Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khả năng tư duy quyết định nghệ thuật lãnh đạo potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.58 KB, 5 trang )

Khả năng tư duy
quyết định nghệ thuật
lãnh đạo
John N. Mangieri cả đời luôn chú ý đến sự thất bại. Lúc nhỏ, John
bị thu hút bởi những đồ chơi và thường nổi cáu khi biết rằng những
món đồ chơi này đã hỏng, nhưng sau đó, điều mà ông muốn làm là
phải hiểu rõ nguyên nhân tại sao chúng lại bị hỏng.

Sở thích ngay từ thời niên thiếu đó đã trở thành đề tài
nghiên cứu của ông trong suốt 20 năm qua đối với vấn
đề phát triển và thành tích quản lý. Năm 1989, ông bắt
đầu nghiên cứu đặc điểm giống nhau của những công
ty, tổ chức có thành tích hoạt động thấp. Qua đó ông
đã tìm ra được những nguyên nhân cơ bản khiến cho các tổ chức này
hoạt động không hiệu quả. Những tổ chức này còn không xác định được
trọng tâm của công việc; mục tiêu không thể được duy từ lâu dài, lại mơ
hồ hoặc không hề có ý nghĩa; quyết sách thường mang tính bột phát, tạm
thời, chứ không có tính chiến lược và lâu dài. Đồng thời những tổ chức
có thành tích kém luôn có vốn đầu tư hạn chế, không đáp ứng được các
yêu cầu cần thiết của khách hàng. Về phương diện khả năng lãnh đạo,
thì lại không nhất quán và đôi khi mang tính cục bộ.

Do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự liên quan giữa người lãnh đạo
với tổ chức có thành tích thấp, John quyết định nghiên cứu vấn đề này từ
một góc độ khác: ông tập trung nghiên cứu vào những tổ chức đã gặt hái
thành công; nghiên cứu những phong cách lãnh đạo mà các nhân viên
quản lý của những tổ chức đó đã áp dụng. Nhưng kết quả vẫn mâu
thuẫn. Những người lãnh đạo thành công đã áp dụng loại phong cách
quản lý độc tài, trong khi phong cách quản lý của những lãnh đạo khác
thì lại hoàn toàn khác. Dù John quan sát đủ loại phong cách của các lãnh
đạo, nhưng ý nghĩa thật sự về khả năng lãnh đạo mà John muốn tìm


kiếm - người quản lý cùng với phương pháp lãnh đạo của một tổ chức
thành công – thì lại chẳng có kết quả gì. Ông nhận thấy rằng trong tổ
chức thành công không tồn tại duy nhất một phương pháp lãnh đạo tốt.

Lúc này, John đã rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Dù những thông tin
mà ông đưa ra qua các nghiên cứu của mình quả thật khiến cho người
khác lấy làm thú vị, nhưng nó lại không thể giúp ông có được đáp án
như mong muốn: phong cách lãnh đạo mà người quản lý tổ chức có
thành tích tốt đã áp dụng.

Bởi vậy, John phải quyết định có nên ngừng nghiên cứu không, hay
chuyển sang nghiên cứu phương pháp tư duy của người lãnh đạo trong
những tổ chức thành công. Sau khi suy nghĩ kỹ, ông quyết định thực
hiện hai bước. Bước thứ nhất, ông quyết định loại bỏ những nghiên cứu
ban đầu mà chuyển sang tìm kiếm xác định tính chất đặc trưng có được
trong tư duy của những người lãnh đạo này; bước thứ hai, mời Cathi
Collins Block và những người khác tiến hành cuộc nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu về kỹ năng của những nhà lãnh đạo kiệt xuất
này, cả hai đã phát hiện ra được một quy luật rất rõ ràng, những vị lãnh
đạo này đều có khả năng tư duy vô cùng nhạy bén, khả năng này không
chỉ thể hiện ở việc nhận biết một phương diện nào đó trong một lĩnh vực
mà là tất cả các phương diện: suy luận, quan sát rõ ràng và hiểu rõ bản
thân.

Người nghiên cứu của Hay Group phát hiện rằng "những nhà lãnh đạo
ưu tú nhất đều có thể nhanh chóng xác định thông tin quan trọng nhất từ
khối thông tin để đánh giá thông tin nào mang lại những tiềm năng và
phù hợp đối với doanh nghiệp của họ. Mục đích của họ là bảo vệ lợi ích
của công ty trước những áp lực. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện

mục tiêu của mình, họ đã vận dụng bốn loại năng lực: khảo sát rộng,
phân tích tư duy, khái niệm tư duy và quan sát tỉ mỉ.
Chúng tôi biết công việc của bạn rất bận rộn, cho nên cuốn sách này
được biên soạn với sự quan tâm tới quỹ thời gian của bạn. Chúng tôi hy
vọng, bạn hãy cố gắng đọc hết ba chương đầu, như vậy bạn có thể hiểu
rõ về khả năng tư duy của bản thân một cách toàn diện. Chương 4 đến
chương 10, bạn có thể đọc vào lúc rảnh rỗi.

×