Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.43 KB, 5 trang )
Phòng và xử trí bệnh tai biến
mạch máu não
Mỗi năm, tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, ảnh hưởng
hàng trăm ngàn người và để lại di chứng nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh hay
gặp ở người cao tuổi. Vậy tai biến mạch máu não là gì? Nhận biết bằng cách
nào? Phải làm gì khi gặp người bị đột qụy?
Tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu cung cấp ôxy và các
chất dinh dưỡng cho phần mô não đó bị tắc nghẽn hay vỡ ra. Khi bệnh xảy
ra bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nhưng diễn biến đột ngột vì vậy bệnh
nhân không gọi được người xung quanh giúp đỡ. Biểu hiện của đột quỵ là lú
lẫn, hôn mê. Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật xảy ra trên
người đang làm việc bình thường.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong
những nguyên nhân hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi những
cục máu đông được gọi là huyết khối hoặc các động mạch bị xơ vữa do
trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên dần dần làm hẹp lòng mạch, cản
trở dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông. Nếu là cục máu
đông này bị kẹt lại trong não thì gọi thuyên tắc não. Cơn đột quỵ cũng có thể
xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ ra được gọi là xuất huyết não
(thường gặp ở bệnh nhân có xơ vữa mạch và tăng huyết áp).
Tai biến thường để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và
điều trị đúng.
Phải làm gì khi gặp người bị đột quỵ?
- Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương. Để người bệnh
nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên đầu hơi nâng nhẹ, nếu nôn ói,
móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Nếu người bệnh lơ mơ: kiểm tra
mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu