Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.24 KB, 4 trang )

Trân Châu Cảng - trận tập kích định mệnh
(Toquoc) - Ngày 7/12/1941, máy bay Nhật đã bất ngờ tập kích vào hạm đội Mỹ tại Cảng Trân
Châu. Đây là trận đánh định mệnh đối với cả Mỹ, Nhật Bản và châu Á-Thái Bình Dương.
Vị trí chiến lược của Trân Châu Cảng
Quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối tiếp nhau
theo hướng từ Tây-tây Bắc sang Đông-đông Nam có diện tích tổng cộng gần 17.000 km²
với khoảng nửa triệu người (ở thập kỉ 40). Lớn nhất là đảo Hawaii (trên 10.000 km²) nằm
ở cực trong quần đảo, nhưng quan trọng nhất lại là đảo Oahu với diện tích khoảng 1500
km², nằm cách Hawaii khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc. Trên bờ biển phía Nam đảo
Oahu có thành phố Honolulu (200.000 dân), thủ phủ của cả quần đảo. Cũng trên bờ biển
phía Nam đảo, cách Honolulu về phía Tây chừng 6 dặm là Trân Châu Cảng, căn cứ chính
của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (kể từ năm 1940). Dựng trên một vịnh biển ăn sâu
vào đất liền của đảo rồi chia thành nhiều vụng biển và luồng lạch kín đáo lại có một cù lao
ở giữa vịnh được gọi là "đảo Ford” như một cầu tàu thiên nhiên. Trân Châu Cảng có điều
kiện tự nhiên lí tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài.
[27]
Việc
bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu
ngầm. Ngoài Trân Châu Cảng ra, hạm đội còn một căn cứ khác là cảng Lahaina trên đảo
Maui, một đảo nằm ở khoảng giữa Oahu và Hawaii.
Nằm ở tọa độ 21°20′38″ Bắc, 157°58′30″ Tây trên đảo Oahu, hòn đảo lớn thứ ba của
nhóm đảo phía Tây quần đảo Hawaii, Trân Châu Cảng có vị trí chiến lược cực kỳ quan
trọng đối với toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Duơng. Với khoảng cách tương ứng với một
tầm bay tối đa của các "pháo đài bay" B-17 từ Oahu đến bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, Trân
Châu Cảng có thể trở thành căn cứ triển khai các hoạt động của không quân oanh tạc ở
Tây Thái Bình Dương. Vai trò vị trí của Trân Châu Cảng đối với hải quân còn quan trọng
hơn. Do vị trí gần như ở giữa vùng Bắc Thái Bình Dương, Trân Châu Cảng vừa là căn cứ
chỉ huy, căn cứ hậu cần, là cơ sở bảo duỡng, sửa chữa các chiến hạm của hạm đội Thái
Bình Dương. Từ căn cứ này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có thể tung
sức mạnh của họ khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu
nổi, tàu ngầm và không quân của Hạm đội. Nếu như đối với Hoa Kỳ, Trân Châu Cảng và


Midway là hai bàn đạp quan trọng nối tiếp nhau để vươn sang lục địa Châu Á thì đối với
Nhật Bản, Trân Châu Cảng là bàn đạp để tiến đến Hoa Kỳ và toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Tuy
nhiên, vào những năm 1941-1942, lục quân và hải quân Nhật Bản không có tham vọng
đánh chiếm hoàn toàn quần đảo này như họ đã làm với quần đảo Midway. Với trận tấn
công Trân Trâu Cảng, Nhật Bản chỉ đủ sức làm tê liệt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa
Kỳ trong một khoảng thời gian vừa đủ để họ có thể rảnh tay đánh chiếm toàn bộ vùng bờ
biển và các quần đảo Tây Thái Bình Duơng, uy hiếp Ấn Độ và Australia, đẩy lùi ảnh
hưởng của Hoa Kỳ khỏi Châu Á, chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ trong một thế cân
bằng chiến lược mới ở đại dương rộng nhất thế giới này, tiến tới hiện thực hóa học thuyết
đại đông á.
Diễn biến:
Cuộc tập kích đầu tiên này diễn ra lúc 7 giờ 55 phút sáng, với sự tham dự của 183 máy
bay xuất kích từ các hàng không mẫu hạm của Nhật Bản bí mật tiếp cận vùng biển
Hawaii. Sau đó 1 giờ, 191 máy bay Nhật lại tập kích lần thứ hai. Cuộc tập kích này đánh
dấu cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương bùng nổ, phía Nhật tạm thời chiếm ưu thế ở khu
vực, thừa cơ xâm chiếm các nước Đông Nam Á
Kế hoạch này do Tổng tư lệnh hải quân Nhật Bản, Đô đốc Isoroku Yamamoto vạch ra. Yamamoto
là chuyên gia về vấn đề Mỹ, đã từng học tập tại Đại học Havard, từng là Tùy viên quân sự hải
quân, đại sứ Nhật tại Mỹ và đã tham quan, khảo sát nhiều cơ sở thuộc ngành công nghiệp Mỹ.
Ông ta hiểu rõ, Mỹ có tiềm lực quân sự hùng hậu, một khi sản xuất đi vào quỹ đạo chiến tranh thì
sẽ nhanh chóng trở thành người hùng quân sự không ai đánh đổ được, vì vậy chỉ khi nó còn đang
lười biếng ngủ một giấc, đánh một trận dập đầu, không gượng nổi nữa.
Quần đảo Kuril ở phía Bắc Nhật Bản là một vùng xa xôi hẻo lánh, nơi neo đậu tầu thuyền quanh
năm sương mù bao phủ, chủ lực hải quân Nhật thường lặng lẽ tập kết ở đó. Ngày 26/11/1941,
một hạm đội khổng lồ do trung tướng hải quân Nagumo Chuichi chỉ huy, đã từ đây lên đường.
Hạm đội này có 6 hàng không mẫu hạm, mang theo 360 máy bay, kèm theo là một đội hộ vệ gồm
nhiều thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm, mục tiêu đến của hạm đội này là Trân Châu
cảng.
Quần đảo Hawaii là đầu mối giao thông quan trọng vùng giữa Thái Bình Dương, do 20 hòn đảo
núi lửa và san hô tạo nên, trong đó chỉ có 10 đảo là có người ở, và thương nhân gốc Nhật chiếm

1/3 dân số, thủ phủ của quần đảo này là Honolulu. Đảo Oahu cách Honolulu 10 km, phía Tây đảo
này là một cảng nước sâu yên gió, là căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất tại Thái Bình Dương, đó chính
là cảng Trân Châu.
Trước ngày hạm đội đặc biệt trên của Nhật xuất phát, quan hệ Nhật - Mỹ đã vô cùng căng thẳng.
Vì thế, Nhật đã cử một “phái đoàn thân thiện” đến thăm Washington 12 ngày trước đó. Ngày
17/11/1941, đặc sứ Nhật, Kuruku và đại sứ Nhật tại Mỹ Nomura được sự tháp tùng của Bộ
trưởng Ngoại giao Mỹ, Hell đã hội kiến Tổng thống Mỹ F. Roosevelt. Ông Roosevelt yêu cầu Nhật
Bản rút quân khỏi Trung Quốc ngay. Đặc sứ Nhật đã từ chối yêu cầu đó. Quan hệ hai bên thực tế
đã tan vỡ.
Sáng ngày 20/11, tại Quốc vụ viện Mỹ, đặc sứ Kuruku trao công hàm cho Ngoại trưởng Hell, yêu
cầu Mỹ xóa bỏ cấm vận kinh tế với Nhật, ngừng viện trợ cho cuộc kháng chiến của Trung Quốc,
và nói rõ đó là lập trường cuối cùng của Nhật.
Ngày 22/11, Tổng bộ hải quân Mỹ phá được bức điện mật của Ngoại trưởng Nhật, Hideki Tojo
gửi cho đại sứ Nomura, bức điện này gọi công hàm mà Nomura trao cho Ngoại trưởng Mỹ là
“thông điệp cuối cùng” và nói để ngăn ngừa phát sinh những “cố gắng cuối cùng” của “sự tình nào
đó” nên thời hạn(có giá trị) của nó là 1 tuần lễ. Bộ Hải quân Mỹ cho rằng bức điện này cho thấy,
sau ngày 29/11, quan hệ Nhật - Mỹ sẽ xuất hiện “sự tình nào đó” cũng có nghĩa là chiến tranh.
Bức điện này được chuyển ngay lên Tổng thống.
"Bức thông điệp 14 đoạn"
Ngày 27/11, tức là ngày thứ hai khi hạm đội Nhật xuất phát, đặc sứ Nhật được Ngoại trưởng Mỹ
tháp tùng đã xin gặp Tổng thống Roosevelt lần thứ hai. Tổng thống Mỹ thông qua đặc sứ Nhật
cảnh cáo: “Nếu Nhật thi hành chủ nghĩa Hitler, cuối cùng sẽ thất bại”. Sau khi đặc sứ Nhật ra về,
Roosevelt nói với những ngưòi xung quanh, dự đoán trong vài ngày nữa, Nhật Bản sẽ gây chiến.
Dự đoán của ông không sai, lúc này hạm đội Nhật đang chạy hết tốc độ hướng về cảng Trân
Châu. Ngày 6/12 là ngày thứ Bảy, trước khi xảy ra sự kiện cảng Trân Châu một ngày, Bộ Hải
quân Mỹ lại thu được một bức điện mật của chính phủ Nhật gửi cho đại sứ Nomura. Bức điện dài
này gồm 14 đoạn, sau này được gọi là “bức điện 14 đoạn”. Nội dung chủ yếu của bức điện là,
thông tri cho chính phủ Mỹ, chính phủ Nhật từ chối kiến nghị của Mỹ và nói rõ “ trên thực tế, đàm
phán đã tan vỡ.”
Khi 13 đoạn trước trong “bức điện 14 đoạn” được giải mã và chuyển ngay tới Nhà Trắng, đọc

xong, Tổng thống Roosevelt nói: “Như thế này là chiến tranh phải bùng nổ.”. Đoạn thứ 14 của bức
điện nhanh chóng được giải mã và dịch xong, yêu cầu đại sứ Nomura đúng 1 giờ trưa giao toàn
bộ bức điện cho Ngoại trưởng Hell. Bộ Hải quân cho rằng nói 1 giờ tức là thời gian Nhật Bản tấn
công. Bức điện cho thấy, phía Nhật sẽ không tuyên chiến mà đánh và nói rõ cả thời gian tấn
công. Tuy nhiên nhà cầm quyền tối cao Nỹ không có biện pháp đối phó khẩn cấp nào thậm chí
cũng không thông báo cho lực lượng tiền tuyến biết, khiến ngay cả bộ phận tiền tiêu của Hải quân
cũng ở trong trạng thái tê liệt.
Chủ nhật ngày 7/12. Một buổi sáng yên tĩnh. Cách cảng Trân Châu 25 dặm Anh về phía Bắc có
một trạm rađa, hai binh nhì Mỹ vừa xong phiên trựcđang chuẩn bị giao ca.
7 giờ 2 phút, họ thấy trên màn hình xuất hiện rất nhiều đốm sáng, chứng tỏ có rất nhiều máy bay
đang bay tới, khoảng cách là 137 dặm Anh, họ vừa theo dõii vừa báo cáo cho sĩ quan trực ban.
Sĩ quan trực ban phán đoán, số máy bay này có thể cất cánh từ hàng không mẫu hạm, cũng có
thể là máy bay ném bom B-17 bay từ California tới. Anh ta nói: "Không lo, đó là người nhà mình".
Thế nhưng anh ta đã phán đoán sai. Đó chính là máy bay oanh tạc cất cánh từ hàng không mẫu
hạm của Nhật, địa điểm cất cánh cách cảng Trân Châu 270 dặm Anh.
Từ 7 giờ 55 phút, 374 máy bay Nhật chia làm hai đợt, đợt một 183 chiếc và đợt hai 191 chiếc
(mỗi đợt cách nhau trên 1 giờ) oanh kích bất ngờ hạm đội Mỹ tại càng Trân Châu. 7 giờ 58 phút,
đài phát thanh cảng Trân Châu tuyên bố: “Cảng Trân Châu bị không kích. Báo động, đây không
phải là diễn tập. Nhắc lại lần nữa, báo động, đây không phải là diễn tập”.
9 giờ 30 phút coi như cuộc tập kích bất ngờ kết thúc. 4 trong 8 thiết giáp hạm của Mỹ bị đánh
chìm, 4 chiếc kia bị hỏng nặng, 18 chiến thuyền khác bị đánh chìm hoặc đánh bị thương, 188 máy
bay bị hỏng, 291 chiếc khác bị thương, 2403 sĩ quan và binh lính Mỹ bị chết, bị thương gần 2000
người. Phía Nhật chỉ tổn thất 5 tầu ngầm nhỏ, 29 máy bay và chưa tới 100 người bị chết.
Cũng may, khi Nhật bất ngờ tập kích, 3 hàng không mẫu hạm và 11 tuần dương hạm của Mỹ hợp
thành một hạm đội đang làm nhiệm vụ ở nơi khác nên không bị tổn thất.
2 giờ chiều, Kumuru, đặc sứ Nhât và Nomura, đại sứ Nhật đến Quốc vụ viện Mỹ trao Bị vong lục
cho Ngoại trưởng Mỹ Hell. Mặc dù Tổng thống Roosevelt trước đó đã căn dặn Hell không được
nổi giận, phải bình tĩnh với bọn họ, nhưng Hell vẫn không khống chế được cảm xúc. Vừa nhìn
thấy bị vong lục ông nói ngay: “Trong cuộc đời 50 năm làm công chức, tôi chưa bao giờ thấy một
văn kiện mặt dầy mày dạn tràn đầy giả dối và xảo quyệt như thế này”. Nói xong hất hàm chỉ ra

phía cửa.
3 giờ chiều tin tức trên bắt đầu được truyền đi rộng rãi. 4 giờ chiều, các quan chức có liên quan
bắt đầu họp tại Nhà Trắng. Cuộc họp kéo dài tới quá nửa đêm.
Ngày 8/12, nước Mỹ vẫn yên tĩnh khác thường, người ta như đang đợi Tổng thống nói điều gì. Và
ngưòi ta nhớ tới lời Roosevelt nói khi tranh cử “trừ phi nước Mỹ bị tấn công”. Cái việc vốn được
coi là không có khả năng ấy đã xuất hiện, những quả bom Nhật ném xuống cảng Trân Châu đã
xua tan bức màn chủ nghĩa cô lập, khiến người khổng lồ công nghiệp thức tỉnh.
Trưa ngày hôm đó, Tổng thống Roosevelt nói chuyện trước quốc hội Mỹ: “Ngày 7/12 là ngày quốc
sỉ. Hợp chủng quốc Mỹ đã bị hải quân Nhật Bản âm mưu tập kích bất ngờ, tôi đề nghị Quốc hội
tuyên bố, do Nhật Bản phát động tấn công bất ngờ, nên nước Mỹ và Nhật Bản đã ở tình trạng
chiến tranh”.
Tháng 8/1945, nước Nhật đã sức tàn lực kiệt, bại trận là không tránh khỏi. Mỹ đã ném xuống
Nhật Bản hai quả bom nguyên tử. Đó là sự phục thù của Mỹ cho trận Trân Châu Cảng. Nhật Bản
ký hiệp ước đầu hàng đồng minh, bị quân đội Mỹ chiếm đóng. Hai nước ký hòa ước và từ đó đến
nay Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Đông Á./.

×