý, rơm xử lý với urê đã tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động
phân giải thức ăn của VSV dạ cỏ (nồng độ NH
3
dịch dạ cỏ luôn được giữ ở
mức cao do urê trong rơm xử lý được giải phóng từ từ; carbohydrate trong
rơm xử lý trở thành dễ lên men đối với VSV dạ cỏ ). Như vậy xử lý rơm
bằng urê đã có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của thức ăn.
Tỷ lệ tiêu hoá protein thô đạt cao nhất ở khẩu phần 1, thấp nhất ở
khẩu phần 2. Tỷ lệ tiêu hoá protein ở khẩu phần 3 nằm ở mức trung gian
giữa khẩu phần 1 và khẩu phần 2. Sự tăng cao về tỷ lệ tiêu hoá protein thô

của khẩu phần với rơm xử lý là do lượng nitơ của urê được bổ sung vào
thành phần của rơm hoà tan vào dịch dạ cỏ ở giai đoạn đầu của quá trình tiêu
hoá.
Mặt khác, tác nhân xử lý đã làm lỏng lẻo" các mối liên kết giữa
protein và lignin) cũng có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của protein thô.
Mattoo và cộng sự (1986) cho biết tỷ lệ tiêu hoá protein thô của rơm
lúa mì xử lý bằng các nồng độ urê khác nhau cao hơn rõ rệt so với rơm
không được xử lý. Kết quả cao nhất ở xử lý urê 6% (so với 0,4 và 0,5%).
Một điều rất đáng được quan tâm là tỷ lệ tiêu hóa xơ thô ở khẩu phần
3 cao hơn hẳn so với khẩu phần 2 (58,80% so với 50,57%). Khi đưa rơm
không xử lý vào khẩu phần ăn của bò sữa đã làm giảm tỷ lệ tiêu hoá xơ
chung của toàn khẩu phần vì rơm có tỷ lệ xơ lignin hoá rất cao. Nhưng khi
xử lý rơm với urê, môi trường kiềm do NH3 tạo ra sẽ phá vỡ các mối liên
kết giữa lignin và các thành phần khác của xơ thô, tạo điều kiện cho vi sinh
vật dạ cỏ xâm nhập, phân giải các thành phần của xơ được dễ dàng hơn.
b. Khối lượng vật chất khô và Protein thô thu nhận
Vật chất khô và protein thô thu nhận của các nhóm bò thí nghiệm
được trình bày trong bảng 8.
Bảng 8: Khối lượng vật chất khô và protein thô thu nhận của bò sữa
Khẩu phần
1 (n=4)
Khẩu phần
2 (n=4)
Khẩu phần
3 (n=4)
Vật chất
khô (kg)
10,33±0,12

10,23±0,15


10,25±0,16

Protein
(g)
1416±16 1405±23 1420±22
Sự khác biệt về lượng VCK và protein thô thu nhận/con/ngày giữa các
khẩu phần thí nghiệm là không đáng kể.
c. Năng suất, chất lượng sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa:
Năng suất, chất lượng sữa của đàn bò thí nghiệm và tiêu tốn thức ăn
cho sản xuất sữa được trình bày trên bảng 9.
Bảng 9: Năng suất, phẩm chất sữa và tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa
KP1 (n=4) KP2 (n=4)

KP3 (n=4)
Năng suất
sữa
(kg/con/ngày)
10,23
b
±0,22

9,17
a
±0,26

9,62
ab
±0,28


Vật chất
khô sữa (%)
12,23±0,10

12,33±0,17

12,17±0,07

Protein
sữa (%)
3,38±0,07 3,46±0,03 3,42±0,04
Mỡ sữa
(%)
4,08±0,06 4,03±0,08 4,11±0,06
Tiêu tốn thức ăn
VCK
(kg/kg/sữa)
1,01
a
±0,02 1,11
c
±0,02

1,06
b
±0,02

Protein
(g/kg sữa)
138,5

a
±1,5 153,2
c
±2,2

147,5
b
±2,4

Ghi chú: Các số trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau theo
hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Qua bảng trên cho thấy năng suất sữa của bò ở khẩu phần 1 cao hơn
rõ rệt so với bò ở khẩu phần 2 (P < 0,05). Năng suất sữa của bò ở khẩu phần
3 có xu hướng cao hơn so với bò ở khẩu phần 2, nhưng thấp hơn so với bò ở
khẩu phần 1. Tuy nhiên, sự sai khác này chưa đạt tới mức có ý nghĩa thống
kê (P > 0,05). Khẩu phần 1 có tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng cao hơn so
với khẩu phần 2 và khẩu phần 3, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các chất dinh
dưỡng cho bò sữa. Điều đó sẽ dẫn đến tăng khả năng tiết sữa của đàn bò.
Khẩu phần 2 có tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng thấp, không đáp ứng đầy
đủ các chất dinh dưỡng cho bò sữa, làm giảm khả năng tiết sữa của đàn bò.
Trong khẩu phần 3, tuy 50% cỏ tươi được thay thế bằng rơm xử lý với urê,
nhu cầu của bò sữa vẫn được đáp ứng đầy đủ do tỷ lệ tiêu hoá của rơm xử lý
đã được cải thiện rõ rệt. Do đó, bò sữa vẫn có năng suất cao và ổn định.
Không thấy sự sai khác đáng kể về tỷ lệ VCK sữa, protein sữa và mỡ
sữa giữa các thành phần thí nghiệm (P > 0,05). Các tính trạng chất lượng sữa
(VCK sữa, protein sữa và mỡ sữa) có hệ số di truyền tương đối cao nên
không dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh (Đặng Vũ Bình và cộng
sự 1995).
Tiêu tốn VCK và protein thô tính cho 1kg sữa hiệu chỉnh (kể cả duy
trì) của bò thấp nhất ở khẩu phần 1, tiếp đến khẩu phần 3 và cao nhất ở khẩu

phần 2 (P <0,05).
d. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa.
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa được trình
bày trong bảng 10.
Bảng 10: phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa
Khẩu
phần 1
(n=4)
Khẩu
phần 2
(n=4)
Khẩu
phần 3 (n=4)

Năng suất sữa,
kg/con/ngày
10,23

9,17 9,62
Giá sữa, (đ/kg) 3000 3000 3000
Tiền thức ăn, đ/con/ngày 18840

18500

18700

Định mức công CN,
công/con/ngày
0,042


0,042

0,042
Định mức tiền công,
đ/ngày
15000

15000

15000

Khấu hao chuồng trại,
đ/ngày
1850 1850 1850
Giá trị lợi nhuận,
đ/con/ngày
8950 6110 7260
Giá trị lợi nhuận ở các khẩu phần 1, khẩu phần 2 và khẩu phần 3
tương ứng đạt 8950, 6110 và 7260 đồng/con/ngày. Như vậy, giá trị này đạt
cao nhất ở khẩu phần 1, tiếp đến khẩu phần 3 và thấp nhất ở khẩu phần 2.
Tuy giá trị lợi nhuận ở khẩu phần 3 thấp hơn ở khẩu phần 1 nhưng ý nghĩa
của việc dùng rơm xử lý với urê làm thức ăn cho bò sữa là rất lớn bởi vì rơm
là nguồn phụ phẩm nông nghiệp rất sẵn, còn cỏ tươi thì rất khan hiếm trong
vụ đông.
III. Kết luận
Trên cơ sở khẩu phần có tỷ lệ Prôtêin 14%, tỷ lệ thức ăn tinh 45%,
việc thay thế 50% cỏ tươi (tính theo VCK) của khẩu phần bằng rơm xử lý
với urê hay thân cây ngô già xử lý với urê đã đáp ứng được tốt nhu cầu dinh
dưỡng của bò sữa vì thế năng suất sữa vẫn giữ được ở mức ổn định, không
thua kém nhiều so với bò ở khẩu phần đối chứng được cung cấp hoàn toàn

cỏ tươi trong khẩu phần (9,26 kg/con/ngày so với 10,23 kg/con/ngày và 9,83
kg/con/ngày so với 10,45 kg/con/ngày). Giá trị lợi nhuận của chăn nuôi bò
sữa cũng đạt mức tương đối cao (7260 so với 8950 đồng/con/ngày và 10590
so với 10870 đồng/con/ngày).

×