Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Có nên chăm con ăn theo phong cách Tây? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.72 KB, 5 trang )

Có nên chăm con ăn theo
phong cách Tây?


Theo dõi hàng ngày sự
phát triển của con, nếu
thấy trẻ ăn ít những
vẫn có sức khoẻ vui
chơi, chạy nhảy bình
thường thì không có gì
đáng lo lắng.
Nếu như các bà mẹ Việt Nam luôn cố gắng tìm mọi
cách dồi nhét thức ăn cho con thì bà mẹ “Tây” lại cho
rằng nếu trẻ không chịu ăn thì nên chiều theo ý chúng
cho đến khi chúng đói và muốn ăn.
Có thể thấy ngay sự khác biệt về cách chăm sóc con cái
giữa một bà mẹ Việt Nam và một bà mẹ “Tây”. Với một bà
mẹ Việt Nam, nếu con không chịu ăn, việc ép sao cho con

Ảnh: inmagine.com
ăn hết khẩu phần của mình là điều cần thiết. Nhưng các bà
mẹ Tây lại cho rằng, nếu đứa trẻ không muốn ăn có nghĩa
là nó không đói và không cần thiết phải ép con ăn đến mức
độ chúng phải nôn, oẹ.
Các bà mẹ Việt Nam lý giải cách chăm sóc bữa ăn
cho con mình như vậy vì thấy con lười ăn là trong
lòng nhấp nhổm không yên, lo sợ trẻ không ăn hết
khẩu phần sẽ bị đói, thiếu chất và không đảm bảo
sức khoẻ của bé nên cần phải ép trẻ ăn, nếu trẻ trớ
thì cần cho trẻ ăn bù và lấy cân nặng của con làm
thành tích. Mặt khác, xuất phát từ cơ địa của trẻ em


Việt Nam vốn cũng yếu ớt hơn trẻ em "Tây", trẻ rất dễ
ốm nên các bà mẹ cho rằng không thể để mặc con
được tự do chuyện ăn uống như vậy.
Các bà mẹ "Tây" thì vẫn khẳng định, cần để trẻ làm
chủ với chính bản thân chúng, nếu đói thì tự chúng sẽ
muốn ăn và thông báo tín hiệu với mẹ bằng tiếng
khóc
Cô Sandra có con gái 2 tuổi nói rằng: “Nhìn các bà mẹ Việt
Nam nuôi con tôi cảm thấy rất thán phục vì sự chăm chút
con quá kĩ càng. Rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh 2 người lớn
(mẹ đứa trẻ và bà giúp việc) đi từ đầu phố đến cuối phố để
dỗ một trẻ nhỏ ăn. Công cuộc ăn uống khá gian nan vì
người mẹ cứ ra sức bón mà đứa trẻ chẳng chịu ăn… Ở nhà
mình thì khác, bé Bob 2 tuổi sẽ tự ăn khi nào cảm thấy đói,
không có chuyện ép ăn cũng như dỗ dành.”
“Điều mình đặt lên hàng đầu là nuôi con khoẻ mạnh và rèn
luyện cho con tính tự lập ngay cả trong chuyện ăn uống.
Mình không ép con ăn nhưng luôn để mắt đến con để nắm
bắt tức thì những nhu cầu của bé. Bởi vậy trong nhà lúc nào
cũng phải có đến hai người giúp việc thường xuyên chăm
bé.”
Chị Diệu Hương tuy là một bà mẹ Việt Nam nhưng cũng
đồng tình với việc chăm sóc con và rèn luyện cho con tính
tự lập. Không phải vất vả ép con ăn nhưng để chuẩn bị một
bữa ăn cho con, chị cũng mất khá nhiều thời gian vì chị
thường làm từ 4 đến 5 món để bé có thể “bốc” ăn theo sở
thích của mình cho đến khi bé không muốn tiếp tục ăn nữa.
“Bởi vậy, con mình không bao giờ bị trớ hay cảm thấy cực
hình mỗi khi đến bữa ăn hay sợ hãi khi thấy mẹ bê một bát
cháo to đầy đến trước mặt.”, chị chia sẻ.

Vậy các chuyên gia dinh dưỡng nói gì? Các cách
chăm sóc con tuy khác biệt giữa hai bà mẹ nhưng
đều nhằm mục đích cho trẻ có được sự phát triển
toàn diện. Dung hoà để cho con có một chế độ chăm
sóc khoa học sẽ tạo điều kiện cho bé được phát triển
một cách tốt nhất về cả thể chất lẫn tinh thần.

Thông thường các bà mẹ có tâm lý cứ món nào thấy
bổ dưỡng là bắt ép con ăn bằng được trong khi cơ
thể trẻ lại khó hấp thu. Theo các chuyên gia dinh
dưỡng, phần lớn trẻ nhỏ đều biếng ăn và rất ít bà mẹ
không than phiền về chuyện ăn uống của con mình.
Cách chăm con truyền thống của các bà mẹ Việt Nam
là ép con ăn thực tế rất sai lầm khiến trẻ có nỗi ám
ảnh với mỗi bữa ăn, rằng sẽ bị đè, sẽ bị nhét vào
miệng. Theo dõi hàng ngày sự phát triển của con,
nếu thấy trẻ ăn ít những vẫn có sức khoẻ vui chơi,
chạy nhảy bình thường thì không có gì đáng lo lắng
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ chỉ ăn khi cơ thể
chúng có đòi hỏi chất. Cha mẹ nên cho bé ăn vào những lúc
bé thực sự có nhu cầu. Chuẩn bị đồ ăn cho con, hướng dẫn
con ăn, cho con ăn đầy đủ chất và phong phú về các món
để trẻ có thể thay đổi khẩu vị chứ không nên ép con ăn và
biến bữa ăn như một cực hình với trẻ. Thực tế, trẻ nhỏ cũng
như người lớn, chúng chỉ ăn khi cảm thấy đói và khi cơ thể
thiếu chất. Chúng cũng không muốn ăn mãi một món. Nếu
trẻ bị ép ăn, trẻ thường có cảm giác sợ hãi khi đến bữa, sợ
khi nhìn thấy thức ăn và sợ phải ăn mãi một món. Nguy hại
hơn là trẻ có thể bị biếng ăn do tâm lý và mất đi cảm giác
thèm ăn.

Bên cạnh việc chú trọng tới chế độ dinh dưỡng của con, các
bậc cha mẹ cũng cần chú ý đến sự phát triển tinh thần, thể
chất của trẻ để con có sự phát triển toàn diện nhất.

×