ĐỊA LÍ LỚP 7
Bài 18
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
A. GỢI Ý DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
Sau bài thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
- Nhận biết được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa.
2. Kĩ năng
- Nhận biết môi trường đới ôn hòa qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu.
- Vẽ biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ
- SGK với các hình ở trang 59, 60.
- Thước kẻ, bút chì màu.
- Biểu đồ mẫu của GV về sự gia tăng lượng khí thải CO
2
từ năm 1840 đến 1997
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1 : Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm tương ứng với các
môi trường của đới ôn hòa
- HS theo nhóm nhỏ quan sát 3 biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm (A, B, C).
- GV hướng dẫn HS chú ý đường biểu diễn nhiệt độ, lượng mưa ở mỗi biểu đồ liên
hệ với đặc điểm đã học về các kiểu môi trường ôn đới đã học (hải dương, lục địa, địa
trung hải). Cung cấp cho HS bảng trống theo mẫu sau, yêu cầu các em điền các kết quả
thảo luận nhóm vào :
SỰ TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN NHIỆT - ẨM
VỚI CÁC MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỚI ÔN HÒA
Biểu đồ Nhiệt độ Lượng mưa, phân bố mưa Môi trường
24
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện các yêu cầu của bài thực hành. Chú ý nhớ lại
kiến thức đã học về các kiểu môi trường ôn đới.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát các ảnh
để xác định các ý kiến đúng.
* Hoạt động 2 : Xác định kiểu rừng trong từng ảnh
- HS theo nhóm nhỏ quan sát ảnh các kiểu rừng ở đới ôn hòa : rừng hỗn giao, rừng lá
kim, rừng lá rộng.
- GV hướng dẫn HS chú ý đến đặc điểm thảm rừng (rậm rạp hay thưa, lá kim hay lá
rộng, hay xen kẽ lá kim và lá rộng)
- HS làm việc nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ thực hành theo yêu cầu của GV.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát ảnh các
kiểu rừng để xác định các ý kiến đúng.
* Hoạt động 3 : Vẽ biểu đồ
- HS (cá nhân) dựa vào số liệu bài thực hành SGK, vẽ biểu đồ.
- GV hướng dẫn HS chọn biểu đồ cột và hướng dẫn cách vẽ biểu đồ.
- HS vẽ biểu đồ cột vào vở thực hành và tiến hành nhận xét.
- Sau khi HS hoàn thành, GV treo biểu đồ mẫu lên bảng để HS đối chiếu, tự phát
hiện các lỗi của bài thực hành bản thân.
- GV yêu cầu một số HS nêu nhận xét của sự gia tăng lượng CO
2
trong không khí từ
năm 1840 đến năm 1997. GV khẳng định ý kiến đúng.
B. BÀI LÀM THỰC HÀNH
1. Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm tương ứng với các môi trường
của đới ôn hòa
SỰ TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN NHIỆT - ẨM
VỚI CÁC MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỚI ÔN HÒA
Biểu đồ Nhiệt độ, biên độ nhiệt Lượng mưa, phân bố mưa Môi trường
25
A - Nhiệt độ TB : -10
0
C
- Biên độ nhiệt: 40
0
C
- Ít. Cao nhất : tháng 7 (< 50mm)
- Có 9 tháng mưa tuyết (< 0
0
C)
- Ôn đới lục
địa cận cực
B - Nhiệt độ TB : 18
0
C
- Biên độ nhiệt : 15
0
C
- Trung bình.
- Mưa chủ yếu vào thu đông.
Mùa hạ khô hạn
- Ôn đới địa
trung hải
C - Nhiệt độ TB: 8
0
C
- Biên độ nhiệt :< 10
0
C
- Mưa khá cao, phân bố đều, 4
tháng mùa hạ hơi thấp (80 mm)
- Ôn đới hải
dương
2. Xác định các kiểu rừng ở đới ôn hòa
CÁC KIỂU RỪNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
Tên ảnh Đặc điểm cây, lá Kiểu rừng
Rừng của Thụy Điển
vào màu xuân
Cây lá kim thuần nhất, mọc dày,
xanh tốt
Rừng lá kim
Rừng của Pháp vào mùa hạ Cây lá rộng, nhiều cành, tương đối
thưa
Rừng lá rộng
Rừng của Ca-na-đa vào mùa
thu
Cây lá kim (thông xanh) xen kẽ cây
lá rộng (phong đỏ), cảnh quan rực rỡ
Rừng hỗn giao
3. Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng khí thải CO
2
từ năm 1840 đến 1997 và giải
thích nguyên nhân của sự gia tăng
a) Vẽ biểu đồ
26
b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân
- Cho đến năm1840, lượng khí thải CO
2
trong không khí vẫn ổn định ở mức 275
phần triệu (275 p.p.m)
- Từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp đến nay, lượng khí thải CO
2
không
ngừng gia tăng; năm 1997 đã đạt đến 355 p.p.m.
- Nguyên nhân: do các chất khí thải CO
2
trong công nghiệp, trong đời sống và trong
đốt rừng ngày càng nhiều.
27