Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhà Tây Sơn LỜI ÐẦU SÁCH ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.92 KB, 6 trang )

Quách Tấn, Quách Giao
Nhà Tây Sơn
LỜI ÐẦU SÁCH

Kỷ niệm lần thứ 200 chiến thắng Ngọc Hồi Ðống Ða lịch sử, dân tộc ta
nhớ lại chiến công oanh liệt của nghĩa quân Tây Sơn với Quang Trung bách
chiến bách thắng, quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi, giữ
vững độc lập và thống nhất Tổ quốc vừa được lập lại với sự nổi dậy bão táp
của phong trào Tây Sơn. Kỷ niệm lần thứ 200 chiến thắng Ngọc Hồi Ðống
Ða, không chỉ ôn lại cuộc tiến công thần tốc và chiến tích bình Thanh, mà
còn làm sống dậy hùng khí Tây Sơn gắn liền với tên tuổi các lãnh tụ kiệt
xuất Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và tên tuổi các tướng lĩnh anh
hùng đã xây dựng phong trào từ trứng nước, cũng như các tướng lĩnh quy tụ
với phong trào sau khi nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa.
Trên tinh thần đó, tác phẩm Nhà Tây Sơn của nhà văn lão thành Quách Tấn
và con trai là anh Quách Giao do Sở VHTT Bình Ðịnh xuất bản ra mắt bản
đọc trong dịp này góp phần kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi Ðống
Ða lịch sử. Tác phẩm này là kết quả của một tâm huyết lớn khao khát thể
hiện lại sự thật lịch sử trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của tác giả:
Những gì tôi được nghe, được thấy, được biết trong đời mà còn nhớ lại trong
tuổi già, nếu không viết ra cho quê hương, con cháu, e rằng sẽ vĩnh viễn
mang theo xuống ba tấc đất. Với nguyện vọng và niềm ưu tư đó, trong
những năm cuối đời, tuy hay đau yếu, bị mất một mắt và mắt còn lại rất mờ,
nhà văn lão thành Quách Tấn đã trên 80 tuổi vẫn làm việc mê say và nghiêm
túc với sự giúp đỡ đắc lực của con trai để thực hiện tác phẩm Nhà Tây Sơn
và tự mình mò mẫm viết nhiều tác phẩm giàu tính tư liệu khác về quê hương
Bình Ðịnh.
Lịch sử nhà Tây Sơn là vấn đề lớn được giới nghiên cứu sử học và toàn thể
nhân dân ta quan tâm tìm hiểu. Nhiều tác phẩm đã viết về thời đại Tây Sơn,
viết về những anh hùng dân tộc thời Tây Sơn, tuy chưa thật đầy đủ, nhưng
những gì đã được công bố và tổng kết trong các bộ sách là rất công phu và


chính xác. Nhưng khi đọc Nhà Tây Sơn, bên cạnh những chi tiết mới và tỉ
mỉ chỉ có ở tác phẩm này, còn có những chi tiết khác hẳn so với các tài liệu
và sách báo đã có, về tên cha mẹ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ, hay việc xác định quê quán của đô đốc Trần Quang Diệu, mối
liên quan giữa các tướng lĩnh Tây Sơn như Bùi Thị Xuân và Ngô Văn Sở, đô
đốc Ðặng Văn Long và đô đốc Ðặng Tiến Ðông
Chúng tôi đã trực tiếp làm việc và trao đổi với tác giả trước khi in Nhà Tây
Sơn. Nhà văn Quách Tấn cho biết rằng tác phẩm này đã được viết với
phương châm ghi chép lại các sự kiện lịch sử chính xác theo sự phản ánh của
nhân dân địa phương, cụ thể là theo lời truyền của các bậc trưởng thượng
từng sống thời Tây Sơn ở đất Tây Sơn, và chính xác theo các tư liệu lịch sử
đáng tin cậy gồm 12 bộ sử ký về Tây Sơn được nhân dân bảo tồn qua sự trả
thù ghê gớm của triều đình nhà Nguyễn. Cùng với các tài liệu lịch sử trong
và ngoài nước có liên quan tới phong trào Tây Sơn (xem bảng kê sách tham
khảo). Nói như vậy, không có nghĩa Nhà Tây Sơn là một quyển sử ký. Ðây
chỉ là, như ý kiến khiêm tốn của tác giả, một tập ghi chép chuyện đã xảy ra
trong lịch sử về một thời đại vẻ vang của dân tộc với sự đầy đủ nhất định các
chi tiết thật, con người thật cùng những huyền thoại mà ba anh em Tây Sơn
dựng nên để thu phục nhân tâm buổi đầu dấy nghĩa. Ở đó, chi tiết thật và
chuyện hoang đường không bị nhòa lẫn vào nhau, các sự việc được ngòi bút
tác giả đảm bảo ở tính cụ thể và công bằng.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Nhà Tây Sơn với bạn đọc. Nhân đây,
chúng tôi xin tỏ lòng chân thành biết ơn đối với tác giả và kính mong bạn
đọc gần xa có ý kiến đóng góp về tác phẩm này.

HỒNG NHÂN
Nguyên Giám đốc sở VHTT Nghĩa Bình

Quách Tấn, Quách Giao
Nhà Tây Sơn

Lời người biên soạn

Tập Nhà Tây Sơn này, tôi viết theo những tài liệu của cha tôi là Quách
Tấn đã sưu tầm, tập hợp và ghi chép lại.
Trước khi viết, trong khi viết và sau khi viết xong, tôi đã được cha tôi
hướng dẫn và uốn nắn sửa chữa những chỗ chưa phản ánh đúng, đầy đủ sự
việc và tinh thần.Gia tộc tôi sinh cư lâu đời tại xứ Tây Sơn.
Từ nhỏ chúng tôi đã được nghe cha tôi và các thân sĩ kỳ cựu trong vùng
trao đổi với nhau những chuyện về Tây Sơn. Và trong gia đình, cha tôi
cũng thường kể cho con cháu nghe những chiến công oanh liệt của nhà
Tây Sơn, gây lòng tự hào, kính phục.
Thời trung học, tôi cũng đã học sử Tây Sơn, cũng đã đọc nhiều sách về
Tây Sơn. Nhưng tài liệu thì nghèo nàn và sự việc có nhiều điểm không
giống những điều tôi đã được nghe truyền. Cha tôi đã nhiều lần giải thích
sự sai biệt ấy, cho biết rằng:
A. Do ngòi bút kẻ viết sử thời ấy xuyên tạc, giấu bớt sự thật cho vừa lòng
nhà Nguyễn Gia Miêu đang thống trị.
Do các sử gia thời ấy ở xa (miền Bắc nên không sát).
Do sự đàn áp của chính quyền rất khốc liệt, nhân dân địa phương có liên
quan trực tiếp với Tây Sơn ngậm miệng không dám nói lại rõ sự thật.
B. Mà sự thật về Tây Sơn từ khi nhen nhóm cuộc đại nghĩa đến lúc bại
vong rất phong phú, nhiều gia phả còn ghi, nhiều cháu con các danh
tướng, danh thần còn nhớ biết và truyền lại. Các sách ghi chép của các nhà
Nho yêu nước sống gần thời ấy về sau có ghi chép lại.
Cha tôi đã có ý muốn viết lại lịch sử Tây Sơn cho đủ hơn, đúng hơn, để
lưu lại những điều hay, đẹp, cao cả của ông cha cho con cháu về sau biết
mà tự hào, tự cường. Vì vậy, từ năm 1930 đến 1945, suốt 15 năm, cha tôi
đã sưu tập, ghi lại, tiếp xúc và đi đến cả một số nơi xảy ra các sự kiện lịch
sử ấy để quan sát để thông cảm với cổ nhân.
Số tài liệu khá phong phú. Nhưng đến năm 1945, gia đình về Bình Ðịnh,

tài sản sách vở để lại nhà ở Nha Trang, bị giặc Pháp chiếm. Mãi đến năm
1954, hòa bình lập lại, trở về Nha Trang thì chỉ còn một cái nhà trống
trơn, tài sản, sách vở, tài liệu đều mất cả!
Từ năm 1955 đến nay, cha tôi làm lại cuộc sưu tập, tiếp xúc, ghi chép
nhưng một số tài liệu chính thức nay không tìm lại được, nhiều người hiểu
rõ sự việc (truyền lại trong gia đình) đã chết hoặc đi biệt tích Tuy nhiên
số tài liệu mới thu thập trong thời gian này cũng khá phong phú. Lại một
lần nữa bị mất mát trong cuộc tháo chạy tháng tư năm 1975. Tài liệu gom
góp, sách vở ghi chép trong 20 năm trường, mười phần không còn được
một.
Cha tôi nay đã già yếu - 76 tuổi rồi - tự thấy khó mà sưu tập được nữa, và
sợ cũng không đủ sức ngồi viết lại những điều đã tìm, đã nghe, đã ghi
chép suốt 50 năm nay, nên bảo tôi nghiên cứu các tài liệu còn sót lại theo
sự bổ sung, hướng dẫn, giải thích của cha tôi, cố gắng viết kỹ lại cho con
cháu biết được rõ hơn về nhà Tây Sơn.
Tôi ra công viết từ đầu 1983 và viết xong vào cuối xuân 1984.
Theo ý kiến của cha tôi, tập này không thể gọi là một cuốn lịch sử, vì tài
liệu, một số chưa được phối kiểm chặt chẽ.
Ðây chỉ là một số tư liệu được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, những điều
mà chúng tôi thấy nên chép, đáng chép. Nghe sao chép vậy, có nhiều sự
việc chính xác, cũng có sự việc chỉ cắm một hoa tiêu để làm dấu cho
những người sau tiếp tục khai tầm. Lại có cả những chuyện hoang đường
theo kiểu Hán Cao Tổ chém rắn, kiểu sâu đục lá cây thành Lê Lợi vi
vương Nguyễn Trãi vi thần trong sử sách cổ. Cha tôi bảo cần ghi lại, vì đó
chỉ là những biện pháp tuyên truyền cổ động ngày xưa dựa vào thần
quyền, dị đoan, và sự thực là nó cũng có ít nhiều tác dụng.
Các bộ sử trước viết về Tây Sơn thường chỉ chú trọng đến Vua Quang
Trung. Ðúng. Vì chính Vua Quang Trung mới thật là người có công với
dân tộc. Nhưng xét kỹ nếu không có Vua Thái Ðức đổ nền đắp móng, thì
chắc gì một mình Vua Quang Trung đã có thể hoàn thành ngôi nhà Tây

Sơn? Các sách cũng ít nói đến các tướng võ các quan văn đã giúp nhà Tây
Sơn xây dựng sự nghiệp. Trong tập tư liệu này, chúng tôi mong lấp được
phần nào những chỗ khuyết ấy.
Chúng tôi lại đưa ra một đôi chi tiết làm sáng tỏ nghĩa chữ Trung mà phần
đông người Bình Ðịnh đã theo từ xưa đến nay: không phải trung với Vua,
mà trung với Tổ Quốc, với Dân tộc, không phải trung với một người hay
một nhà, mà trung với nghĩa vụ tận ngã nghĩa vụ, tức là TẬN KỶ theo
Ðạo đức cổ truyền. Và thái độ không tranh quyền vị của các quan văn võ
thời Thái Ðức, Quang Trung, thái độ không noi gương phần đông di thần
của Vua Chiêu Thống khi nhà Lê mất, của các danh tướng danh thần của
Tây Sơn còn sống sót sau khi Vua Cảnh Thịnh bị Gia Long giết, chứng tỏ
rằng phần đông người Bình Ðịnh không bị cái học Trung Quân của Hán
Nho nhồi sọ.
Ðó là mục đích viết tập Nhà Tây Sơn này.
Viết xong, vâng lời cha tôi, tôi trình lên cho hai bác là bác Lộc Ðình, bác
Giản Chi, cùng hai chú là chú Nguyễn Ðồng, chú Quách Tạo nhã chính.
Hai bác đã chỉ cho những chỗ sai lầm, hai chú đã thêm cho những điều
thiếu sót, và ban cho những lời khuyến lệ. Tôi hết sức vui mừng. Ðể cho
Nhà Tây Sơn được hoàn hảo, cúi mong thêm sự chỉ giáo của các bậc cao
minh.
QUÁCH GIAO



×