Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đền Nguyễn Công Trứ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.04 KB, 2 trang )

Đền Nguyễn Công Trứ
Đền Nguyễn Công Trứ có tên là Truy Tư Từ thờ Nguyễn Công
Trứ, ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Kiến trúc
đền không có gì đặc biệt nhưng đây là đền thờ Doanh điền Nguyễn
Công Trứ, người có công khai sinh lập ra huyện Kim Sơn năm
1829. Đền Nguyễn Công Trứ có những nét độc đáo mà rất ít đền
thờ trong cả nước có được như:
- Đây là đền thờ làm từ 1 ngôi nhà do chính Nguyễn Công Trứ xây
dựng và đã ở đó một thời gian.
- Đền thờ được xây dựng từ khi Nguyễn Công Trứ còn sống - đền
thờ sống - đã tế sống Nguyễn Công Trứ ở đây.
- Một đền thờ rất hiếm có vì những người dân không theo tôn giáo
nào, không kể Phật giáo hay Công giáo đều đến tế lễ.

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là người học giỏi, thông minh nhưng thi cử lận
đận, mãi đến 42 tuổi mới đỗ Giải Nguyên. Công lao lớn nhất của
ông là khai khẩn ruộng đất, chiêu mộ dân lưu vong, với cương vị
Doanh điền sứ đã lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim
Sơn (Ninh Bình). Công lao của Nguyễn Công Trứ với nhân dân
huyện Kim Sơn là rất lớn. Năm 1856, nhân dân huyện Kim Sơn đã
làm đền thờ ông ở xã Quang Thiện đó là đền thờ sống gọi là Sinh
Từ. Cho tới năm 1858, sau khi Nguyễn Công Trứ mất, nhân dân
huyện Kim Sơn xây dựng thêm tiền đường, sinh đường trở thành
chính cung.


Từ đó Sinh Đường được đổi tên thành Truy Tư Từ. Trải qua nhiều
lần trùng tu, Truy Tư Từ nay vẫn còn và đã được sửa sang, khang
trang đẹp đẽ như bây giờ. Đền Nguyễn Công Trứ kiến trúc theo
kiểu chữ Đinh, Tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian. Bên tả bên


hữu tiền đường có 2 cột đồng trụ, bên trong Tiền Đường có hương
án, giá trống, giá chiêng và 3 bức đại tự nói lên tấm lòng thành
kính và ngưỡng mộ của nhân dân huyện Kim Sơn đối với Nguyễn
Công Trứ. Hậu Cung 3 gian, gian giữa để bàn thờ Nguyễn Công
Trứ, có một bát hương bằng men sứ trắng, cao 40cm, miệng rộng
40cm, hoạ tiết mầu xanh thẫm vẽ hình lưỡng long chầu mặt
nguyệt, đây là bát hướng rất quý có từ đời Trần. Từ khi Nguyễn
Công Trứ mất, hằng năm cứ đến 14/11 âm lịch (ngày Ông mất),
nhân dân huyện Kim Sơn đều tổ chức tế lễ Nguyễn Công Trứ ở
Truy Tư Từ trong 3 ngày. Ngày 13 tế Yết Cáo, ngày 14 tế Chính
Kỵ, ngày 15 tế Tạ. Trong những ngày lễ đó có những người phụ nữ
đến lễ hát với cây đàn đáy, cặp phách đơn giản, họ hát những bài
ca trù của Nguyễn Công Trứ.
Nhớ ơn công lao của Nguyễn Công Trứ nhân dân thị xã Thái Bình
đã lập đền thờ Lưu Phương ở xã Lưu Phương, huyện Tiền Hải.
Đền này được lập ngay từ lúc ông còn sống.
Quê hương Hà Tĩnh của ông cũng có di tích lưu niệm danh nhân
Nguyễn Công Trứ, thuộc xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Đây là nơi tưởng niệm nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam
nửa đầu thế kỷ 19. Hiện nay, di tích lưu niệm tại làng quê còn ngôi
mộ và nhà thờ.
Nguồn: NinhBinhTourism.com.vn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×