Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.8 KB, 2 trang )
Tiểu thuyết “Chú Tư, con l ai” nhà ận Giải thưởng văn học Mê-kông
Hội Nhà văn Việt Nam vừa cho biết, Hội đồng chung khảo Giải thưởng văn học Mê Công đã
họp, bỏ phiếu kín chọn ra 3 tác phẩm được chính thức đề nghị nhận Giải thưởng văn học Mê-
kông. Đó là: ‘Bão rừng’ của Ngọc Tự-Thoong BC, ‘Chú Tư, con là ai’ của Nguyễn Chiến Thắng-
Thăng Sắc, ‘Một ngày và mười năm’ của Phạm Quang Đẩu. Tạp chí Quê Hương trân trọng kính
mời Bạn đọc đón đọc tiểu thuyết ‘Chú Tư, con là ai’ của nhà văn Nguyễn Chiến Thắng được
đăng tải trên Quê Hương từ ngày 18/03/2010.
Lời giới thiệu tiểu thuyết
“Chú Tư, con là ai”
Thăng Sắc là bút danh của nhà văn Nguyễn Chiến Thắng, tác giả tập truyện ‘Chớp mắt cùng số
phận’ (Nhà xuất bản Văn học) đã được dựng thành phim truyện năm 2007.
Nguyễn Chiến Thắng gắn bó thật nhiều với đất nước Campuchia, đã từng có thời gian công tác
tại đây ngay sau ngày chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ năm 1979 và rồi sau này trở thành vị
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Campuchia. Là nhà ngoại giao, anh
đã góp phần xây đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Là người viết, anh đã thật sự yêu
thương đất nước và con người của xứ sở Ápsara huyền thoại để ‘Chú Tư, con là ai’ có thể rung
động mỗi trái tim bạn đọc.
Qua lời kể của Nhung, cô bé Việt kiều mười tuổi ở một xóm nhỏ nghèo, nơi có nhiều bà con Việt
kiều sinh sống, câu chuyện dẫn dắt chúng ta đi suốt khoảng thời gian từ 1975 đến 1985, với
những người dân nghèo lênh đênh phiêu bạt kiếm sống trên sông nước, khi thì lặn lội trên dòng
Mê Kông, lúc thì lam lũ trên mặt Biển hồ. Họ luôn phải đối mặt với bao nhiêu gian nguy, từ cuộc
xua đuổi chém giết của bọn diệt chủng Pôn Pốt đến những loạn lạc, ly tán, con mất cha, vợ lạc
chồng. Vậy mà trong cuộc mưu sinh chật vật ấy, họ vẫn như những bông sen tươi thắm vươn lên
từ bùn đen, tinh khiết toả hương và nhất là khôn nguôi nhớ về đất Mẹ. Họ là Nhung, là Gấm,
những cô gái luôn khao khát được yêu và đã yêu những người con trai Campuchia như Chăm
Rươn, như So, yêu giản dị nhưng hết mình; là Chú Tư, người con của sông nước, đã bất chấp
mọi cảnh ngộ cay nghiệt để giữ trọn chữ tín, bảo vệ và gìn giữ pho tượng Phật bằng vàng, một
báu vật mà người dân Campuchia trong lúc loạn lạc đã nhờ chú cất giữ; là anh Khả, người lính
tình nguyện Việt Nam, trong một lần truy quét tàn quân Pôn Pốt, đã anh dũng hy sinh ngay trước
ngày được nghỉ phép về Việt Nam thăm vợ con Sông nước mêng mang, họ là những con người
nhẫn nhịn, cần cù, thuỷ chung và tín nghĩa vậy mà vẫn không thoát khỏi một số phận mãi cơ cực.