Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Làm việc quá nhiều hại tim pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.85 KB, 6 trang )


Làm việc quá nhiều hại tim




Những người thường làm việc thêm thời gian và làm từ 10-11
giờ/ngày có nguy cơ bị bệnh tim nhiều hơn 2/3 so với những người khác.
Theo nghiên cứu đăng tải hôm 12-5 trên tạp chí uy tín về tim mạch
của châu Âu European Heart Journal, dựa trên dữ liệu từ 6.000 công chức
Anh và tính toán các yếu tố ảnh hưởng tới tim mạch (như hút thuốc lá), các
bác sĩ nhận thấy những người làm việc nhiều hơn 3-4 giờ so với bình
thường/ngày có thêm 60% nguy cơ mắc bệnh tim.
Các chuyên gia cho rằng nghiên cứu nhấn mạnh đến nhu cầu cân bằng
trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân.
Trong số những người tham gia nghiên cứu, có 396 ca bị đau tim dẫn
đến chết người, và số giờ các nạn nhân dành làm việc có mối liên hệ mật
thiết tới thực tế này.
Các nhà nghiên cứu nói có thể có nhiều yếu tố cho thực trạng đó.
Những người dành nhiều thời gian hơn cho công việc sẽ có ít thời gian tập
thể dục, thư giãn nghỉ ngơi. Họ có thể bị căng thẳng, lo lắng nhiều hơn. Họ
cho rằng những người có đầu óc quan tâm nhiều tới công việc cũng là người
có tham vọng, cương quyết, gây hấn hay khó chịu.
"Những người làm việc quá thời gian cũng có nhiều khả năng vẫn làm
việc ngay khi bị ốm và rất miễn cưỡng bị tách khỏi công việc khi sức khỏe
không cho phép”.
Trưởng nhóm nghiên cứu Mianna Virtanen, nhà bệnh dịch học tại
Viện Sức khỏe nghề nghiệp Phần Lan ở Helsinki và Trường đại học London,
nói: "Cần có thêm nghiên cứu nữa trước khi chúng tôi có đủ tự tin khẳng
định làm việc quá nhiều có thể gây nên bệnh tim".
"Cho đến khi các nhà nghiên cứu hiểu công việc của chúng ta có thể


ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tim mạch thì có nhiều cách đơn giản để
chăm sóc tim của bạn khi ở công sở, ví dụ đi bộ ăn trưa, đi cầu thang thay vì
đi thang máy hay ăn trái cây giữa buổi thay vì ăn bánh".
Tiến sĩ John Challenor, Hội Y khoa nghề nghiệp Anh, nói: "Những
ông chủ thuê nhân công và bệnh nhân nên coi làm việc quá thời gian là một
trong những yếu tố có thể dẫn tới các điều kiện xấu về sức khỏe".
Mời bạn đọc cùng trả lời 20 câu hỏi dưới đây để đánh giá nguy cơ bị
bệnh tim của mình do công việc. Các câu hỏi này do Tổ chức Workaholics
Anonymous (WA, tạm dịch là Nhóm vô danh tham công tiếc việc), một
nhóm hỗ trợ những người nghiện việc tìm lại được sự cân bằng của cuộc
sống, soạn thảo.
1. Bạn thấy hào hứng với công việc hơn với gia đình mình hay bất kỳ
điều gì khác?
2. Có lúc bạn có thể tính tiền công việc của bạn, có lúc không?
3. Bạn có làm việc trên giường ngủ? Vào cuối tuần? Trong kỳ nghỉ?
4. Làm việc là hoạt động bạn làm tốt nhất, và bạn hay nói về nó nhiều
nhất?
5. Bạn làm việc hơn 40 giờ/tuần?
6. Bạn chuyển các sở thích của mình sang hợp tác làm ăn kiếm tiền?
7. Bạn nhận toàn bộ trách nhiệm về những cố gắng làm việc của
mình?
8. Gia đình và bạn bè không còn hi vọng bạn sẽ đúng giờ hẹn với họ
nữa?
9. Bạn nhận thêm việc cho mình vì bạn lo là nếu không làm vậy thì
việc không xong?
10. Bạn đánh giá thấp thời gian hoàn thành một dự án, tưởng nhanh
thôi hóa ra lại lâu và bạn vội vã chạy đua để hoàn thành?
11. Bạn tin là không sao nếu bạn làm việc nhiều thời gian trong một
ngày, vì bạn thích việc mình làm?
12. Bạn thấy mất kiên nhẫn với những người có các ưu tiên khác

ngoài công việc?
13. Bạn sợ nếu mình không làm việc chăm chỉ bạn sẽ mất việc hay
gặp thất bại?
14. Bạn luôn lo lắng về tương lai, ngay cả khi mọi việc đang diễn ra
suôn sẻ?
15. Bạn làm mọi thứ rất mạnh, nhanh và cạnh tranh cao, ngay cả trong
các trò chơi?
16. Bạn khó chịu khi ai đó yêu cầu bạn dừng làm việc để làm thứ
khác?
17. Bạn làm việc quá nhiều khiến gia đình và các mối quan hệ của bạn
không vui và bị tổn thương?
18. Bạn nghĩ về công việc khi lái xe, đi ngủ và khi người khác đang
nói chuyện với bạn?
19. Bạn làm việc và đọc trong bữa ăn?
20. Bạn tin rằng nhiều tiền hơn sẽ giải quyết những vấn đề khác trong
cuộc sống của mình?
Nếu bạn trả lời “có” cho từ ba câu hỏi trở lên, có thể bạn là người bị
nghiện công việc. Bạn cần phải tập trung vào những ưu tiên của mình và tìm
cách cân bằng lại cuộc sống và công việc.
Nếu bạn thấy thường xuyên bị công việc chi phối, không an tâm khi
giao việc cho người khác, lãng quên mọi khía cạnh khác trong đời sống của
mình, trộn mọi khía cạnh của đời sống lẫn vào công việc, có thể bạn cần
thảo luận điều đó với người thân hay một chuyên gia liệu pháp tâm lý.

×