PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. ĐẶTVẮN ĐỀ
- Kiểm định chất lượng là một trong những hoạt động đảm bảo bên ngoài các cơ sở giáo
dục.Kiểm chất lượng giáo dục đã có một lịch sử phát triển lâu dài ở Hoa Ky và Bắc Mĩ,
trước tiên là áp dụng cho các cơ sở giáo dục, sau này mở rộng cho tất cả các cơ sở giáo dục
trong hệ thống giáo dục. Tuy nhiên trước đây ít được các nước biết đến.Trong quá trình phi
tập trung hóa và đại chúng hóa nền giáo dục, các chuẩn mực giáo dục bị thay đổi và khá
khác nhau giữa cơ sỡ giáo dục do chất lượng tuyển sinh đầu vào bị hạ thấp, qui mô tăng
nhanh nhưng tài chính tăng chậm, các qui mô bên ngoài tác động tích cực đến nhà cơ sở
giáo dục. Đặc biệt, nền giáo dục của thế giới đang dần dần chuyển từ nền Giáo dục theo
định hướng của nhà nước hay theo định hướng học thuật của nhà cơ sở Giáo dục sang nền
Giáo dục theo định hướng của thị trường cơ sơ Giáo dục. Trong bối cảnh đo KDCL trở
thành một công cụ hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới để duy trì các chuẩn mực chất
lượng Giaó dục và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
- Từ những vấn đề thực tế đó trường THCS Vĩnh lộc bắt đầu tiến hành công tác tự đánh giá
chất lượng. Ngay từ đầu tháng 10 năm 2009 nhà thường đã thành lập Hội đồng tư đánh giá
(TDG),triển khai kế hoạch TĐG và giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong hội đồng
TĐG. Khi được giao nhiệm vụ cụ thể, các cán bộ, thành viên trong hội đồng TĐG của nhà
trường luôn nhiệt tình, hăng hái và thực hiệm đúng qui trình kiểm định. Hội đồng TĐG xác
định:
Tự đánh giá là một khâu đầu tiên trong tổng thể các hoạt động kiểm định chất lượng
đào tạo của nhà trường. Trước hết tự đánh giá là thể hiện cụ thể tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội
theo chức năng nhiệm vụ được giao của nhà trường và phù hợp với tôn chỉ mục đích và xứ
mạng của nhà trường trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước, tạo cơ sở cho bước
tiếp theo là đánh giá từ ngoài bởi cấp trên để công nhận trường đạt tiêu chuẩn giáo dục.
Hội đồng TĐG nhà trường xác định rõ mục đích của tự đánh giá là nhằm cải tiến,
nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội
về thực trạng chất lượng giáo dục của trường để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận
trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Phạm vi tự đánh giá hội đồng TĐG căn cứ thông tin số 12/2009TT-BGDĐT ngày
12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá.Chất lượng giáo dục của trường trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nhà trường luôn xác định rõ tầm nhìn,các điểm mạnh, điểm yếu,thời cơ, thách thức
của mình và đề xuất ra các chiến lược, kế hoạch, biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất
lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ của cơ sở đào tạo liên tục phát triển.Kiến
nghị với các cơ quan có trách nhiêm và thẩm quyền như: phòng GD, lãnh đạo địa phương
chỉ đạo và cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho nhà trường không ngừng mở rộng qui mô,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình.
I. TỔNG QUAN CHUNG
1.Đặc điểm tình hình của trường THCSVĩnh lộc trong việc thực hiện KĐCLGD:
Ngay từ đầu tháng 10 năm 2009 nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá (TĐG),
triển khai kế hoạch TĐG và giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong hội đồng TĐG.Khi
được giao nhiệm vụ cụ thể, các bộ phận, thành viên trong hội đồng TĐG của nhà trường
luôn nhiệt tình, hăng hái và thực hiện đúng quy trình kiểm định.Hội đồng TĐG xác định:
- Tự đánh giá là một khâu đầu tiên trong tổng thể các hoạt động kiểm định chất lượng đào
tạo của nhà trường.trước hết tự đánh giá là thể hiện cụ thể tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm
của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức
năng nhiệm vụ được giao của trường và phù hợp với tôn chỉ mục đích và sứ mạng của nhà
trường trong sự nghiệp phát triển giáo duc của đất nước,tạo cơ sở cho bước tiếp theo là đánh
giá từ ngoài bởi cấp trên để công nhận trương đạt tiêu chuẩn giáo dục.
- Hội đồng T ĐG nhà trường xác định rỏ mục đích của tự đáng giá là nhằm cải tiến, nâng cao
chất lượng giáo dục nhà trường, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực
trạng chất lượng giáo dục của trường, để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường
đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
- Phạm vi tự đánh giá hội đồng TĐG căn cứ thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày
12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Nhà trường luôn xác định rõ tầm nhìn, các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của
mình và đề xuất ra các chiến lược, kế hoạch, biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng
đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ của cơ sơ đào tạo liên tục phát triển. Kiến nghị với
các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền như Phòng GD, lãnh đạo địa phương chỉ đạo và
cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho nhà trường không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của mình.
2. Những thông tin về nhà trường và những phát hiện chính trong quá trình TĐG:
- Năm học 2009-2010, trường THCS Vĩnh lộc có 14 lớp với 511 học sinh, 37 cán bộ giáo
viên, nhân viên (hợp đồng 03) trong đó giáo viên 32 ( hợp đồng 01).
- Đội ngũ CB-GV đủ về số lượng, tương đối đồng bộ ở các môn, đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ. 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo trong đó có 06 giáo viên trên chuẩn, đang theo
học các lớp đại học 16 và 01 giáo viên học chuẩn hóa cao đẳng mĩ thuật.
- Chất lượng đầu vào có tiến bộ, cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ dạy học có nhiều
thuận lợi hơn trước.
+ Cơ sở vật chất: Nhà trường có tổng diện tích 7056 m
2
đang hoàn thiện hồ sơ cấp giấy
chứng nhận quyền sữ dụng đất ( bình quân13,8 m
2
/hs ). Diện tích khuôn viên trường rộng
thóng mát có sân chơ bãi tập, có cảnh quan môi trường sư phạm xanh-sạch-đẹp đạt tiêu chí
về giáo dục môi trường.
- Nhà trường hiện có 16 phòng học kiên cố( Phòng lầu ) trong đó 09 phòng dành cho học văn
hóa và 05 phòng học bộ môn trong đó: Vật lý:01,Hóa học:01; Sinh học : 01;phòng Lab: 01
(01 phòng Tin học với 25 máy vi tính) đáp ứng tốt các nhu cầu dạy học theo phương pháp
đổi mới.01phòng chứa thiết bị dụng cụ đồ dùng dạy học; 01 phòng thư viện diện tích 51m
2
hiện có trên 89 đầu sách với gần 1026 bản sách trị giá sách trên triệu đồng(Xem Phàn
này), Ngoài ra nhà trường có khu hiệu bộ làm việc hành chính 07 phòng gồm phòng hiệu
trưởng; phó hiệu trưởng; phòng hội đồng; phòng hành chính; phòng đoàn đội; phòng truyền
thống và phòng y tế học đường 01 01 phòng y tế trường học, có khu để xe cho giáo viên , 02
nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh.
- Nhà trường đã chủ động triển khai tích cực đề án kiên cố hóa trường lớp học. Năm 2003
xây dựng được 8 phòng học lầu, năm 2004 xây dựng được 8 phòng học lầu và khu hiệu bộ
07phòng làm việc hành chính. Nhưng hiện tại với quá trình phát triển Giáo dục hiện nay
trường còn thiếu các phòng chức năng, phòng học dành cho học sinh học chéo buổi và thực
hiện các hoạt động Gd ngoại khóa khác.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường được giao cho các CB-GV có trách
nhiệm quản lý, bảo quản và triển khai sử dụng có hiệu quả.Nhưng hiện tại một bộ phận thiết
bị đồ dùng dạy học đã bị hỏng chưa có kế hoạch mua sắm bổ sung.
- Nhà trường tiếp tục tham mưu với lãnh đạo ngành xây dựng kế hoạch để đầu tư thêm các
phòng học bộ môn theo đúng chuẩn quy định và đầu tư thêm các trang thiết bị dạy học theo
yêu cầu, phấn đấu tiếp tục giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-
2015 để đáp ứng yêu cầu và đổi mới giáo dục cho phù hợp với tình hình phát triển của đát
nước, của địa phương.
+ Công tác TV: nhà trường tiếp tục đầu tư trang bị CSVS và sách báo tạp chí cho thư
viện treo quy định của bộ GD&ĐT. Thư hiện có gần 500 đầu sách với trên 1000 bản
sách trị giá gần 30 triệu đồng. Nhà trường có một nhân viên thư viện chuyên trách,
góp phần quản lý tốp và đáp ứng được nhu cầu tham khảo của CB-GV và học
sinh( Xem phần này)….
+ Tình hình triển khai dạy Tin học: Nhà trường có 01 phòng máy tính với 25 máy, tất cả đều
nối mạng Internet đáp ứng tốt việc dạy tin học cho học sinh cũng như thực hiện có hiệu quả
cho cán bộ giáo viên nhà trường tham gia học tập cập nhật kiến thức tin học. Ngoài ra còn
đẩy mạnh công tác ứng dụng tin học trong công tác quản lý và đổi mới PPGD, ra đề kiểm
tra trắc nghiệm khách quan. Việc dạy Tin học chính khóa đã đi vào nề nếp, công tác giúp đỡ
dưỡng học sinh tin học đã có nhiều chuyển biến trong năm học 2008-2009 và 2009-2010.
Tuy nhiên do điều kiện thực tế của nhà trường giáo viên dạy tin học hợp đồng nên việc triển
khai dạy tin học ở các lốp chưa hết mới chỉ dừng lại ở khối 6.
+ Công tác phục vụ: Tổ Hành chính đã cơ bản đả đảm bảo an toàn về người và tài sản, khai
thác và sử dụng tốt các CSVC hiện có đáp ứng các yêu cầu phục vụ dạy học và xây dựng
nhà trường. Tuy vậy việc phân công trách nhiệm chưa thật rỏ ràng và thực hiện giờ giấc còn
chưa tốt, trong công tác bảo vệ còn chưa quản lý chặt chẽ cổng trường, chưa chú ý nhắc nhở
học sinh.
+ Công tác Y tế học đường, vệ sinh môi trường: Hiện tại nhà trường có chưa nhân viên phụ
trách y tế học đường công việc này được phân công cho giáo viên làm công tác kiêm nhiệm,
với nhiệm vụ là phục vụ học sinh đột xuất ốm đau trong khi đang học tại trường.Nhưng công
việc này chưa mang lại hiệu quả cao.
- Môi trường luôn được nhà trường quan tâm, cảnh quan xanh sạch đẹp, sân chơi bãi tập
thoáng mát sạch sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh trong các giờ GDTC, giờ giải
lao.Nhưng bên cạnh đó còn gặp khó khăn trong vấn đề ô nhiễm bởi hiện tại nhà trường chưa
có hệ thống thoát nước ra sông nên thường xuyên bị ngập khi trời mưa lớn tình trạng vứy xả
rác bừa bãi vần còn xảy ra trong khuôn viên trường học chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
. * Tuy nhiên bên cạnh đó nhà trường còn gập nhiều khó khăn sau:
- Chất lượng đầu vào vẫn còn hạn chế, ý thức học tập và sự quyết tâm của đại đa số học sinh
chưa cao.
- do diều kiện kiện kinh tế xã hội ở địa phương hàng năm có một bộ phận học sinh phải bỏ
học theo gia đình đi làm ăn xa tình trạng này chưa được khắc phục triệt để.
- Số lượng giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường chiếm tỉ lệ cao nên chưa có kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy và công tác quản lý học sinh.
- Hiện biên chế của nhà trường thừa nhưng cơ câứ chưa đồng đều về bộ môn.
- Công tác xẫ hộ hóa GDchưa mang lại kết quả cao.
3. Nội dung tổng quan trong quá trình tự đánh giá:
- Nhà trường có đầy đủ văn bản của Bộ giáo dục, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT Hồng Dân
cùng các văn bản pháp qui khác của nhà trường. Quy định giáo viên thực hiện nghiêm túc về
hồ sơ sổ sách theo quy định. Hàng tháng có kiểm tra đánh giá xếp loại công khai để giáo
viên được biết và rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn cùng xây dựng kế
hoạch năm học, kế hoạch hoạt động chuyên môn trong đó thể hiện rõ các chỉ tiêu học sinh
giỏi, chỉ tiêu văn hóa+ đạo đức các hoạt động GD các kế hoạch thi đua của nhà trường và
của từng đơn vị lớp, chỉ tiêu giáo viên giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua các cấp. Kế hoạch kiểm
tra toàn diện giáo viên. Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng.
- Công tác kiểm tra đánh giá có nhiều đổi mới nhằm giúp học sinh ý thức tự giác học tập
phát huy tính tích cực tự giác học tậpphù hợp với trình độ và năng lực học tập của từng
từng đối tượng học sinh và đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động”hai không”do Bộ giáo
dục phát động. Riêng các bài kiểm tra học kì, khảo sát, đều xếp học sinh theo phòng thi.
Ngoài ra nhà trường còn làm tốt công tác ra đề, coi thi, chấm thi, lên điểm dsdác biệt các
bài kiểm tra định kỳ được đảm bảo tính thống nhất chung đề chung thơig gian kiểm tra
đảm bảo công bằng khách quan cho học sinh.
- Giáo viên tham gia dạy chuyên đề tự chọn, ôn tâp bồi dường học sinh giỏi, phụ đạo giúp
đỡ học sinh yếu kém, ôn thi TN lớp 9 đều phải cókế hoạch, giáo án, sổ ghi đầu bài riêng và
được duyệt của tổ bộ môn và ban giám hiệu.
- Học sinh nhà trường thực hiện tốt các nội quy quy đinh của trường,của lớp, có đủ SGK.
Bên cạnh học chính khóa công tác HĐNGLL được nhà trường chú trọng. Xây dựng kế
hoạch từ đầu năm học, mỗi tổ nhóm chuyên môn+Giáo viên đều tham gia, hoặc trực tiếp
thực hiện công tác GD ngoại khóa theo chủ đề của tháng và năm học.Đồng thời tạo điều
kiện cho giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động giáo dục thể chất, tham gia hội khỏe
phù đổng cấp trường, cấp huyện, tỉnh theo năm học Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo
dục hướng nghiệp và dạy nghề cho đối tượng học sinh lớp 9 và có tổ chức thi tốt nghiệp
cho các em khi kết túc khóa học.
- Nhà trường có hệ thống theo dõi quá trình rèn luyện đạo dức, lối sống. Giáo dục thể mỹ
của học sinh. Kịp thời tổ chức các hoạt động thông báo kết quả rèn luyện đạo đức của học
sinh, phối hợp giáo dục với cha mẹ học sinh thông qua sổ liên lạc giữa gia đình và nhà
trường.
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL.
Cán bộ quản lý nhà trường có trình độ năng lực công tác tốt và tinh thần trách nhiệm cao,
cơ bản đảm đương được nhiệm vụ phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Đa số giáo
viên trẻ đáp ứng được yêu cầu của công việc, tuy vậy vẫn còn một số giáo viên còn hạn chế
về chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy nên hiệu quả
giảng dạy, công tác chưa cao.
- Việc bồi dưỡng và xây dựng đội ngũCB-GV luôn được nhà trường chú trọng .
Hang năm đều cử cán bộ gián viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè, tham gia
học các lớp nâng cao. Ngoài ra mạnh dạng chuyển giao công tác quản lý chuyên môn của
bộ môn cho giáo viên trẻ, tăng cường chủ động cho các bộ môn trong việc phân công giáo
viên, tổ chức sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng giáo viên.
- Đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng, tích cự nghiên cứu, áp dụng các phương pháp
dạy học tiên tiến, coi trọng quá trình tự bồi dưỡng chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân.Hàng
năm nhà trường yêu cầu 100% giáo viên tham gia viết SKKN. Một số môn như Toán ,văn ,
Hóa đã tổ chức được những chuyênh đề gắn với hoạt động chuyên môn góp phần phục vụ
cho công tác giảng dạy. Ngoài raBộ phận chuyên môn đã xây dựng được kế hoạch ôn tập để
bồi dưỡng học sinh giỏi, pphụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém học sinh ôn thi tốt nghiệp, xây
dựng ngân hàng đề kiểm tra học kỳ, thi giữa học kỳ Thực hiện cácbài kiểm tra tập trung …
kiểm tra nội bộ soạn thảo trên máy vi tính. Một số tổ nhóm chuyên môn có cải tiến nề nếp,
hình thức sinh hoạt chuyên môn, tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy, tổ
chức tốt việt kiểm tra chuên môn nhưng sự đổi mới này diễn ra chưa nhiều ở các tổ….
- Nhà trường từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Nhà trường sử
dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý học sinh, quản lý điểm số, quản lý tình hình rèn
luyện cá mặt giáo dục của học sinh trong các năm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin vào quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà trường. Nhà trường triển khai và thực hiện
kết nối với hệ thống thông tin của phòng GD&GD và thực hiện chế độ báo cáo qua mạng
với các cấp quản lý.
- Nhà trường thực hiện quản lý tài chính công khai, minh bạch và có hiệu quả. Nhà trường
thực hiện thu chi tài chính theo đúng quy định hiện hành, công khai các khoảng thu đối với
học sinh: không thu bất cứ khoản kinh phí nào không được phép. Sử dụng kinh phí được cấp
đúng mục đích, đúng đối tượng và chế độ quy định. Có đầy đủ sổ sách quản lý việc thu chi
tài chính theo các văn bản hướng dẫn, được cập nhật thường xuyên.
BGH và các tổ trưởng chuyên môn đủ về số lượng, cơ cấu và trình độ chuyên môn. CBQL
được học các lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, được học quản lý lớp bồi
dưỡng lý luận chính trị. CBQL thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và quyền hạn được giao,
được tập thể cán bộ, giáo viên học sinh và phụ huynh thừa nhận và tín nhiệm. Định kì tổ
chức đánh giá, rà soát công tác quản lý và hoạt động của ban giám hiệu, các tổ chuyên môn,
ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên có biện pháp cải tiến phương thức
và tổ chức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
- Vai trò của tổ chức Đảng ,đoàn thanh niên, công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác được
phát huy trong nhà trường, phát huy vai trò của giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ
chính trị – xã hội và thi đua dạy tốt – học tốt
- Nhà trường xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh cho cán
bộ, giáo viên và học sinh ngay từ đầu năm học. Tổ chức cho học sinh thảo luận các vấn đề
tích cực và thân thiện giữa nhà trường với học sinh, thông qua các buổi ngoại khóa,
HĐNGLL, SH tập thể để học sinh có thể chia sẻ các ý tưởng mới từ giáo viên, nhà trường.
Nhà trường có các biện pháp đảm bảo an ninh trong trường, tích cực phối hợp với chính
quyền địa phương đảm bảo an ninh xung quanh trường… Nhà trường có môi trường xanh,
sạch, đẹp, văn minh, không có bạo lực,không có tệ nạn xã hội trong trường.
Nhà trường thiết lập mối quan hệ với gia đình học sinh trên cơ sở trao đổi thông tin và
thảo luận về tình hình học tập của con em họ theo với các yêu cầu nhiệm vụ GD như: có kế
hoạch định kỳ tổ chức họp, gặp mặt với cha mẹ học sinh để trao đổi thông tin và thảo luận về
kết quả học tập và các hoạt động giáo dục của của con em họ trong nhà trường; hổ trợ cha
mẹ học sinh về kiến thức, phương pháp giáo dục con em. Nội dung trao đổi, thiết thực, định
thảo luận vối phụ huynh học sinh ; hưởng ứng việc xây dựng và triển khai các hoạt động của
hội khuyến học.
Nhà trường có hệ thống theo dõi kết quả giáo dục bằng các chỉ số thực hiện. Trong 3 năm
gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường được cải thiện.
Các số liệu ổn định và giảm dần qua các năm:
a) Sĩ số bình quân học trên lớp :36,5 học sinh/ lớp.
b) Tỷ lệ học sinh trên giáo viên:16 học sinh/Giáo viên
c) Tỷ lệ học sinh trên 1 máy tính: 20,44 học sinh/ máy
d) Tỷ lệ bỏ học, nghỉ học năm học 2009-2010 là: 3.13%
e) Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập trung bình và dưới trung bình năm học 2009-2010.
Các số liệu dưới đây ổn định và tăng dần qua các năm:
a)Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên đạt chuẩn là: 31/32 đạt tỷ lệ 96,9%.
b)Tỷ lệ chi phí cho các hoạt động giảng dạy trên chi phí cho quản lí.
c)Đầu tư cho thư viện, phòng học bộ môn, trang thiết bị trên đầu học sinh.
d)Bình quân tài chính trên đầu học sinh
e)Tần suất sử dụng các đề thi trắc nghiệm khách quan được chuẩn hóa
f)Tỷ lệ học sinh lên lớp,tỷ lệ tốt nghiệp cuối cấp
g)Tỷ lệ học sinh thi học sinh giỏi các cấp được giải.
h)Tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm trung bình trở lên
III.TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường THCS
Tiêu chí 1: Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp mục tiêu
giáo dục phổ thông cấp THCS, được quy định luật giáo dục và được công bố công khai.
a- Được xác định rõ ràng bằng văn bản, được cấp thẩm quyền được phê duyệt.
b- Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại luật giáo dục.
c- Được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trụ nhà trường,
d- 1-Mô tả:
- Để đáp ứng yêu của sự phát triển kihn tế xã hội, chính trị, đời sống tinh thần – văn hóa của
địa phương và nhân dân nhằm nâng cao dân trí, phù hợp sự phát triển chung của đất nước và
và đặc điểm tính hình thực tế của địa phương, trường THCS Vĩnh lộc được tái thành lập vào
tháng 10 năm 2000 theo quyết định của chủ tịch UBND Lâm thời huyện Hồng Dân [h1. 1.
1.01].
Nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 với các
nội dung như: về tổ chức nhà trường, về xây dựng cơ sở vật chất, Xây dựng đội ngũ, chất
lượng giáo dục, Xã hội hóa công tác giáo dục, Xây dựng trường chuẩn quốc gia. [H1.1.1.02]
- Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường, BGH nhà trường đã căn cứ
vào mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại luật giáo dục: “Phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội…” và “ … giáo duc
THCS là các cấp học phổ cập…”; do đó chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp mục
tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại luật giáo dục [H1.1.1.03]. Ban giám
hiệu đã tổ chức cho tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trao đổi, tham gia ý kiến để xây dựng
chiến lược. Đồng thời đáp ứng yêu cầu kế hoạch phát triển xã hội của địa phương
[H1.1.1.04].
2. Điểm mạnh:
Chiến lược phát triển của nhà trường được xây dựng cụ thể có đề ra lộ trình phát triển của
từng giai đoạn trên cơ sở tham gia đóng góp ý kiến của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
và được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục Đào tạo, cùng với sự quan tâm, ưu
ái của chính quyền địa phương. Được nhà nước đầu tư về nguồn lực và cơ sở vật chất cho
nhà trường.
3. Điểm yếu:
Chưa công bố chiến lược phát triển của nhà trường, Phòng giáo dục và đào tạo Hồng Dân và
niêm yết yết cụ thể tại văn phòng nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2009 – 2010 nhà trường sẽ triển khai niêm yết chiến lược phát triển của nhà trường
tại văn phòng của nhà trường. Tiếp tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trong
giai đoạn tiếp theo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tham mưu, báo cáo với cấp trên và
chính quyền địa phương về kế hoạch tiếp tục duy trì kết quả trường đạt chuẩn quốc gia giai
đoạn 2010-2015. 5. Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí.
Tiêu chí 2: Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của nhà trường, định
hướng phát triển kinh tế _ xã hội của địa phương và định kỳ rà soát, bổ sung, điều
chỉnh.
1_ Mô tả:
Nhà trường đã đón nhận được sự quan tâm, tạo điều kiên thuận lợi cho ngành giáo dục,
chính quyền địa phương, nhà trường có: 02 cán bộ quản lý, 31giáo viên,02 nhân viên đáp
ứng công tác giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. [H1.1.02.01]. Cơ sở
vật chất nhà trường đã được cũng cố, xây dựng đảm bảo số phòng học để học hai ca, có
các phòng học bộ môn (05), nhà trường cơ bản đã hoàn thiện cơ sở vật chất với khu hiệu
bộ có 07 phòng làm việc hành chính, phòng hiệu trưởng phó hiệu trưởng, phòng hành
chính, phòng truyền thống. phòng y tế, phòng Đoàn - Đội, phòng thư viện, phòng chứa
các thiết bị dạy và học với cơ sở vật chất hiện có đã phát huy tác dụng, nâng dần chất
lượng giáo dục của trường đi lên, phù hợp định hướng phát triển kinh tế _ xã hội ở địa
phương [H1.1.02.02].Có sự điều chỉnh, bổ sung về nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt
động và tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia và phù hợp mục tiêu Nghị quyết của Đại
Hội Đảng bộ xã Chí Tiên [H1.1.02.03].
Chiến lược phát triển của nhà trường đã được thông qua kế hoạch báo cáo với ngành giáo
dục,chính quyền đại phương cũng như tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân
[H1.1.02.04].
2. ĐIỂM MẠNH :( Đến đây)
Nhà trường có đủ giáo viên đào tạo cơ bản, chính quy (chuẩn và trên chuẩn) đáp ứng yêu
cầu giảng dạy, nhân viên đảm bảo số lượng cho hoạt động của nhà trường.
Có đầy đủ các phòng điều hành, 06 phòng thực hành bộ môn và đủ phòng học.
3- ĐIỂM YẾU:
Thiết bị các phòng đa năng , phòng học bộ môn tiếng Anh, công nghệ, âm nhạc, không có
phòng dạy phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi, chưa có nguồn nước phục vụ cho
phòng học bộ môn sinh, hóa.
Chưa có nhà để xe cho giáo viên, nhà để xe của học sinh còn sơ sài chưa mang tính kiên
cố.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Năm học 2009 - 2010 đề nghị chính quyền địa phương tăng cường xây dựng cơ sở vật
chất như: xây dựng nhà tập đa năng, xây phòng học, xây nhà để xe cho giáo viên và học
sin, làm hệ thống nước phục vụ cho các phòng học bộ môn.
- Năm học 2010-2011, củng cố xây dựng đủ các phòng học bộm môn còn lại cùng các
trang thiết bị quy đinh của Bộ GD&ĐT.
5-Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu Chuẩn 2:Tổ chức và quản lí nhà trường.
Tiêu chí 1:Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại điều lệ trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học(sau đây gọi là Điều
lệ trung học)và các quy định khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành…
a) Có Hội Đồng trường đói với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục
(sau đây gọi chung là Hội Đồng trường), Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ
luật, Hội đồng tư vấn khác , cac tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);
b) Có các tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí
minh, Đội thiến niên tiền phong Hồ Chí và các tổ chức xã hội;
c) Có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp học không quá 45 học sinh (không quá
35 học sinh đối với trường chuyên biệt); mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể
lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học ; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ trưởng,
tổ phó do học sinh do tổ bầu ra.
1.Mô tả hiện trạng
- Trường THCS Chí Tiên có một số tổ chức với cơ cấu phù hợp với quy định tại Điều lệ
trường trung học và các quy định khác do Bộ GD&ĐT ban hành như có Hội đồng thi đua và
khen thưởng. Với cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ đúng theo khoảng 1 điều 21 của Điều
lệ trường phổ thông [H2.2.01.01] có chi bộ Đảng với cơ cấu 01 bí thư, 01 phó bí thư, 01 ủy
viên và cac21 Đảng viên trong nhà trường; có tổ chức công đoàn với cơ cấu 01 chủ tịch công
đoàn,02 ủy viên cùng toàn thể giáo viên công nhân viên nhà trường có chi đoàn thanh niên
với 01 bí thư, 01 phó bí thư, 01 ủy viên và toàn bộ giáo viên trong tuổi đoàn; Có đội thiếu
niên tiền phong HCM với 01 liên đội trưởng, 01 liên đội phó và các ủy viên cùng toàn thể
học sinh trong nhà trường có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi [H2.2.01.01] có đủ các khối lớp từ
khối 6 đến khối 9, mỗi lớp có không quá 45 học sinh và mỗi lớp có 01 lớp trưởng 01 lớp
phó, 04 tổ. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng 01 tổ phó do lớp bầu ra; có số lượng và cơ cấu tổ chức
phù hợp với Điều lệ trường trung học [H2.2.01.03]. Nhà trường có 02 tổ chuyên môn, có tổ
văn phòng với cơ cấu nhiệm vụ đúng với Điều lệ trường trung học [H2.2.01.04].
Bên cạnh đó nhà trường có Hội đồng trường với 01 Chủ tịch Hội đồng trường, 01 phó chủ
tịch, 01 thư ký, chưa có HĐ tư vấn vì nhà trường chưa có vấn đề gì xảy ra phức tạp trong các
hoat động của nhà trường.
2.Điểm mạnh:
Nhà trường có các tổ chức với cơ cấu và nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với quy định tại điều
lệ trường trung học
3. Điểm yếu:
Nhà trường chưa có đủ các tổ chức như: HĐ tư vấn khác.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
5. Tự đánh giá:
Chưa đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 2: Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức nhiệm vụ, quyền hạng và hoạt động của Hội
đồng trường theo quy định của Bộ GD&ĐT.
1. Mô tả hiện trạng:
Trường THCS Vĩnh Lộc cũng như tình trạng chung của hầu hết các trường trong huyện
Hồng Dân chưa thành lập hội đồng trường vì đây là tổ chức mới được quy định thành lập
từ năm 2007- 2008 trong điều lệ trường phổ thông. Dự kiến trong tháng 09/2009 nhà
trường thành lập hội đồng trường theo đúng cơ cấu, phân công nhiệm vụ, quyền hạng của
HĐ trường. Hoạt động theo đúng điều lệ trường TH theo khoản 2 & 3 Điều 20 điều lệ
trường học. Hội đồng trường sẽ rà soát đánh giá hoạt động hội đồng trường phải điều chỉnh
bổ sung các hoạt động chưa phù hợp
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đầy đủ các thành phần và đối tượng trong Hội đồng trường.
3. Điểm yếu
Nhà trường chưa kịp thành lập hội đồng trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Nhà trường thành lập hội đồng trường trong tháng 10/2009 với thủ tục thành lập cơ cấu tổ
chức nhiệm vụ và quyền hạng, hoạt động theo khoản 2 & 3 điều lệ 20 điều lệ trường
trunghọc.
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 3: Hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, học sinh
trong nhà trường có thành phần nhiệm vụ, hoạt động theo quy định hiện hành khác.
a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ xét thi đua và khen thưởng, có thành
phần và hoạt động theo quy định hiện hành;
b) Hội đồng kỷ luật học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, được thành lập có thành phần,
hoạt động theo quy định của điều lệ trường THCS và các quy định hiện hành.
c) Hàng năm rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
1. Mô tả hiện trạng
- Căn cứ điều lệ 21; 42 – điều lệ trường THCS, ban hành theo quyết định số 07/2007 ngày
02/04/2007 của Bộ GD&ĐT; QĐ số 40/QĐ – BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá
xếp loại HS trung học; quy định số 06/2006/QĐ – BNV về việc ban hành quy chế đánh giá
xếp loại giáo viên phổ thông, Trường THCS Vĩnh Lộc thành lập các hội đồng thi đua và
khen thưởng; các hội đồng kỷ luật của nhà trường có đầy đủ thành phần theo đúng quy
định hiện hành. [H2.2.03.01]
- Hội đồng thi đua khen thưởng có nhiệm vụ tư vấn với công tác thi đua, khen thưởng trong
nhà trường và hoạt động theo đúng quy định về thi đua khen thưởng đã xét các danh hiệu
thi đua của cán bộ, giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong hoạt động dạy và học
như: GVG, HSG, HS đạt thành tích trong các cuộc thi thể dục thể thao… bảo đảm tính
khách quan dân chủ [H2.2.03.02]
- Nhà trường có hội đồng kỷ luật thành lập theo các quy định hiện hành. Hội đồng thành lập
để xét hay xóa kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường bị vi phạm kỷ
luật. hội đồng hoạt động theo kế hoạch đề ra và bảo đảm tính khách quan [H2.2.03.03]
- Hàng năm nhà trường rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo [H2.2.03.03]
2. Điểm mạnh:
- Hội đồng thi đua khen thưởng của trường hoạt động đdúng theo quy định, kịp thời xét thi
đua khen thưởng cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhằm động viên kịp thời.
- Hội đồng thi đua, khen thưởng hoạt động đúng quy trình đề ra, bảo đảm tính khách quan
công bằng, tạo sự tin tưởng tuyệt đối với cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường
3.Điểm yếu:
Trong các đợt thi đua nhỏ ( tuần hay tháng), hội đồng thi đua và khen thưởng của nhà trường
chưa xét thi đua cụ thể và chưa khen thưởng kịp
thời.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hội đồng thi đua, khen thưởng cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu như: Mỗi
đợt thi đua được phát động cần tổng kết có khen thưởng kịp thời để động viên GV,HS.
Hội đồng thi đua khen thưởng cần có sự cố vấn với BGH; hội cha mẹ học sinh….để tăng
thêm tiền thưởng cho các GV,HS có thành tích trong giản dạy và học tập.
5. Tự đánh giá:
Đạt ue6u cầu của tiêu chí
TIÊU CHÍ 4: Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định thành lập, thực hiện các
nhiệm vụ theo qui định của hiệu trưởng.
a) Có qui định rõ ràng về thành phần, nhiệm vụ và thời gian hoạt động của hội đồng tư
vấn;
b) Có ý kiến tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền
hạng của mình.
c) Mỗi học kì rà soát, đánh giá các hoạt động của hội đồng tư vấn
1. Mô tả hiện trạng:
- Căn cứ vào luật giáo dục; quy chế trướng phổ thông quy định nhiệm vụ, quyền hạng của
hiệu trưởng, nhà trường thành lập các hội đồng tư vấn khác do hiệu trưởng quyết định
[H2.2.04.01].
- Các hội đồng tư vấn có quy định đầy đủ, rỏ ràng về thành phần, được phân công nhiệm vụ
cho từng cá nhân và có thời điểm hoạt động cụ thể [H2.2.04.02]
- Mỗi thành viên trong hội đồng tư vấn làm tốt nhiệm vụ của mình, đã đóng góp được nhiều
ý kiến quý báu để đưa nhà trường xây dựng được nhiều phương án tối ưu, giúp hiệu trưởng
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. [H2.2.04.03]
Mỗi học kỳ các hội đồng tư vấn đều rà soát, đánh giá lại về các hoạt dộng của mình, đồng
thời rút ra dược nhiều bặt học kinh nghiệm .[2.2.04.04]
2. điểm manh ;
Các hội đồng tư vấn trong nhà trường thành lập có sự bàn bạc và có nhất trí của hội đồng sư
phạm nhà trường.
3.điểm yếu :
Các hội dồng tư vấn trong nhà trường đôi khi chưa thực sự có nhưỡng tư vấn thực cho Hiệu
trưởng.
4.Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Hiệu trưởng cần phân công cụ thể cho hội đông tư vấn và chi tiết cho từng thành viên của
hội đồng.
Các hội đồng tư vấn hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao
5.Tư đánh giá:
Chưa đạt yêu cầu của tiêu chí
TIÊU CHÍ 5 : Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo qui định .
a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo qui định tại Điều lệ trường
trung học ;
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt
động giáo dục khác;
c) Hằng tháng rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được phân công .
1. Mô tả hiên trang:
Thực hiện những qui định về tổ chuyên môn được tại điều 16, điều lệ trường trung học.
Ban hành kèm theo QĐ số 07/2007/ QĐ- BGDĐT ngày 02/4/2007. Trường THCS Chí
Tiên hiện đang có 02 tổ chuyen môn [H2.2.05.01]
Ngay từ đầu năm học, các chuyên môn đã có sự chuẫn bị xây dựng kế hoạch công tác
cho tổ mình cụ thể từng tuần, từng tháng, cả năm để mọi thành viên trong tổ thực hiện
va hoàn thành các nhiệm vụ theo qui định tại Điều 16- mục 2- Điều lệ trường trung học
[H2.2.05.03]
Các tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tháng hai lần vào thứ 5 của tuần hai và tuần bốn.
Trong ác buổi sinh hoạt tổ, nội dung sinh hoạt tương đối phong phú như: Nhận xét, góp
ý giờ dạy cho giáo viên; sinh hoạt chuyên đề theo quy định của tổ với từng bộ môn …
[H2.2.05.03]
Hàng tháng các tổ chuyên môn đều có sự rà soát, đánh giá lại việc thực hiện các nhiệm
vụ được phân công. Từ đó rút ra những mặt tốt, tồn tại của các thành viên trong tổ và
có xếp loại giáo viên theo hàng tháng. [H2.2.05.04]
2. Điểm mạnh
Kế hoạch của tỗ được xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến của các thành viên trong tổ.
Các tổ luôn đáng giá, xếp loại nghiêm túc đối với các thành viên trong tổ. Việc đánh giá
được công khai trước tổ và trước hội đồng sư phạm nhà trường.
3. Điểm yếu:
Hoạt động của tổ chuyên môn chưa thực sáng tạo
Thành tích của tổ chưa cao, trong một số giáo viên trong tổ còn phải dạy trái ban
4. Kế hạch cải tiến chất lượng:
Cần có sự sáng tạo trong quá trình sinh hoạt chuyên moan
Phân công giáo viên giảng dạy đúng ban nhằm nâng cao chất lượng các môn trong tổ
Cần có những biện pháp khuyến khích, thúc về cchuye6n môn của các thành viên trong tổ
để tổ có các thành tích cao hơn.
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí
TIÊU CHÍ 6: Tổ văn phòng của nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công:
a) Có kế hoạch công tác rỏ rang
b) Hoàn thành các nhiệm vụ được phân công
c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá thực hiện nhiệm vụ được phân công.
1. Mô tả hiện trạng:
Căn cứ những quy định về tổ văn phòng được quy định tại điều 17, điều lệ trường trung
học. ban hành kèm theo QĐ số 07/2007/QĐ – BGDĐT ngày 02/04/2007. nhà trường đã
có tổ văn phòng, [H2.2.06.01] các thành viên trong tổ văn phòng được phân công nhiệm
vụ cụ thể gồm: Văn thư, kế toán, thủ quỹ , thư viện , y tế học đường, đồng chí Hiệu
trưởng phụ trách tổ văn phòng của nhà trường [H2.2.06.02]
Các thành viên trong tổ văn phòng nhà trường điều trẻ tuổi có trách nhiệm cao trong công
tác nên hoàn thành nhiệm vụ được giao [H2.2.06.03]
Mỗi một kỳ tổ văn phòng của nhà trường đều tổ chức rà soát, đánh giá lại việc thực hiện
nhiệm vụ được phân công, từ đó rút ra những mặt mạnh, tồn tại của các thành viên trong
tổ và xếp loại các thành viên trong tổ [H2.2.06.04]\
2. Điểm mạnh
Số lượng nhân viên trong nhà trường tương đối đầy đủ nên mỗi nhân viên chỉ phụ trách
một công việc cụ thể.
BGH nhà trường có sự chỉ đạo sát sao nên mọi công việc đều hoàn thành.
3. Điểm yếu:
Số lượng nhân viên trong nhà trường ít nên mỗi thành viên phải phụ trách nhiều công
việc.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Cần có sự phân công phù hợp cho từng nhân viên theo đúng trình độ đào tạo của từng
người.
5. Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Có phương án đề xuất các cấp có thẩm quyền điều động một số còn thiếu.
5. Tự đành giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 3: Các giáo viên của nhà trường phụ trách công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh đáp ứng yêu cầu theo quy định và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
a. Giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội Đáp ứng theo yêu cầu theo quy định của trường học.
b.Có kế hoạch hoạt động rõ ràng và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
c. Mỗi học kỳ tự rà soát,đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.
1. Mô tả hiện trạng:
Giáo viên phụ trách công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh
của trường THCS Vĩnh Lộc, được bầu và bổ nhiệm theo quy định[H3.3.03.01], đáp ứng đầy đủ yêu
cầu về giáo viên làm tổng phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh trong điều lệ trường học. Giáo viên
làm Tổng phụ trách Đội đã tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm và được bồi dưỡng qua các lớp nghệp vụ
công tác đội [H3.3.03.02].
Chi đoàn nhà trường và đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động theo điều lệ của các tổ
chức với sự chỉ đạo của chi bộ nhà trường và đoàn cơ sở. Hàng năm, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và
Đội TNTP Hồ Chí Minh có các kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng, chi tiết theo từng chủ điểm, phù
hợp với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ năm học và mục tiêu giáo dục của nhà trường [ H3.3.03.03].
Các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh đã góp phần vào công tác giáo dục và phát triển nhân
cách cho học sinh, các phong trào của nhà trường được đánh giá cao, nhiều năm được công nhận là
liên đội mạnh, liên đội xuất sắc [H3.3.03.04] và đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…[H3.3.03.05].
Sau một học kỳ giáo viên làm tổng phụ trách đội tự rà soát, đánh giá lại các hoạt động và công việc
được giao để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp khắc
phục cải tiến các nhiệm vụ được giao [H3.3.03.05].
2. Điểm mạnh.
Giáo viên làm công tác Tổng phụ trách đội đã có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm và khả năng
trong việc tổ chức các hoạt động đội và phong trào thiếu nhi.
3. Điểm yếu.
Các hoạt dộng của đội còn ít cải tiến về nội dung và hình thức, việc giáo dục đạo đức cho học sinh
đã thể hiện trong kế hoạch hàng năm của đội và trong kế hoạch các hoạt động GDNGLL nhưng
chưa có nội dung và hình thức giáo dục phù hợp nên hiệu quả giáo dục đạo đức giáo dục chưa cao,
chưa hấp dẩn học sinh tham gia.
4. kế hoạch cải tiến chất lượng.
Năm học 2009-2010 giao cho Chi đoàn nhà trường và tổ công tác Đội nghiên cứu các nội dung và
hình thức hoạt động đội phù hợp với học sinh của trường và thông qua các hoạt động đó góp phần
giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
5. Tự đánh giá.
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 4: Nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm của tổ văn phòng ( nhân viên hoặc giáo viên
kiêm nhiệm tổ Quản lí nội trú đối với trường phổ thông nội trú cấp huyện) đạt các yêu cầu
theo quy định và được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành.
a) Đạt yêu cầu theo quy định.
b) Được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành.
c) Mỗi học kỳ, mỗi nhân viên tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.
1. Mô tả hiện trạng.
Trường THCS Vĩnh Lộc có 3 nhân viên: 01 kế toán, 01 văn thư, 01 nhân viên y tế. Nhân viên của
trường đủ về số lượng nhưng chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định [H3.3.04.01].
Nhân viên trường THCS Vĩnh Lộc được đảm bảo theo chế độ chính sách hiện hành, được nhà
trường phân công công việc phù hợp với khả năng và điều kiện để hoàn thành các công việc, được
học tập và tham gia các khóa bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
[H3.3.04.02], được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc các công việc được giao [H3.3.04.03].
Trong mỗi học kỳ, mỗi nhân viên của nhà trường tự kiểm điểm đánh giá và rà soát lại toàn bộ các
công việc đã được giao và được phân công đảm nhiệm, nêu rõ những nội dung đã hoàn thành,
những công việc chưa hoàn thành, tìm ra những nguyên nhân và có phương hướng khắc phục
những tồn tại, đề ra giải pháp cụ thể để cải tiến các công việc trong thời gian tiếp theo [H3.3.04.04].
2.Điểm mạnh.
Nhân viên của trường nhiệt tình trong công việc, chịu khó học hỏi, bồi dưỡng nghiệp vụ.
3. Điểm yếu.
Nhân viên chưa đủ số lượng, còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa được đào tạo đúng chuyên
môn của công việc được phân công nên nhân viên nhà trường làm việc chưa hiệu quả, kĩ năng làm
việc còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Đầu năm học 2009-2010, nhà trường đã cử giáo viên phụ trách thiết bị giáo dục tham gia lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý TBGD do sở GD-ĐT tổ chức.
Tiếp tục cho các nhân viên dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn và cử nhân viên theo học các khóa
đào tạo chuyên môn để năm 2010-1011 tất cả các nhân viên đều có trình độ chuyên môn phù hợp
với công việc được giao.
5. Tự đánh giá.
Đạt yêu cầu của chỉ tiêu
Tiêu chí 5: Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu thao quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và các quy định hiện hành.
a) Đảm bảo quy định về tuổi học sinh theo quy định của Điều lệ trường trung học.
b) Nhiệm vụ, hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục, thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường
trung học và các quy định hiện hành.
c) Thực hiện quy định về các hành vi không được làm theo các quy định tại Điều lệ trường trung
học và các quy định hiện hành khác.
1. Mô tả hiện trạng.
Học sinh của nhà trường đảm bảo về độ tuổi theo quy định trong Điều lệ trường trung học, học sinh
lớp 6 được tuyển vào hàng năm điều có độ tuổi từ 11-13 [H1.3.05.01].
Học sinh của nhà trường đã thực hiện nhiệm vụ, hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục theo Điều lệ
trường trung học và các quy định hiện hành. Hàng năm nhà trường có quy định về nhiệm vụ, hành
vi, ngôn ngữ ứng xữ, trang phục đối với học sinh [H1.3.05.03].
Hàng năm nhà trường có các văn bản phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, với Hội
cha mẹ học sinh để triển khai và thực hiện nghiêm túc quy định về các hành vi không được làm tại
điều lệ trường trung học [H1.3.05.03]; có các sổ theo giỏi các hành vi học sinh không được làm
[H1.3.05.04]; kèm theo các biên bản xử lí học sinh vi phạm [H1.3.05.05], nhưng chưa có thống kê
và so sánh tỉ lệ % học sinh vi phạm theo từng năm.
2. Điểm mạnh.
Nhà trường sớm có những quy định cụ thể về hành vi ngôn ngữ, trang phục và đồng phục chung
cho học sinh toàn trường từ năm 2002.
3. Điểm yếu.
Học sinh nhà trướng chưa có điều kiện mặc trang phục trong cả tuần.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Phấn đấu năm học 2010-2011 học sinh có trang phục đẹp và mặc đồng phục tất cả các ngày trong
tuần.
5. Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 6: Nội bộ nhà trường đoàn kết không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, bị xử lí,
kỷ luật trong 4 năm liên tiếp kể từ năm được đánh giá trở về trước.
a) Xây dựng được khối đoàn kết trong cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên và học sinh.
b) Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn nghiệp vụ.
c) Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo và pháp
luật.
1. Mô tả hiện trạng.
Tập thể trường THCS Vĩnh Lộc là một tập thể luôn đoàn kết, gắn bó, nhất trí cao trong các công
việc và hoạt động giáo dục [H1.3.06.06].
Thanh tra toàn diện 100% giáo viên được xếp từ trung bình trở lên, các kết quả trên được đánh giá
trong hồ sơ thanh tra nhà giáo [H1.3.06.02]. Trong các đợt kiểm tra chuyên đề và kiểm tra hồ sơ của
nhà trường 100% giáo viên có hồ sơ đầy đủ và được xếp loại từ trung bình trở lên, kết quả được
đánh giá trong các biên bản kiểm tra hồ sơ chuyên đề hàng năm và biên bản kiểm tra dân chủ của tổ
chuyên môn [H1.3.06.04], cuối năm học mỗi các bộ giáo viên điều được đánh giá qua các phiếu
đánh giá công chức, viên chức [H1.3.06.04] và ghi vào hồ sơ thanh tra hoạt động sư phạm của nhà
giáo [H1.3.06.05].
Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà
giáo, trong 4 năm qua nhà trường không có cán bộ, giáo viên nào vi phạm quy định đạo đức nhà
giáo [H1.3.06.06].
2. Điểm mạnh.
Trường THCS Vĩnh lộc có một tập thể đoàn kết và thống nhất cao, trong mọi hoạt động nhà trường
luôn quan tâm và giáo dục cho toàn thể cán bộ giáo viên về tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm
với công việc tập thể và nhiệm vụ được giao, đó chính là cơ sở giúp nhà trường hoàn thành tôt
nhiệm vụ và đạt được nhiều danh hiệu thi đua trong những năm qua.
3. Điểm yếu.
Trong một số công việc chung chưa phát huy được sức mạnh tập thể. Một số giáo viên chưa ý thức
bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị.
4.Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Đưa vào nghị quyết của nhà trường và các đoàn thể về việc phát huy sức mạnh tập thể, tăng cường
công tác bồi dưỡng về lý luận chính trị cho cán bộ nhân viên, giáo viên nhà trường.
5. Tự đánh giá.
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo.
a. Thực hiện đúng kế hoạch, thời gian năm học theo quy định
b. Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập bộ môn theo quy định
c. Hàng thàng rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, thời gian năm học kế hoạch giảng dạy và
học tập.
1. Mô tả hiện trạng.
Nhà trường thực hiện đúng kế hoạch, thời gian theo văn bản số 181/THCS về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 [H1.4.01.01]. Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo thực hiện
ngay từ đầu năm học của các năm 2008-2009, 2009-2010 kèm theo kế hoạch chỉ đạo các năm. Nhà
trường đã cung cấp đầy đủ phân phối chương trình cho tất cả các môn học bậc THCS theo quy định
số 229/QĐ-SGD&ĐT ban hành ngày 10/06/2006 [H1.4.01.02].
Ngay từ đầu năm học phòng giaó dục đã triển khai kế hoạch giáo dục và học tập từng môn học cho
học sinh và giáo viên [H1.4.01.03].
Trang bị đầy đủ sổ đầu bài, sổ điểm cho các lớp từ khối 6 đến khối 9 [H1.4.01.04].
Hàng tháng hàng tuần BGH kiểm tra, đánh giá theo quy định, quy chế chuyên môn có ghi chép đầy
đủ, cụ thể [H1.4.01.05].
Để đảm bảo kết quả giảng dạy học tập BGH, tổ trưởng đã tiến hành kiểm tra rà soát, đánh giá kế
hoạch theo định kỳ. Thường xuyên có biên bản, sổ kiểm tra kèm theo [H1.4.01.06].
Giáo viên định hướng được các chỉ tiêu đề ra biện pháp thích hợp nhằm điều chỉnh bổ sung kế
hoạch.
2. Điểm mạnh.
Nhà trường đã triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ giáo viên trong trường.
Đã lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá kịp thời giao chỉ tiêu phấn đấu cho tổ, cá nhân.
3. Điểm yếu.
Việc thực hiện kế hoạch của cá nhân chưa thướng xuyên, các giải pháp chỉ ra chưa cụ thể.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Giáo viên bộ môn bám sát kế hoạch, đưa ra giải pháp phủ hợp nhằm thực hiện kế hoạch. Sau mỗi
phần (hoặc chương) có sơ kết đánh giá và điều chỉnh kết quả giảng dạy.
5. Tự đánh giá.
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 2: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao
giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
a. Lãnh đạo nhà trường ( Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/01 giáo
viên; tổ trưởng, pho hiệu trưởng đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/
01 giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin, 04 tiết
dạy thao giảng, hội giảng do trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà
trường.
b. Hàng năm các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trướng có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp
huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong
04 năm liên tiếp kể từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo
viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên
xếp loại yếu theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
c. Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các
cấp.
1. Mô tả hiện trạng.
Để thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp
ngay từ đầu năm học 2009-2010 BGH trường THCS Vĩnh Lộc đã lên kế hoạch và phân công từng
giáo viên đúng chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, đảm bảo mặt bằng lao động. Các tổ chuyên
môn đã lựa chọn những giáo viên có chuyên môn vững vàng giàu kinh nghiệm, nhiệt tình lên làm
cán sự bộ môn. [H1.4.02.01]
Thực hiện kế hoạch dự giờ thăm lớp từ BGH đến các tổ chuyên môn và từng giáo viên theo đúng số
tiết quy định.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng dự 1 tiết/ 1 giáo viên/ 1 năm học
Tổ trưởng, tổ phó dự tiết/ 1 giáo viên/ 1 năm học
Giáo viên dự 1 tiết/ 1 tuần và 2 tiết/ 1 tuần (giáo viên tập sự)
Mỗi giáo viên thực hiện 02 bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin [H1.4.02.02]
Tổ chức hội giảng chào mừng ngày 20/11:100% giáo viên tham gia
Thao giảng chào mừng ngày 3/2 đối với các Đảng viên
Thao giảng chào mừng ngày 26/3 đối với các Đoàn viên
Tổng hợp kết quả dự giờ thăm lớp, hội giảng của toàn trường [H1.4.02.03].
BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên dụ đủ số tiết theo quy định [H1.4.02.04].
Sau khi tổ chức hội giảng, thao giảng nhà trường chọn được 4 giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi
vòng huyện.
Tổ chuyên môn lên kế hoạch và dự giờ thăm lớp cho những đồng chí này để góp ý, rút kinh nghiệm
và xây dựng bài giảng cho hiệu quả.
Nhà trường cử…… đồng chí đi học đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn [H1.4.02.05]
Xếp loại chung cuối năm cuả nhà trường không có giáo viên nào vi phạm nội quy, quy chế của
ngành, vi phạm pháp luật, không có giáo viên xếp loại yếu theo quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp
của giáo viên [H1.4.02.07]
2.Điểm mạnh.
Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo triển khai ngay từ đầu năm đến từng tổ chuyên môn, từng giáo
viên.
100% giáo viên tham gia nhiệt tình sôi nổi, khích lệ tinh thần thi đua trong tập thể giáo viên.
Tổ chức các kỳ hội giảng thường xuyên giúp cho giáo viên có ý thức cao, trách nhiệm của mình.
3. Điểm yếu.
Sau dự giờ việc nhận xét, rút kinh nghiệm làm chưa thật kịp thời ở một số nhóm. Nhận xét chung
chưa chỉ ra tồn tại trong giờ. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học chưa thật linh hoạt.
Chưa đạt 30% số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện trở lên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Tổ chức các hội giảng hiệu quả, sau dự giờ dành thời gian rút kinh nghiệm giờ dạy. Nhận xét đánh
giá công bằng khách quan, tổng hợp kết quả kịp thời.
Có biện pháp khuyến khích, động viên các giáo viên tích cực tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và
thi giáo viên giỏi đạt kết quả để hàng năm nhà trường đạt 30% giáo viên đạt GV giỏi cấp huyện trở
lên.
5. Tự đánh giá
Chưa đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động
dạy học;
b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc
tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo thực hiện sử dụng thiết bị hiện có của trường từ
cán bộ phụ trách thiết bị dạy học đến giáo viên bộ môn [H1.4.03.01]
Nhà trường lên kế hoạch kiểm tra, kể cả kiểm tra đột xuất nội bộ việc sử dụng thiết bị của giáo viên
bộ môn [H1.4.03.02]
Hiệu trưởng phân công phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách công tác thiết bị dạy học và 01 cán bộ
phụ trách thiết bị hiện có của trường. Nhà trường đã đưa 04 phòng học bộ môn vào sử dụng, lên
thời khóa biểu cụ thể cho từng môn. [H1.4.03.03]
Cán bộ phụ trách thiết bị có sổ theo dõi đăng ký sử dụng, mượn, trả, thiết bị của GV [H1.4.03.04]
Ban giám hiệu trường có sổ kiểm tra sử dụng thiết bị giáo dục dạy học của giáo viên dạy học trên
lớp, lập biên bản nếu giáo viên vi phạm [H1.4.03.05]
Từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục
của giáo viên [H1.4.03.06]
Từ ban giám hiệu đến các tổ và giáo viên đăng ký thi đua, đăng ký tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm
[H1.4.03.07]
Hiệu trưởng thành lập hội đồng chấm đánh giá các đề tài sáng kiến kinh nghiệm vòng trường vào
tháng 5 hàng năm [H1.4.03.08]
Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét duyệt lập danh sách giáo viên đăng ký chiến sĩ thi đua
cấp cơ sở, các giáo viên giỏi cấp huyện đủ đề nghị hội đồng thi đua khen thưởng cấp huyện chấm,
đánh giá, xét duyệt [H1.4.03.09]
2. Điểm mạnh.
Có 14 phòng học bộ môn phục vụ cho giảng dạy
3. Điểm yếu
Một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm viết còn sơ sài chưa có chiều sâu
Một số giáo viên mới ra trường còn lúng túng khi sử dụng thiết bị phòng học bộ môn
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tháng 09/2009 tập huấn cho 100% giáo viên sử dụng thiết bị phòng học bộ môn
Sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn và tập huấn cho các giáo viên mới nhận công tác về trường
sử dụng thiết bị phòng học bộ môn.
Cải tiến các sáng kiến kinh nghiệm còn sơ sài cho giáo viên.
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 4: Mỗi năm học nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT và Bộ GD-
ĐT
a. Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
b. Các hoạt động giáo dục NGLL thực hiện theo kế hoạch đã đề ra;
c. Mỗi học ký, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường căn cứ và thực hiện các văn bản của cấp trên để thực hiện HĐNNLL hàng năm
[H1.4.04.01]
Mỗi năm từ đầu năm học nhà trường có kế hoạch triển khai tới tổng phụ trách đội và giáo viên chủ
nhiệm, giao cho tổng phụ trách đội thống nhất cùng giáo viên chủ nhiệm các khối, lớp về kế hoạch
hoạt động và phân phối chương trình duyệt BGH [H1.4.04.02]
Hàng tháng Tổng phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm rà soát đủ số tiết theo quy định. Thực hiện
theo phân phối chương trình, dựa vào danh sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn môn HĐNGLL, mỗi
tháng ứng với một chủ điểm, Tổng phụ trách đội soạn giáo án và thực hiện một hoạt động cao điểm
toàn trường về việc kỉ niệm ngày lể lớn, giáo viên chủ nhiệm soạn giáo án và tổ chức cho lớp hoạt
động vào giờ sinh hoạt lớp, chọn thời điểm hợp lý để hoạt động [H1.4.04.03]
Sau mỗi hoạt động, mỗi tháng và mỗi kỳ Tổng phụ trách đội có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Đưa ra các biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời sau mỗi hoạt động của tháng và mỗi kỳ
[H1.4.04.04]
2. Đẩy mạnh
Có kế hoạch và phương pháp hoạt động cho từng chủ điểm
3.Điểm yếu
Thời gian tổ chức các HĐNNLL còn hạn chế
Công tác chỉ đạo HĐNNLL của một số GVCN nội dung còn sơ sài
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tập huấn cho GVCN về HĐNNLL
Bố trí thời gian hợp lí cho HĐNNLL
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu tiêu chí
Tiêu chí 5: Giáo viên chủ nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định
a. Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm
b. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại khoảng 2 điều 31 cuả điều lệ trường trung học
và các điều lệ khác.
c. Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động chủ nhiệm lớp.
1. Mô tả hiện trạng
Năm học 2009-2010, theo biên chế năm học trường THCS Vĩnh Lộc có 13 lớp học trong đó: khối
6: 4 lớp, khối 7:3 lớp, khối 8: 4 lớp, khối 9: 2 lớp [H1.4.05.01]
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã có kế hoạch phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp
để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định [H1.4.05.02]. Mỗi giáo viên chủ nhiễm lớp khi
nhận được phân công đã lên kế hoạch chủ nhiệm thật rõ ràng, cụ thể. Sổ chủ nhiệm được hoàn
thành theo các quy định và được BGH duyệt và kiểm tra [H1.4.05.03].
Nhằm giúp giáo viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 điều 31 của điều lệ
trường THCS, nhà trường đã quy định giáo viên chủ nhiệm phải có thêm sổ nhật ký chủ nhiệm
[H1.4.05.04].
Trong đó: Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch thăm nhà học sinh cụ thể cho từng tháng, tuần,
nhà học sinh và phải lấy chử ký xác nhận của phụ huynh học sinh [H1.4.05.05]. Bên cạnh đó, nhà
trường quy định giáo viên chủ nhiệm cần bố trí thời gian, bám sát học sinh trong các giờ truy bài
đầu giờ, các buổi tập thể dục, tập trung, các hoạt động ngoại khóa [H1.4.05.06]
Sau mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm nhằm rà soát, đánh giá và rút kinh
nghiệm về hoạt động chủ nhiệm [H1.4.05.07]. Từ thực tế công tác chủ nhiệm, các ý kiến đóng góp
của giáo viên chủ nhiệm từ đặc thù của học sinh từng khối, lớp nhà trường đã đưa ra những biện
pháp điều chỉnh, bổ sung nhằm giúp mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình [H1.4.05.08]
2. Điểm mạnh
Do có kế hoạch cụ thể, triển khai kịp thời, các giáo viên chủ nhiệm lớp điều ý thức đầy đủ, rõ ràng
về vai trò, nhiệm vụ của mình nên đa số giáo viên chủ nhiệm lớp đều hoàn thành nhiệm vụ theo quy
định.
Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch thăm nhà học sinh theo từng tháng.
3. Điểm yếu
Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa chưa thật sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của
con em mình.
Vẫn còn hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh bàn về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý
và giáo dục học sinh.
Giao cho Tổng phụ trách đội rà soát, điều chỉnh lại nội quy học sinh sao cho thật rõ ràng, cụ thể,
phù hợp hơn nhằm giúp cho mỗi giáo viên chủ nhiệm quản lý giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao
hơn.
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Tiêu chí 6: Hoạt động giúp đở học sinh lực yếu, kém, đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà
trường và quy định của Bộ GD-ĐT
a. Đầu năm học, rà soát, phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đở học sinh
vươn lên trong học tập;
b. Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hóa với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu,
kém;
c. Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp giúp đở học sinh học lực yếu, kém.
1.Mô tả hiện trạng
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã có kế hoạch tổ chức KSCL đầu năm cho tất cả các môn học.
Với khối 6 mới tuyển, đến tuấn 2 của tháng 9 sau khi học sinh được làm quen với chương trình
THCS mới tiến hành KSCL và phân loại học sinh (riêng hai môn toán, ngữ văn lấy kết quả thi
tuyển sinh làm căn cứ). Với học sinh khối 7, 8, 9 căn cứ vào kết quả rèn luyện của năm học trước để
phân loại [H1.4.06.01]
Tổ chuyên môn lập danh sách giáo viên phụ đạo học sinh có học lực yếu, kém [H1.4.06.02]. BGH
nhà trường lên thời khóa biểu cho từng môn học 1 buổi/môn/tuần [H1.4.06.03].