Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lỗi NTLDR is missing và cách khắc phục- P2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.56 KB, 10 trang )

- Khi xoá tập tin boot.ini thì không có vấn đề gì xảy ra
(?!), hệ điều hành vẫn khởi động bình thường sau khi
hiển thị một dòng thông báo ngay sau quá trình POST:
Invalid BOOT.INI file
Booting from C:\windows\
Thử đối với một hệ thống khác: Chiếc máy thứ hai của
tôi, chúng được cài đặt hệ điều hành Windows 98,
Windows 2000 và Windows XP, và xoá tập tin boot.ini
đi, kết quả là hệ thống không khởi động được nữa. Có
một dòng thông báo như sau:
Windows could not start because the flowing file is
missing or corrupt
\System32\hal.dll
Please re-install a copy of the above file
Như vậy là đối với hệ điều hành mặc định là Windows
98 mà tôi cài đặt ở phân vùng đầu tiên đã không thể
khởi động được nếu thiếu tập tin boot.ini. Đối với
trường hợp phân vùng đầu tiên của ổ đĩa cứng cài đặt
Windows XP, hệ thống khởi động vào hệ điều hành.
(trường hợp với các hệ điều hành họ NT như WinNT và
Win 2000 có thể chúng cũng khởi động được như
Windows XP, tôi chưa kiểm chứng lại điề này).
Những lỗi về boot.ini này sẽ được giải quyết khắc phục
vào những phần sau của bài.
Sửa chữa lỗi
Sau khi kiểm chứng được nguyên nhân gây lên lỗi trên
thông qua biện pháp thực hiện giả định xoá các tập tin,
tôi đã có các bằng chứng chính xác về nguyên nhân xảy
ra lỗi và tìm cách khắc phục chúng. Tất nhiên rằng phần
trên đã nói rằng tập tin NTLDR đã được chứa trên thư
mục i386 của đĩa cài đặt hệ điều hành, và do đó bạn cần


làm một cách nào đó để có thể copy lại tập tin này đến
đúng vị trí mà chúng lẽ ra phải hiện diện. Để làm điều
này bạn cần có đĩa đã cài đặt hệ điều hành, nếu không
thì tối thiểu là một đĩa nào đó có thể khởi động được
máy tính để thao tác với các tập tin chứa trên ổ cứng của
chiếc máy tính đó.
Đối với riêng tập tin boot.ini thì chúng không có trong
thư mục i386 của bộ cài đặt, tuy nhiên bạn có thể soạn
thảo lại tập tin này. Chi tiết xin xem mục cụ thể kèm
theo trong bài viết này.
Sửa chữa trong trường hợp máy tính cài đặt nhiều hệ
điều hành
Cách đơn giản nhất có lẽ là đối với những máy tính
được cài đặt hai hoặc nhiều hơn các hệ điều hành khác
nhau nhưng không đồng thời của Microsoft (ví dụ cài
đặt Linux cùng với Windows chẳng hạn). Lý do bởi vì
lỗi này sẽ khiến cho bạn không thể khởi động được vào
các hệ điều hành cùng được cài đặt. Có một số trường
hợp ngoại lệ: Windows Vista có vẻ không gặp lỗi này
bởi cơ chế khởi động của hệ điều hành này khác biệt so
với các hệ điều hành trước nó; một số trường hợp khác
cũng như cài đặt đồng thời các hệ điều hành của
Microsoft nhưng lại sử dụng một phần mềm quản lý
boot riêng chứ không sử dụng khả năng tự quản lý việc
lựa chọn sự khởi động các hệ điều hành.
Giả sử trường hợp này xảy ra, tức là bạn có thể khởi
động vào một hệ điều hành khác mà không phải hệ điều
hành đang bị lỗi, bạn có thể tiến hành khắc phục chúng
một cách đơn giản bằng cách sao chép lại tập tin bị
thiếu. Như trên đã nói, tập tin NTLDR có sẵn trong đĩa

cài đặt Windows XP (hoặc NT/2000) hoặc có thể chứa
trên chính máy tính của bạn, bạn chỉ việc sử dụng trình
quản lý tập tin của hệ điều hành đó sao chép lại tập tin
đó mà thôi.
Đa phần các máy tính theo chế độ tự lắp ráp đều có thể
được chia thành hai phân vùng, một phân vùng chứa hệ
điều hành và một phân vùng chứa các bộ cài đặt của
phần mềm (rất nhiều máy tính như vậy ở Việt Nam bởi
vì tôi nhận thấy chúng được ghost toàn bộ đĩa với hệ
điều hành cùng với các bộ cài khi mà các cửa hàng bán
linh kiện máy tính đã tiến hành vào ổ cứng của bạn sau
khi lắp ráp) do đó rất thuận tiện cho việc khắc phục lỗi
này.
Việc xác định vị trí tập tin không mấy khó khăn, thông
thường thì chúng nằm trên thư mục gốc tức phân vùng
đầu tiên nếu nhìn trong phần mềm quản lý các phân
vùng Patition Magic hoặc phần nhiều có thể nói phân
vùng được gán là C, tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt
thì chúng có thể được đặt trong một phân vùng khác so
với thứ tự đầu tiên bởi vì tuỳ theo tình trạng thiết lập
quyền được phép khởi động của các phân vùng.
Lúc đầu thì tôi có băn khoăn rằng nếu cài đặt Windows
98 cùng với Windows XP thì nhỡ tập tin này nằm ở
phân vùng được định dạng theo NTFS ở phân vùng thứ
hai (chẳng hạn) thì sao nhưng ý nghĩa đó bị loại bỏ ngay
bởi vì nếu cài dặt cả Windows 98 và Windows XP thì
các tập tin này luôn phải nằm trong phân vùng cài đặt
Windows 98 và nó phải được định dạng theo
FAT/FAT32 mà Windows 98 thì chắc chắn sẽ truy cập
được vào chúng. Trường hợp cài đặt Windows 2000

cùng với Windows XP thì sẽ không thể khởi động được
Windows 2000 để có thể vào sửa chữa lỗi, bởi vì chính
Windows 2000 cũng dùng tập tin ntldr để khởi động
chúng.
Trong trường hợp mà chính chiếc máy tính xách tay của
tôi đang sử dụng thì mọi việc cũng đơn giản giống như
trường hợp trên (hai hệ điều hành: 9X cùng với họ NT)
bởi vì tôi thì cài đặt Ubuntu song song với Windows
XP. Tôi chỉ việc khởi động vào Ubuntu và copy tập tin
ntldr phục hồi lại vị trí cũ.
Sửa chữa với Live CD
Nếu như bạn có một Live CD nào đó để có thể khởi
động vào hệ điều hành chứa trên nó rồi sao chép lại các
tập tin trên cũng tương tự như hình thức cài đặt hai hệ
điều hành. Công việc tiếp theo chỉ còn là copy mà thôi.
Những dạng đĩa này không quá khó khi tìm kiếm chúng,
bạn có thể tìm một đĩa khởi động vào Windows XP vói
các tính năng đơn giản hoặc vào Linux với đĩa cài đặt
(và cũng là đĩa Live CD) Ubuntu. Đối với Windows XP
bạn có thể tìm kiếm địa chỉ tải về đĩa tập tin (định dạng
iso) dạng đĩa Live CD của hệ điều hành này theo từ
khoá "Windows XP Live CD with Kapersky AntiVirus
2009". Đối với Ubuntu thì đơn giản hơn khi mà hãng
phát triển đã cho phép tải về trên Internet tại đây (bạn
cần chọn phiên bản muốn tải về và khu vực địa lý của
mình rồi bấm nút Begin download. Ở thời điểm hiện tại
thì có hai phiên bản: 8.04 LTS và 8.10, tôi thử nghiệm
trên bản 8.10 thì một số máy tính khi sử dụng Live CD
có hỏi mật khẩu đăng nhập, và thật tệ là không biết
username và password đăng nhập là như thế nào?! tuy

nhiên với bản 8.04 thì đăng nhập bình thường).
Lưu ý rằng các đĩa Live CD thường đề nghị lượng RAM
sử dụng khoảng từ 256 MB trở lên, nếu như lượng RAM
quá thấp thì quá trình khởi động sẽ rất chậm hoặc có thể
khởi động không thành công. (Tuy nhiên có một tin vui
đối với bạn: Thời điểm cuối năm 2008 loại DDR2 có giá
khá rẻ, và bạn nên nâng cấp thì tốt hơn cho máy tính
của bạn).
Sửa chữa với đĩa cài đặt của Windows
Khi mà bạn có một đĩa cài đặt Windows thì cũng sửa
chữa được, tuy nhiên phần này có lẽ phức tạp hơn một
chút đối với người bình thường và thường và vướng
mắc đôi chút khi mà người sử dụng phần lớn lại không
phải là người cài đặt Windows, do đó họ có thể không
biết mật khẩu tài khoản mang tên Administrator của
máy tính.
Cách thức này thật may mắn là tôi không phải gõ lại,
bởi vì đã có một số nơi đăng hướng dẫn chi tiết rồi, đoạn
trích dưới đây được đăng trên PC World Việt Nam.
- Khởi động máy với đĩa CD cài đặt Windows. Nhấn
phím bất kỳ khi xuất hiện thông báo Press any key to
boot from CD.
- Trong màn hình Welcome to setup, nhấn phím R
(Repair) để khởi động Recovery Console (RC).
- Nếu hệ thống cài đặt nhiều hệ điều hành (HĐH) khác
nhau, chọn HĐH bị lỗi cần khắc phục (lưu ý: nếu nhấn
Enter khi chưa chọn HĐH, chương trình sẽ tự khởi động
lại máy).
- Gõ mật khẩu của tài khoản Administrator.
- Tại dấu nhắc của RC, gõ dòng lệnh:

copy E:\I386\ntldr C:\
copy E:\I386\ntdetect.com C:\
(với E: là ổ CD-ROM, C: là phân vùng hệ thống).
- Chọn Yes (Y) nếu xuất hiện hộp thoại xác nhận việc
chép đè tập tin cũ.
- Gõ lệnh Exit để khởi động lại hệ thống.
Lưu ý rằng trong trường hợp này thì cũng có một số
trường hợp mà lệnh trên sẽ không thực hiện được nếu
như Windows của bạn shutdown không đúng cách (tôi
đã gặp một trường hợp tương tự như vậy khi dùng
Recovery Console để sửa chữa lỗi này sau khi máy tính
bị mất điện đột ngột)
Chế độ sửa chữa này cũng còn được thực hiện bằng
cách khởi động từ ổ đĩa mềm theo như hướng dẫn của
Microsoft, tuy nhiên hầu hết các máy tính trong thời
gian gần đây không còn sử dụng đĩa mềm nữa nên tôi
không viết ra đây. Nếu bạn tìm mua được các đĩa mềm
và muốn tạo ra một đĩa boot thì có thể xem thêm các
phần trong các mục cuối (chú thích, xem thêm) của bài
này.
Sửa chữa với đĩa công cụ Hiren's Boot CD
Những kỹ thuật viên kinh nghiệm hoặc người sửa chữa
hệ thống hiểu biết một chút trở lên thì luôn có sử dụng
một đĩa cứu hộ dùng cho chữa nhiều lỗi. Có nhiều loại
đĩa có khả năng boot và có các phần mềm kèm theo
phục vụ việc sửa chữa hệ thống, nhưng có lẽ đĩa thông
dụng nhất là đĩa Hiren (tên đầy đủ là Hiren's Boot CD).
Tôi sử dụng đĩa này và cảm thấy chúng có rất nhiều ứng
dụng giúp cho mình khắc phục khá nhiều lỗi của các hệ
điều hành.

Khi sử dụng đĩa Hiren thì bạn cần lưu ý đến khởi động
với trình quản lý các tập tin: Cho phép việc thực thi đọc
và ghi đối với định dạng NTFS (bởi đa phần thì các
trình quản lý tập tin kiểu cũ như Norton Commander
của Symantec trước đây đều chỉ hỗ trợ đối với các phân
vùng được định dạng kiểu FAT hoặc FAT32 mà không

×