Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bộ tài liệu phong thủy trong xây dựng 13 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.67 KB, 25 trang )

306

Ngũ hành của giếng trời
22/06/2007, 02:07 (GMT+7)

Không gian giếng trời, nếu khéo léo vận dụng ngũ hành trong khoa học phong thủy, sẽ đem lại sự
hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất.


Hồ nước đặt trong giếng trời, có nước
chảy trên tường và ánh sáng trực tiếp
chiếu xuống làm cho không gian mát mẻ

Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của
mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác
theo nguyên tắc Hỏa thăng - Thủy giáng - Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển - Kim ẩn - Thổ trung dung. Bốn
hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua
vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Từ đó, các bố trí nội
thất sẽ cân nhắc tính chất Ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa. Ví dụ như một cầu thang lượn có hồ nước
đặt dưới gầm là dạng Thủy vượng, sẽ khó sử dụng và gây ẩm thấp. Còn nếu đặt hồ nước ấy trong giếng
trời, cho nước chảy trên tường, có ánh sáng trực tiếp chiếu xuống thì Thổ sẽ khắc Thủy vượng, Dương
sẽ bù âm, giảm được tủ đọng tối tăm, tăng sự mát mẻ cho không gian.

Gặp dạng nhà mặt bằng méo mó, giếng trời nên đặt vào các góc méo theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để
trả lại hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Khi cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể kết hợp với
307

ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Cách làm này tất nhiên không thông thoáng trực tiếp bằng giếng
trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển nội
khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà. Trường hợp nhà có cầu thang
đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành dạng giếng trời xiên (cũng thuộc


hành Hỏa) thuận tiện về giao thông và tầm nhìn, thông thoáng cũng tốt hơn.


Vật liệu thiên nhiên và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ,
đường nét tạo hình sinh động, giếng trời có thể
trở thành điểm nhấn cho nội thất.

Bố trí Ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính Ngũ hành
nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp. Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt
phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương
khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn
thờ bên dưới.

Đặc tính Thổ của giếng trời còn giúp phòng khách (cũng thuộc Thổ) có thể mở rộng sinh hoạt sang
khoảng trống này, nhất là đối với nhà trệt hoặc biệt thự. Nếu giếng trời bên cạnh phòng ăn (thuộc Mộc),
thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời thông thoáng cho
phần bếp thì nên bố trí theo dạng ống hút thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa) nhưng trên đỉnh phải có mái che
tránh mưa tạt. Có thể dùng mái bằng gắn kính lấy sáng hoặc mái dốc nghiêng (Hỏa) để tạo hiệu ứng ống
khói hút nhiệt lên cao, không lan tỏa khói mùi sang các phòng khác. Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì
cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng
308

trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày luôn không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần
gũi với thiên nhiên (Thổ, Mộc hoặc Thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh
động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.
309

Căn hộ tận dụng ánh sáng tự nhiên
21/06/2007, 09:20 (GMT+7)


Căn hộ rộng 68 m
2
này tạo ấn tượng đầu tiên với khách bằng màu đỏ kiêu hãnh của bộ salon tại
phòng khách và mảng rèm nhung sang trọng có thể thay đổi cảm xúc cho không gian. Nhỏ, gọn
nhưng thoáng mở, nhờ bố trí các không gian chức năng hợp lý.




Ảnh: Nội Thất

Lúc nhận nhà, gia chủ hơi thất vọng bởi lối tổ chức không gian ở đây: thiết kế không đẹp và vị trí bất hợp
lý, cửa sổ của khu vực chức năng như phòng khách, ngủ đều hướng ra phía tây nhưng bị các bức tường
ngăn cách chia ra thành những khu vực riêng tạo cảm giác tù túng, chật hẹp. KTS đã nghĩ ngay đến việc
tận dụng ánh sáng tự nhiên để cho căn hộ sự thông thoáng, bố trí lại các khu vực chức năng và chọn nội
thất phù hợp. Và kết quả là không gian đã ít nhiều thể hiện được cá tính và sự năng động.


Bộ salon đỏ nổi bật không gian nội thất.
310


Không gian đón tiếp là một tổ hợp gồm những khu vực chức năng không tách biệt, hợp lý về công năng,
về tính thẩm mỹ và tạo nên cảm giác ấm áp, thân thiện. Từ hành lang chung cư mở cửa vào là gặp gian
bếp bên phải, bàn ăn bên trái, sâu hơn một chút là bộ salon tiếp khách.

Đối diện với bộ salon và kệ TV, cuối cùng là khoảng không gian nối kết hai phòng ngủ, được bố trí bàn
làm việc của chủ nhân, mở ra khung cửa sổ nhìn ra bên ngoài, sáng sủa và thơ mộng. Phòng ngủ phụ giữ
nguyên thiết kế cũ, những yếu tố thêm vào như đồ nội thất chủ yếu là tạo ra những tiện ích, sự thoải mái
và tăng tính thư giãn.



Bàn ăn gần bếp.


Không gian sinh hoạt chính với
khung cửa sổ lớn.

Phòng ngủ chính mới là nơi được chú trọng hơn cả. Mảng tường phân chia với phòng khách được phá bỏ
hoàn toàn, thay vào đó là mảng kính cường lực lấy sáng từ cửa sổ. Cũng từ phòng khách, có thể nhìn
thấy những thiết kế của phòng ngủ với những chi tiết nhẹ nhàng, lãng mạn

Để giữ sự riêng tư cần thiết, hai vách kính được bố trí hai tấm rèm bằng nhung đỏ, đóng mở theo nhu cầu
chủ nhân. Điều thú vị là việc đóng hay mở hai tấm rèm này cũng tạo nên những cảm giác khác nhau của
người ngồi ở phòng khách, hoặc cảm giác thoáng mở với không gian xuyên suốt từ phòng khách, ngủ và
các tòa nhà lân cận nhờ sử dụng màu sắc cùng tông kết hợp với hiệu ứng ánh sáng.
311



Phòng ngủ phụ cũng hướng
ra phòng khách.


Phòng ngủ chính toàn kính.

Tìm ra phương án tối ưu để tạo thông thoáng cho chung cư là điều các KTS luôn đau đầu. Tận dụng ánh
sáng thiên nhiên không phải là giải pháp mới nhưng làm được như căn hộ này là điều khá thú vị.



312

Phong thủy cho bếp ăn
28/05/2007, 11:21 (GMT+7)

Bếp được cha ông ta xem như có vai trò quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình. Dân gian ta
còn thờ cúng các vị thần bếp hay Táo quân để cầu cho quanh năm gia đình được ấm no.




Căn bếp hiện đại với quầy bar.

Theo thuật Phong thủy, bếp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà, được ví như dạ dày của
một cơ thể. Bếp cũng chính là nguồn tài lộc, quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình Chính vì vậy, khi
thiết kế xây dựng, chúng ta luôn quan tâm đến một gian bếp vừa đáp ứng được nhu cầu chế biến thức ăn
với những trang thiết bị hiện đại, vừa là nơi ăn uống, thư giãn của cả gia đình. Ngoài yếu tố tiện nghi, bếp
phải được xem xét ở các góc độ thẩm mỹ, kiến trúc và Phong thủy.
313



Bếp cần luôn thoáng sạch cho không khí lưu thông.

Bếp tránh bị nhìn trực diện từ bên ngoài cổng hay cửa phòng khách hoặc đối diện nhà vệ sinh. Theo
phong thủy, vị trí của bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi bị đường đi. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc
cho chủ nhân. Bếp là nơi "hậu cung", phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà, tránh bị đối diện với cửa
nhà hoặc gian phòng khách. Một quầy bar chắn giữa bếp và phòng khách vừa đảm bảo sự phân lớp
không gian kiến trúc, vừa đảm bảo sự kín đáo cho bếp.



Những căn bếp hiện đại vẫn cần tuân theo các nguyên tắc về Phong thủy.

Màu sắc gian bếp phải hài hòa theo Phong thủy. Bếp là nơi đun nấu, là lửa, thuộc hành Hỏa, vì thế màu
sắc thích hợp của bếp phải được xem xét theo bát quái. Bếp đặt ở góc đông bắc hoặc tây nam nên dùng
màu vàng. Bếp đặt ở góc phía tây hoặc tây bắc nên dùng màu trắng, màu ghi. Bếp đặt ở góc phía đông,
đông nam, hoặc phương bắc hợp với màu xanh. Bếp ở góc phía nam nên dùng màu vàng, màu ghi, kỵ
màu đỏ vì phương này nếu hỏa quá vượng dễ sinh hỏa hoạn.
314



Theo Phong thủy, bàn ăn hình tròn được xem là đẹp.

Bếp tránh đặt ngay dưới xà ngang, vì theo Phong thủy xà ngang áp trên bếp chủ hao tài tốn của. Vị trí
gian bếp nên đảm bảo ánh sáng hài hòa, tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thông gió, khử mùi để
không khí lưu thông.

Trong gian bếp của những căn nhà hiện đại thường bố trí bàn ăn ngay trong khu vực bếp. Bàn ăn nên
được thiết kế với hình dạng cơ bản, đầy đặn để tạo cảm giác ấm cúng khi ăn. Tránh những hình dạng
tam giác, góc nhọn hoặc hình thù kỳ dị.


315

15 điều nên tránh khi thiết kế phòng ngủ
27/05/2007, 04:17 (GMT+7)

Một phần ba cuộc đời của con người là giấc ngủ. Vậy nên phòng ngủ cũng là một nơi quan trọng
trong ngôi nhà và đó chính là lý do con người ngày càng chú ý đầu tư thiết kế cho phòng ngủ.

Theo quan niệm của người Trung Hoa, khi thiết kế phòng ngủ nên tránh 15 điều sau:

- Phòng ngủ không nên đặt trực tiếp phía trên các phòng bếp hoặc toilet.

- Cửa phòng ngủ không nên đối diện với cầu thang, toilet hoặc bếp.

- Không nên đặt những cây cảnh nhỏ, bể cá hoặc những tranh phong cảnh có cảnh hồ, ao, sông ngòi
trong phòng ngủ vì những vật thể đó sẽ khuấy động không gian yên tĩnh mang tính “âm” của phòng ngủ.




- Tránh đặt giường ngủ ngay dưới xà nhà vì sẽ tạo cảm giác bất an cho người ngủ.

- Tránh đặt những vật dụng hoặc kiến trúc có dạng mũi tên chĩa vào phòng ngủ.

- Không nên đặt gương đối diện với giường ngủ bất kể là từ hướng nào.

- Không đặt những cửa sổ dạng tròn trong phòng ngủ.

316

- Không nên có cửa sổ trần.

- Sàn phòng ngủ phải bằng hoặc cao hơn sàn toilet.

- Phòng ngủ nên có ít góc cạnh.

- Tránh tạo hình phòng ngủ theo dạng có góc nhọn hoặc dạng tròn.


- Không nên đặt giường ngủ ở phía bức tường có cửa ra vào.

- Không nên có cửa sổ nhìn ra một ống khói.

- Không nên di chuyển giường ngủ dành cho đôi vợ chồng khi người vợ đang có mang.

- Không nên ghép hai giường làm một mà nên mua nguyên một chiếc giường khổ lớn.


317

Phong thủy với gương soi
25/05/2007, 04:37 (GMT+7)

Gương được mệnh danh là “thuốc aspirin” trong thuật Phong thủy vì chúng có tác dụng tốt trong
rất nhiều trường hợp. Về nguyên tắc, gương được dùng phản chiếu những hình ảnh, đem lại cảm
giác dễ chịu, chẳng hạn như một góc vườn để đưa năng lượng vào nhà.




Gương làm cho căn phòng trở nên rộng rãi hơn. Ảnh: B2C

Gương soi hữu dụng trong những không gian chật hẹp vì dường như chúng làm cho những nơi này trở
nên rộng gấp đôi. Khi một phần nhà bị hụt hay nói cách khác, căn nhà có hình dáng không bình thường,
gương có thể là giải pháp hiệu quả để tái tạo phần hụt làm cho căn nhà trở lại hình dáng bình thường. Để
gương ở các góc tối hay khúc quẹo sẽ giúp khí luân chuyển ở khu vực dễ ùn tắc này.

Trong hành lang dài, khí di chuyển quá gấp, gương là một cách để làm khí chuyển động chậm lại. Treo
một vài tấm gương theo hình chữ chi sẽ có tác dụng phản chiếu các hình ảnh nhẹ nhàng gắn ở bức

tường đối diện.

Gương lồi được dùng trong thuật Phong thủy để làm lệch hướng dòng khí lưu chuyển nhanh hoặc hóa
giải các ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài chiếu vào nhà, ví dụ góc nhà cao tầng, trụ điện tín và các cây
xanh sừng sững trước mặt tiền. Nó còn hóa giải những tác động ngoài ý muốn xảy ra bên trong nhà.
Nhưng do gương lồi làm méo mó hình ảnh cho nên hãy treo nó ở nơi nào gương không phản chiếu người
ta. Các vật có tính năng phản chiếu khác có thể dùng tương tự như gương, ví dụ như khung cửa được
318

đánh bóng loáng, ấm nước kim loại, một cái chén thủy tinh

Để gương phát huy được tác dụng trong không gian nội thất, nên đặt gương trong một khung, luôn giữ
giương sạch sẽ, lưu ý thay các gương bị nứt, và vỡ. Tuy nhiên, nên tránh một số trường hợp như gương
đặt đối diện nhau biểu thị sự bồn chồn, bất an. Không nên ghép nối các gương lại với nhau và đặt gương
chiếu thẳng vào giường ngủ. Cũng nên cẩn thận với gương đối diện cửa ra vào và trực diện với cửa sổ.


319

Để được may mắn hơn
22/05/2007, 04:17 (GMT+7)

Nếu để ý, ta thấy trong nhà và cửa hàng buôn bán của người Hoa thường có bài trí nhữngđồ vật
đặc biệt như tượng Thần Tài, Quan Công, lại có cả cóc ba chân, rồi treo thêm những tấm gương
lớn hoặc chùm đồng xu cổ…. Cách làm như vậy là để tạo ra biểu tượng của tài lộc và vận may
trong cuộc sống cũng như kinh doanh.

Rước thần tài vào nhà

Theo quan niệm dân gian, có rất nhiều vị thần thánh được xem là Thần Tài. Hình ảnh Thần Tài thường

được mô tả nhiều nhất là dáng người mập mạp, bụng phệ để trần, miệng cười tươi, tay cầm quạt… Tích
xưa cho biết vị thần này tên là Trương Thiếu Anh. Vị thần tài ngồi tựa trên một con cọp, tượng trưng cho
việc ông đã chế ngự được con thú này, đồng thời ngụ ý rằng trưng bày tượng thần tài trong năm Dần
được xem là rất may mắn.

Nếu bạn là người không thích thờ phụng thì có thể treo một chùm chín đồng xu cổ được xâu lại bằng sợi
chỉ đỏ ở hướng phú quý để kích hoạt năng lượng chủ của những đồng xu đó và cũng tạo được sự thịnh
vượng.

Vị trí đặt Thần Tài
320



Tượng Thần tài trong phòng khách, góc đối diện chéo với cửa ra vào.

Vị trí tốt nhất để đặt tượng Thần Tài là trên bàn hoặc trên tủ cao khoảng 76 đến 83cm, đối diện với cửa
chính để khi bước vào nhà là bạn nhìn thấy thần tài. Trong Phong thủy, điều này có ý nghĩa là vị thần tài
đón khí mới tràn vào nhà và chuyển khí thành năng lượng thịnh vượng luân chuyển trong nhà. Nếu không
thể đặt đối diện với cửa chính, có thể đặt Thần Tài trong phòng khách, chéo góc với cửa ra vào. Không
nên đặt Thần Tài trong phòng ngủ hoặc phòng ăn.

Ngoài Thần Tài được mô tả như trên, trong dân gian còn thờ các vị thánh khác như Quan Công, Phật Di
Lạc.

Cóc ba chân: biểu tượng của tài lộc

321

Trong Phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Hoa tin rằng nếu họ nhà cóc ở

dưới giếng, ao, hồ sau nhà thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm và vận rủi rình rập.

Cóc ba chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm ba đồng tiền xu trong miệng, tượng
trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà.


Những con cóc ba chân bằng ngọc này tượng trưng cho tài lộc,
có thể đặt nó trong phòng khách hoặc phòng ăn, mặt luôn hướng vào trong nhà.

Đừng để cóc đối diện trực tiếp với cửa chính vì có nghĩa là để cho vàng ra khỏi nhà. Vị trí tốt nhất để đặt
cóc ba chân là góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào trong như thể cóc đang nhảy vào nhà.
Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác…

Không nên đặt cóc ba chân trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Nếu đặt ở những nơi này, thay vì
mang tài lộc đến, cóc trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà.
Ngoài ra, cũng không nên để cóc trong phòng ngủ.

Nuôi rùa để tạo vận may

Theo Phong thủy, rùa là con vật mang lại may mắn và sự bảo vệ cho gia đình. Vì vậy, để thu hút tài lộc,
322

vận may vào nhà, bạn có thể nuôi rùa. Thời phong kiến Trung Quốc, những gia đình giàu có, quan lại đều
có ao rùa. Tại Malaysia, có thể nhìn thấy ao rùa trong đền thờ Kel Lok Si ở đồi Penang và ở cao nguyên
Genting.

Rùa được xem là con vật linh thiêng mang lại điềm lành và có năng lực bảo vệ rất mạnh. Vì vậy, bất cứ ai
nuôi rùa cũng đều có thể hưởng được sự may mắn do rùa mang lại.

Muốn nuôi rùa, hãy mua một cái chậu bằng gốm sứ có đường kính khoảng 20cm. Đổ nước đến nửa chậu

và đặt một hòn đá nhỏ ở giữa để rùa vừa có thể ở trong nước, vừa bò lên hòn đá trên mặt nước.

Nên thay nước ba lần mỗi tuần. Nếu sử dụng nước máy thì nên để nước ra ngoài một thời gian giúp cho
chlorine bốc hơi hết trước khi thay nước trong chậu. Thức ăn của rùa bao gồm các loại cá nhỏ hoặc rau
xanh.


Bạn có thể thu hút thêm nhiều vận may bằng cách nuôi rùa trong nhà.

Không cần thiết nuôi nhiều rùa, chỉ nuôi một con là được vì số 1 là số của hướng Bắc, là hướng hợp với
rùa. Do đó, về mặt Phong Thủy tốt nhất chỉ nên nuôi một con và đặt chậu ở hướng Bắc. Nếu rùa chết,
bạn không nên lo lắng, chịu khó thay ngay con khác. Lý do là rùa chết tức đã làm xong nghĩa vụ bảo vệ
323

gia đình bạn.

Tăng doanh thu bằng tiếng chuông ngân

Theo quan niệm từ xưa, chuông ngân mang ý nghĩa báo hiệu tin mừng, được xem là biểu tượng mang lại
may mắn và tài lộc. Đối với những người buôn bán, treo dãy chuông nhỏ bằng kim loại trong cửa hàng sẽ
tạo ra năng lượng luân chuyển năng động. Mỗi khi có khách bước vào, chuông sẽ ngân vang như chào
đón người mang đến vận may nhằm tăng doanh thu của cửa hàng.

Chuông có thể làm bằng bất cứ loại kim loại nào, đồng thời có thể buộc bằng dây ruy-băng để kích hoạt
năng lượng dương. Treo sáu hoặc bảy cái chuông là lý tưởng nhất.

Có hai phương pháp treo chuông ở cửa như sau:

- Treo chuông vào tay nắm cửa ở phía ngoài cửa hàng.


- Treo chuông ở phía trên cửa, sao cho mỗi khi mở cửa, chuông sẽ ngân lên.

Bạn có thể treo chuông có kích cỡ nhỏ ở bên trong cửa hàng, dọc theo tường phía Tây, Tây Bắc hoặc đối
diện trực tiếp với cửa vào, hay treo cao lên trần nhà để thu hút khí thịnh vượng vào cửa hàng.

Gương: Biểu tượng tăng gấp đôi

Thương nhân người Hoa trước đây thường rất thích lắp những tấm gương lớn ở bên trong cửa hàng với
ý nghĩa làm tăng gấp đôi các sản phẩm và tượng trưng cho sự buôn bán phát đạt của cửa hàng, lại tạo ra
một khối lượng năng lượng dương rất lớn vì nó làm tăng gấp đôi các hoạt động trong cửa hàng. Ngoài ra,
họ còn gắn gương để phản chiếu máy thu ngân với mong muốn tăng doanh thu lên gấp đôi.
324



Có thể treo gương ở trên tất cả các bức tường, ngoại trừ bức tường đối diện với
cửa chính

Dùng gương là cách tốt nhất để khuếch đại tất cả năng lượng tích cực trong kinh daonh. Có thể dùng
gương bọc các cột và tủ, lắp đặt gương trên tất cả các bức tường quanh cửa hàng, ngoại trừ bức tường
đối diện với cửa ra vào. Bằng cách này, tất cả sản phẩm trưng bày trong cửa hàng và khách hàng đều
được phản chiếu nhân đôi, cũng có nghĩa là tăng gấp đôi doanh thu.
325



Bạn có thể đặt tượng phật Di Lạc trong nhà.
Phật cười có thể mang lại nhiều thành công, sự trợ giúp, vận may.
326


Nước và những giá trị Phong thủy
21/05/2007, 04:15 (GMT+7)

Theo mô hình không gian Ngũ hành, hành Thủy được quy định về phương Bắc, màu chủ đạo là
đen và xanh dương, thời tiết thuộc về mùa đông. Hình dáng đặc trưng hành Thủy là những đường
uốn khúc, lượn sóng và đa diện cong. Hiểu đúng, vận dụng đúng, DOOL tin chắc đọc giả sẽ tìm
thấy cho mình một giải phải ứng dụng hành thủy trong nội thất qua bài viết được đăng tải trên tạp
chí Nhà Đẹp.



Hành Thủy phát huy khá hiệu quả trong các công trình du lịch - nghỉ ngơi - giải trí. Ngôi nhà ở mà thiếu
hành Thủy thì xem như khiếm khuyết yếu tố nuôi dưỡng cho hành Mộc và hạn chế tính Hỏa vượng. Hành
Thủy được hành Kim sinh ra, gặp hành Thổ thì bị khắc chế bớt.

Tuy nhiên người xưa cũng nói "nhất Thủy nhì Hỏa" - hành Thủy luôn đóng vai trò kích hoạt nguồn khí
trong môi trường sống nhưng cũng đứng đầu trong các hiểm họa thiên nhiên mà con người luôn phải biết
chung sống một cách cẩn trọng.



Hành Thủy trong chọn lựa nơi cư trú và tổ chức cảnh quan


327


Khí của cuộc đất về cơ bản chính là do Thủy khí tạo nên. Thủy thế có uốn lượn nhu hòa thì mới gia tăng
lợi ích cho cư dân. Ngược lại, nhà xây sát bên những con sông lớn mà nước chảy xiết, thẳng tuột hoặc có
những khúc cua quẹo gấp thì lại bất lợi vì không phù hợp với nhịp sinh học của con người và sinh vật

trong vùng. Tính chất "bên lở bên bồi" cũng khiến cho tuy chung một dòng nhưng hai bên bờ sông sẽ có
tính chất thổ nhưỡng và trường khí khác nhau, cần tìm hiểu kỹ khi lựa chọn thổ trạch.

Nếu biết khai thác Thủy khí đúng mức trong quy hoạch tổng thể, kết hợp giữa đường cong và đường
thẳng thì sẽ vừa tránh được Trực Xung thẳng hàng vừa tạo tuyến giao thông - cảnh quan hài hòa tốt với
môi trường thiên nhiên hơn, nhất là đối với những đô thị có đặc trưng cảnh quan sông nước như Sài Gòn
- TP HCM.



Do châu Á, phương Đông vốn thuộc Mộc, kiến trúc luôn nương nhờ thiên nhiên nên hành Thủy (sinh Mộc)
được ưa chuộng khi bố cục cảnh quan, từ lối đi quanh co đến bờ ao giếng nước, từ non bộ hồ cảnh đến
tranh sơn thủy nội gia, làm nên đặc trưng văn hóa cư trú của dân vùng nông nghiệp lúa nước.

Thời hiện đại, trong nhà ở và công trình phục vụ du lịch (nghỉ ngơi, giải trí…), Thủy khí được phát huy như
một yếu tố làm dịu đi các góc cạnh, tăng tính Mộc (che chở nuôi dưỡng, Thủy sinh Mộc) như các khu
328

resort rất chuộng cách bố trí xoay quanh hồ bơi trung tâm.

Ở phương Tây, sân vận động Allianz Arena tại Munich (Đức) cho kỳ World Cup vừa qua là một tổ hợp
hình khối dạng Kim - Thủy khá giản đơn mà lại độc đáo. Nhà hát Opera ở Sydney (Úc) cũng là một ví dụ
về công trình đặc trưng hành Thủy với những mái cong gợn sóng tương thích với thể loại công trình biểu
diễn và rất hài hòa với cảnh quan biển trời xung quanh.

Thủy khí - bao nhiêu cho vừa?



Có quan niệm cho rằng hễ nhà ở càng nhiều gió và nước thì càng tốt về Phong Thủy - phong là gió, thủy

là nước mà (?!). Cách lý giải này khiến nhiều người khi chọn đất xây cất thường hay thích gần vùng sông
nước, hoặc cố gắng đưa nước vào nhà mà quên rằng nước cũng có nhiều dạng, cần phải khéo chọn lọc
khu vực và kỹ thuật xây dựng phù hợp, nhất là trong điều kiện khí hậu nước ta vốn là nóng ẩm, lại thường
xuyên có mùa mưa và nhiều vùng lũ lụt, độ ẩm cao dễ gây hư hại công trình và ảnh hưởng đến sức khoẻ
người cư ngụ.

Những khu vực có bố trí mặt nước mà để tù đọng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, bất lợi cho môi
trường sống. Thủy khí chỉ tốt khi dòng nước được luân chuyển và trong lành, sinh vật, hoa lá tươi tốt
chung quanh.

Đối với nhà nhìn ra mặt trước có sông - hồ - ao tức là đã được một Thủy Minh Đường tốt (khoảng rộng
thoáng đãng đón nhận ánh sáng và sinh khí). Nhưng vì dòng nước luôn chuyển động nên cần có một Thổ
Minh Đường để đảm bảo khoảng cách nhất định (Giới Thủy - căn cứ theo dòng chảy mạnh hay nhẹ, sông
rộng hay hẹp). Trên khoảng Thổ Minh Đường này cần trồng thêm cây xanh vừa có tác dụng bám rễ giữ
đất vừa tạo cảnh quan. Gió và Nước là hai yếu tố quan trọng và cần điều tiết vừa phải, chọn lọc lấy phần
trong lành nhất để hữu dụng bền lâu.
329


Vận dụng Thủy khí trong bài trí nhà ở




Để tạo Thủy khí tốt, nhà ở thường sử dụng các dạng vật chất cụ thể hoặc ẩn dụ đặc trưng của hành
Thủy.

Ví dụ cuộc đất xây dựng thường hay có hình vuông hoặc hình ống, khi tạo lối đi từ ngoài vào nhà nên
tuân theo quy luật Thủy Đáo Cục - thế nước chảy đến uốn khúc mềm mại - tức là cách tiếp cận không
trực tiếp mà thông qua đường uốn lượn. Tại điểm nút giao thông như sân, tiền sảnh và cửa chính, có thể

bố trí các tiểu đảo trồng cây, non bộ hoặc hồ bán nguyệt (dạng Kim Thủy liên hoàn) để vừa giảm Trực
Xung Đối Môn, vừa tạo một khoảng đệm cần thiết trước khi khách bước chân vào nhà.


Đối với nội thất, Thủy khí biểu hiện qua cách dùng vật liệu thủy tinh (gương, kính) nhằm giúp ngăn cách,
tạo sự kết nối không gian các phòng. Có thể sử dụng vách ngăn bẳng kính trong hoặc mờ, kính kết hợp
thác nước nhân tạo, hoặc dùng gương phản chiếu để nới rộng không gian và tăng tầm quan sát tại các vị
trí khuất như đầu cầu thang, cuối hành lang hoặc góc phòng.

Thủy khí còn khá phù hợp khi đưa vào không gian phòng ngủ, phòng trẻ em hoặc nơi thư giãn (những
không gian tĩnh, thuộc Mộc) để Thủy dưỡng Mộc, bằng cách tạo các vật dụng dạng uốn lượn mềm mại
như bàn ghế dạng Thủy trang trí hoa văn trên tường, đóng trần uốn khúc, lát gạch họa tiết mềm mại hoặc
bông sắt dạng gợn sóng. Đôi khi trong một không gian sinh hoạt chung chỉ cần một chậu thủy tinh nhỏ đổ
nước thả hoa tươi cũng đủ để tăng thêm sự mềm mại và tính thiên nhiên vào nội thất, bổ sung Thủy khí
hữu hiệu.

330

Tất nhiên xét về Ngũ hành, khoa học Phong thủy luôn đòi hỏi sự hài hòa và bổ sung lẫn nhau, không quá
thiên về một hành nào để trường khí nơi cư ngụ được cân bằng và phát triển bền vững.


×