Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.06 KB, 4 trang )
Những điều cấm kỵ khi
đàm phán lương
Đàm phán lương là một trong những bước khó nhất của quá trình xin việc.
Nhiều người tìm việc đã chủ quan không tìm hiểu kĩ về bước này dẫn tới sai lầm
và mức lương đạt được không như ý. Bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi tình trạng đó
bằng cách sau:
Ngại thương lượng
Nhiều người có tâm lí ngại thương lượng về vấn đề tiền bạc, một số người
lại nghĩ hời hợt: mới ra trường nên mức lương ra sao cũng được và chấp nhận tất
cả những gì nhà tuyển dụng đề nghị. Bạn nên tránh sai lầm này vì lương là quyền
lợi của bạn và để đạt được mức lương mong muốn, thương lượng là điều cần thiết.
Hãy nghĩ tới kết quả, nếu bạn chấp nhận mức lương thấp, thấp hơn những gì bạn
đáng được hưởng, sau này bạn có thể mắc kẹt giữa vấn đề “ cơm áo gạo tiền”,
ghen tị với đồng nghiệp, thất vọng với bản thân về sai lầm này… Do đó, hãy mạnh
dạn đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Không chuẩn bị
Bạn đã đầu tư nhiều thời gian và công sức cho hồ sơ xin việc, chuẩn bị kĩ
lưỡng cho các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn cũng như trang phục ấn tượng. Tuy
nhiên, một bước quan trọng bạn lại bỏ qua: thương lượng mức lương. Hoặc bạn
cho rằng mình đã nghe nhiều về vấn đề này nên chủ quan không tìm hiểu nữa. Đây
là một sai lầm cần tránh. Bạn nên nghiên cứu cách thương lượng thích hợp, chuẩn
bị tất cả thông tin về kinh nghiệm và thành công của mình bởi chúng là thứ bạn
đem ra thương lượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, hãy tìm hiểu về lịch sử công
ty, mức lương cho vị trí tương đương ở các công ty khác.
Kêu gọi lòng thương của nhà tuyển dụng
Nhớ rằng nhà tuyển dụng không quan tâm tới số hóa đơn tiền điện, nước,
Internet… bạn phải trả hàng tháng hay bạn cần tiền ra sao để nuôi các em ăn học.
Điều duy nhất họ quan tâm là những gì bạn có thể mang lại cho công ty và số tiền
lương bạn nhận được dựa trên giá trị bạn cống hiến. Vì vậy, kêu gọi lòng thương