Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

10 bí quyết kinh doanh của người hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.92 KB, 37 trang )

10 Bí quyết kinh doanh của người Hoa
Nghề buôn bán xưa và nay dường như đã khác xa một trời
một vực nhưng về căn bản vẫn dựa trên 10 Quy luật bất di bất dịch mà người
Trung Hoa cho rằng nếu thuộc lòng các quy luật này thì cầm chắc giàu sang
trong tay. Đó chính là quy luật: Tốc độ, bất ngờ, trọn gói, uy tín, lợi ích, linh
động, dồi dào, chất lượng, thiện chí, mới lạ.
Quy luật tốc độ: Hãng giầy khéo giữ hồ sơ. Hãng giầy Hựu Liên Sơn đời nhà
Minh có ông chủ hãng tên là Hảo Tịnh, cái tên Hựu Liên Sơn có nghĩa là liên
tục tăng tiến. Cửa hàng khi lấy số đo của khách hàng thì lưu giữ rất cẩn thận,
thậm chí ghi nhớ cả những đặc điểm về đôi chân của khách hàng nếu như có
điều gì đó khác thường. Một hôm có một học giả tên là Trương Hồng Sơn lai
kinh ứng thí đã tìm đến cửa Hựu Liên Sơn đặt đóng một đôi giầy. cửa hàng như
bao lần cũng ghi chép cẩn thận số đo của chủ nhân mà không hề biết rằng sau
lần đó học giả Trương Hồng Sơn đã đỗ khoa bảng cao.
Cách đó không lâu, có một vị quan đường triều cũng đến đặt một đôi giầy làm
quà tặng. Chỉ cần nói tên khách hàng là Đại học sĩ Trương Hồng Sơn, cửa hàng
đã mau chóng có được số đo của vị học giả lần trước. Giầy được giao cho khách
hàng chỉ sau 3 ngày. Nhờ giữ được hồ sơ của khách mà hãng Hựu Liên Sơn
mau lẹ đóng giầy vừa chân cho khách. Câu chuyện này cho thấy việc phải
nghiên cứu, thu thập tin tức thị trường quan trọng đến mức nào, nhưng cần kịp
thời sử dụng tin tức để quyết đoán cũng chính là điều quan trọng.
Quy luật bất ngờ: Câu đối quý giá của thiên tử. Vị hoàng đế sáng lập ra nhà
Minh cuối năm đó ra lệnh: Nhân dịp đầu năm lệnh cho mọi nhà phải treo câu
đối. Sau đó hoàng đế thân hành đi thăm xem dân tình treo câu đối ra sao. Có
một cửa hàng kinh doanh thịt heo may mắn được thiên tử thân hành viết câu đối
cho cửa hàng để thu hút khách: “Đôi tay mở cửa sinh tử. Một nhát chặt đứt thị
phi”. Chủ cửa hàng ngay lập tức cho khắc câu đối đó của thánh hoàng ở hai bên
cửa hàng. Người dân khắp nơi kháo nhau về cửa hàng thịt được nhà vua ban
tặng câu đối, họ cho rằng thịt heo ở đây chất lượng tốt, đến thiên tử cũng phải
thích nên kéo đến mua nườm nượp. Khéo dùng danh người làm nổi hàng hóa
của mình là một bí quyết tạo ra sự bất ngờ dễ mang lại thành công.


Quy luật mới lạ: Cống Tử Giao làm đàn cổ. Mới lạ là điều rất đáng được nói
đến trong kinh doanh, sản phẩm phải liên tục dồi dào, mẫu mã tân kỳ và khéo
trình bày. Cống Tử Giao là nghệ nhân nổi tiếng chuyên làm đàn nguyệt, ông rất
chú trọng trong việc chọn gỗ để làm đàn. Nhưng có một thời gian, người mua
đàn chỉ thích những chiếc đàn nguyệt cổ, họ không biết chuộng đàn tốt khiến
Cống Tử Giao phải suy nghĩ rất nhiều.
Ông bèn nhờ điêu khắc gia làm hoa văn xưa, nhờ nghệ gia sơn phết sơn có sắc
cổ kính, sau đó ông chôn xuống đất một năm để cây đàn mang nét cũ và cổ. Khi
đàn được đào lên, nhìn hoa văn và nước sơn đúng là “nguyệt cổ”, khách hàng
trả giá rất cao. Đàn sau này được dâng cho vua khiến tiếng tăm của Cống Tử
Giao được nhiều người biết đến.
Quy luật trọn gói: Trúng mối. Bao bì đẹp sẽ thu hút được rất nhiều khách
hàng. có một người nước Chu làm nghề bán ngọc trai. Ông ta làm ra những
chiếc hộp đựng ngọc trai bằng gỗ Đàn Hương, viền đá quý quanh hộp, trang trí
bằng hồng ngọc và lông chim để đựng ngọc. Người đời sau này vẫn kháo nhau
rằng ông khéo bán hộp hơn bán ngọc. Trọn gói phải hấp dẫn, quảng cáo phải bắt
mắt, đấy là bí quyết của người buôn ngọc trai, ông thường mua lại những viên
ngọc trai của người đi thuyền chài, sau đó chọn gỗ Đàn Hương thật đẹp để làm
những chiếc hộp thật đặc biệt, ngoài chạm hình long phượng để đựng ngọc quý,
bên trong thuê người lót nhung tím tía.
Khách hàng nô nức đồn nhau về chất lượng ngọc trai của ông mà họ không hề
kháo nhau về chất lượng chiếc hộp, chau truốt từ trong ra ngoài khiến ông lời
trọn gói. Có những khách hàng mua hàng chỉ vì chiếc hộp chứ không phải mê
ngọc của ông, có những khách hàng chỉ nhìn thấy chiếc hộp là đã ưng ngọc rồi,
ông chủ trúng mối một cách ngon lành.
Quy luật chất lượng: Hàng thuốc tự hào về chất lượng. Thợ rèn rèn được kiếm
báu nhờ khuôn đúc chính xác, thép ròng, độ nấu chảy vừa tầm. Không được mài
nó chẳng cắt nổi sợ dây, nhưng một khi đã mài cẩn thận thì nó vô cùng sắc bén.
Là một thương gia phải vươn lên không ngừng để cải tiến sản phẩm hàng hóa
của mình. Hàng thuốc Tống Nguyên Đường ở Bắc Kinh rất tỉ mỉ trong việc chế

thuốc, cửa hàng chỉ dùng những thứ cao cấp để chế thuốc.
Nào là vị thuốc quý ở miền sứ trung, nào là chỉ dùng thuần loại gà chân đen để
làm thuốc ô kê bạch phụng hoàn, gà thì phải chọn loại đủ cân, đủ lạng, giết gà
phải đúng cách để đảm bảo tiết gà trong cơ thể và làm tăng giá trị dinh dưỡng.
Có hơn 40 cách để chế ra thuốc viên nhưng cách nào cũng tỉ mỉ để đảm bảo chất
lượng thuốc tốt nhất, bảo quản trong 3 năm nhằm hạ hỏa trong viên thuốc để
thuốc có vị thơm ngon rồi mới đem ra bán. Đó là lý do không lạ gì mà tên tuổi
tống nguyên Đường vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.
Quy luật sáng kiến: Lương Vũ Chu khống chế giá gạo. Trong thời nhà Đường,
giá gạo ở Tuân Chu tăng vọt vì hạn hán. Một vị quan tên là Lương Vũ Chu thừa
nhiệm của Thái thú Tuân Chu lo đối phó với việc này, ông yêu cầu quan lại ở
vùng này phải trình sổ gạo còn trong kho rồi gia lệnh tuần sau cho xả kho gạo
bán dưới giá chợ. Tin đồn Tân Thái thú sắp bán gạo tồn trong kho vào tuần sau
lan rộng, cửa hàng nào cũng sợ gạo của mình bị ế nếu gạo trong kho được tuôn
ra chợ với giá rẻ. Kết quả là giá gạo ở các cửa hàng giảm giá đồng loạt để mong
bán hết, Lương Vũ Chu không cần xả kho an toàn chút nào. Lương Vũ Chu
khéo khai thác dư luận để tạo ra thị trường tiêu dùng thuận tiện.
Quy luật linh động: Làm giàu nhờ buôn hàng Đôi ngả. Pháp luật làm ra là để
chăm lo cho dân cho nước, lễ nghi đưa ra để dễ làm việc. Nhà trị nước sáng suốt
biết chèo lái cho nước giàu, dân mạnh, không nên bám giữ luật cũ và cũng
không nên bảo thủ lễ xưa chừng nào nó còn giúp ích cho dân. Để tồn tại và
thành công trong một ngành biến chuyển rất nhanh như thương mại, nhà thương
gia phải bình tĩnh hành động, tùy thuận hoàn cảnh từng bước một. Dưới triều
Đông Hán, vùng liêu đông dân chúng nhưng chỉ nuôi heo đen.
Một gia đình nuôi heo nọ lại có lứa heo đẻ toàn heo trắng, rất lạ, ai biết được
cũng rất thích và hiếu kỳ đến xem đàn heo. Ông chủ nuôi heo nghĩ rằng ở vùng
này toàn heo đen bèn mang lứa heo đó đến chợ Nam Kinh để bán, sau 3 tháng
đi đường ông mới tới nơi nhưng ở đây giá heo trắng lại rất rẻ mạt vì ở Nam
Kinh không thiếu gì giống heo này. Ông chủ nghĩ ngay trong đầu, như vậy có
thể khai thác giống heo trắng ở quê nhà thì sẽ được khá lời. Ông mua ngay

giống heo trắng ở Nam kinh mang về quê và bán được rất nhiều, đồng thời ở
Nam Kinh không có heo đen thì ông mang giống heo đen đến đó bán. Mới có
một năm mà ông giàu lên nhanh chóng. Linh động là lợi khí tuyệt vời không
những giúp ta đương đầu quyết liệt giành thắng lợi mà đôi khi còn đền bù được
những sự thua thiệt.
Quy luật uy tín: Thật thà là cha Quỷ Quái. Nhà cai trị sáng suốt phải tạo dựng
được uy tín, uy tín là thứ tối cần để làm thương mại. Nhà thuốc Hư Quỳnh Du
Đường có lối thiết kế rất độc đáo, đại sảnh tiếp khách ở trong nhà, khách hàng
phải đi qua hành lang vòng vèo dài 30m trước khi tới nơi làm việc, dọc 2 bên
đại sảnh treo những tấm bảng đẹp trình bày 38 toa thuốc lừng dang, ở đâu cũng
treo những tấm bảng to động viên khách hàng với giá cả đảm bảo, chất lượng
thuốc hoàn hảo, không lừa bịp. khách hàng mua thuốc không ưng ý mang đến
trả lại sẽ được bồi thường ngay thuốc mới, còn chỗ thuốc trả lại sẽ được hủy
ngay tại chỗ bên một lò than. uy tín như thế thật là nhất hạng.
Quy luật lợi ích: Dọn Đường vì lợi ích chung. Luật lệ nào thi hành thuận tiện là
hợp lòng dân. Khi dân chống đối là có điều gì ngược lại ý dân. Cho nên những
ai biết “cho ra để nhận vào” là đã hiểu được bài học trị nước quý báu. Nhà
thương mại nghĩ đến lợi là thường tình nhưng không nên bị ám ảnh vì nó, đó
chính là sự lợi ích. Muốn thành công, người ta phải hiểu biết giá trị tiền bạc.
Trên một đoạn đường chở hàng của các lái buôn, đường dốc gồ ghề khó đi cộng
thêm tuyết rơi khiến các xe chở hàng đi lại khó khăn, một xe chở hàng nặng
bánh xe bị lún vào tuyết, trên xe chất đầy những chiếc lu to và nặng, người đi
đường xúm vào đẩy giúp mà xe hàng chẳng nhúc nhích chút nào.
Trời sắp tối, đoàn xe chở hàng không biết tính sao vì đoạn đường ùn tắc, xe xếp
hàng cứ dài dần trên đoạn đường dốc cheo leo. Có một lái buôn tên là Liêu Phổ
cũng đi trên đoạn đường này rất nhanh trí, ông hỏi giá hàng hóa trên chiếc xe bị
lún tuyết hết bao nhiêu, ông bèn mua hết số hàng trên xe rồi cắt dây buộc hàng,
gỡ từng chiếc lu ra, nhờ mọi người ném xuống hẻm núi.
Xong việc, mọi người kéo chiếc xe một cách dễ dàng và giải phóng đoạn đường
ùn tắc, ai cũng xôn xao muốn biết danh tính của người lái buôn hào hiệp đã bỏ

tiền của mình ra để mở đường cho đoàn xe. Khi đoàn xe đã vào đến trong thành
mà các lái buôn vẫn còn nói về Liêu Phổ, mọi người xúm nhau lại cảm ơn và
đây cũng là cơ hội để Liêu Phổ bán thêm được hàng hóa của mình. Như vậy,
hàng hóa được giao vào thành không bị muộn, vẫn đảm bảo được thời gian mà
Liêu Phổ còn mở rộng thêm được mối làm ăn nhờ tấm lòng hào hiệp.
Quy luật thiện chí: Làm giàu nhờ thư bảo lãnh. Càng cho ra nhiều ta càng
được nhiều. Càng đóng góp thêm lên ta càng thu về nhiều hơn. Có một người
tên là Hứa Thế Vân trước buôn vải, sau làm nghề môi giới ngành mỹ thuật. Do
tay nghề non kém nên ông bị thua lỗ nhiều, phải sống vất vưởng ở xử Chu.
Cuộc sống vất vả, ông bèn nghĩ ra một cách là tìm mua tranh cổ ở những tiệm
cầm đồ với giá rẻ, sau đó thuê người bồi lại tranh sao cho sạch sẽ rồi tìm mọi
cách dâng và bán tranh cho những vị quan trong vùng có danh tiếng.
Dán tranh đã có lãi, ông còn nhờ những vị quan mua tranh viết cho mấy dòng
thư giới thiệu đến những người thích chơi tranh cổ có tiếng tăm và có tiền. Cứ
như vậy, nhờ những lá thư giới thiệu từ những người có uy tín, công việc làm ăn
của ông trở nên thuận lợi. Có nhiều vốn, hứa thế vân tự mở một phòng tranh và
sống dư giả từ đấy.
VNSON Corp sưu tầm
Lợi thế của phái nữ khi làm kinh doanh
Trong thời đại bình đẳng như ngày nay, sự tham gia của phái nữ trong
mọi phương diện của công việc đã trở nên hết sức bình thường. Phái nữ với thể mạnh đặc
trưng là động lực giúp họ hoàn thành công việc.
Nhẫn nại lắng nghe
Phái nữ có tính kiên trì và nhẫn nại hơn nam giới, đặc biệt khi người khác có tâm trạng
không tốt. Đặc tính lắng nghe giúp họ dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và thân thiết
với đồng nghiệp.
Sự nhẹ nhàng, dịu dàng
Trong quá trình đàm phán công việc, đặc tính này giúp phái nữ dễ dàng nắm bắt tâm lý
của đối tác, trong thời khắc cần thiết, sự dịu dàng khiến đối phương mong được bảo vệ
che chở và đưa ra những nhượng bộ có lợi cho công việc của bạn.

Sự cẩn thận tỉ mỉ
Rất nhiều doanh nghiệp thành công đã từng nói: Chi tiết nhỏ quyết định sự thành bại.
Thiên tính bẩm sinh tỉ mỉ và cẩn thận của phái nữ giúp họ chú ý đến những chi tiết nhỏ dễ
dàng bị bỏ qua, điều này rất có tác dụng cho việc hoàn thiện một hạng mục công trình.
Tuy nhiên thế mạnh này của phái nữ nếu không sử dụng một cách thích hợp sẽ khiến
người ta liên tưởng đến những mặt trái không hay khiến sự nghiệp của họ mang đến khó
khăn nhất định.
Khi sử dụng đặc tính riêng của mình, phái nữ cần chú ý:
Sắc đẹp: Học cách lợi dụng trang phục, đầu tóc, nữ trang để tạo nên vẻ đẹp ngoại hình
riêng của mình. Không nên lo lắng về tuổi tác bởi trong các giai đoạn khác nhau nữ giới
đều mang một vẻ đẹp riêng, một khí chất riêng.
Sự quan tâm: Sự quan tâm của phái nữ là việc khiến người ta dễ bị cảm động và dễ dàng
bị chi phối, dù họ là người mẹ, người vợ, người tình hay đồng nghiệp. Một lời quan tâm
của họ cũng khiến người ta nhớ mãi
Tự tin: Thể hiện thế mạnh của phái nữ không có nghĩa là bạn sẽ trở thành kẻ yếu duối,
thực tế nam giới không mạnh mẽ như họ từng nói. Văn phòng cũng giống như gia đình,
cần sự phối hợp và tác động của cả hai phái, cần bạn có đủ năng lực cùng với đồng nghiệp
đối diện và giải quyết mọi vấn đề
Tính truyền thống: Bạn là người hay vui cười, nhưng nếu bạn muốn được sự yêu mến
của đồng nghiệp, bạn cần thể hiện mình là người mang tính truyền thống để mọi người tin
tưởng, có như vậy bạn mới không trở thành người xấu trong mắt “ người mới đến ”.
Sự lạc quan: Nếu bạn có được đặc tính này, đồng nghiệp xung quanh bạn sẽ cảm nhận
được sự vui vẻ mỗi khi tiếp xúc với bạn. Sự lạc quan chính là bước đi đầu tiên giúp bạn
đến với thành công.
Sự thành công trong công việc không thể chỉ đến từ năng lực, biết cách phát huy thế mạnh
của chính mình sẽ giúp bạn đến với thành công nhanh hơn.
Hạnh Phúc
Theo EC
VNSON Corp sưu tầm
Kinh nghiệm để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp khi khởi nghiệp cần gì? Những khó khăn khi mới bắt
đầu? Câu trả lời sẽ là " tìm kiếm khách hàng".Tạo ra được sản phẩm cũng như dịch vụ có
chất lượng vẫn là chưa đủ. Các khách hàng sẽ không tự nhiên đến website hoặc công ty để
mua hàng chúng ta cần có kế hoạch, chiến lược tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản
phẩm và dịch vụ.
Lên kế hoạch
Bạn cần xem xét những đối tượng nào có thể trở thành khách hàng lý tưởng của bạn. Nếu
bạn bán hàng cho một tổ chức, bạn cần đánh giá xem bộ phận nào trong tổ chức đó có
nhiều khả năng mua hàng và dịch vụ của bạn nhất và cá nhân nào (giữ vai trò, trách nhiệm
ra sao) sẽ là người có quyền quyết định về những nhu cầu mua sắm thực sự. Nếu không
biết, có thể bạn nên gọi điện hỏi.
Kế đó, hãy tính tới việc cá nhân đó thường tìm kiếm những hàng hoá hay sản phẩm giống
của bạn theo các nào. Họ thường tới đâu để mua? Họ thường nghe và tìm kiếm thông tin ở
đâu khi họ muốn mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hãy tìm cách để đưa những thông
tin của bạn hoặc chính bạn đến với họ thuận tiện nhất.
Không có một con đường duy nhất dẫn tới thành công
Việc buôn bán diễn ra thường xuyên vì các khách hàng tiềm năng của bạn có thể nghe
được thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo nhiều cách khác nhau và nhiều
nguồn không giống nhau. Họ càng nghe nhiều về bạn thì càng có xu hướng muốn biết
những gì bạn cung cấp khi họ có ý định mua sản phẩm, dịch vụ đó.
Tận dụng các nguồn báo chí địa phương
Các nhật báo, tuần báo chính là nguồn thông tin liên lạc vô tận và có thể dẫn tới nguồn
khách hàng tiềm năng đáng kể cho bạn. Hãy để ý tới tên của những người được tuyên
dương trong đó, có thể là những người đoạt giải thưởng gì đó, những người vừa khai
trương của doanh nghiệp hay một người nào đó đơn giản có thể sẽ là một khách hàng tiềm
năng của bạn.
Nếu có thể, bạn cũng nên tham dự các cuộc họp những đối tượng này có mặt. Khi bạn gặp
họ hay gửi thư, đừng quên nói cho họ biết bạn đã đọc được bài báo viết về họ và chúc
mừng thành công của họ cũng như “nhấn” thêm rằng bài báo viết về họ thú vị như thế
nào.

Để ý tới những sự kiện có thể tạo ra thị trường tiềm năng cho bạn
Hãy liên hệ với những nhà tổ chức sự kiện và đề nghị sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ
của bạn làm giải thưởng trong sự kiện đó, đổi lại bạn sẽ được một nhóm người quảng bá
về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Tham dự các cuộc họp và hội thảo có thể các khách hàng tiềm năng của bạn có mặt.
Nếu bạn vẫn chưa có được các mối liên hệ để có thể bán hàng, hãy tìm hiểu trên báo chí
xem có tổ chức nào khác tổ chức những sự kiện có thể thu hút thị trường chiến lược của
bạn và tham gia một vài sự kiện đó.
Duy trì liên hệ sau các cuộc gặp mặt
Thử liên hệ với những người bạn đã gặp mặt để xem họ có thể là những khách hàng tiềm
năng hay không. Nếu họ nói, hiện tại họ chưa cần tới các dịch vụ của họ, bạn có thể hỏi
khi nào thì bạn có thể gọi lại cho họ hoặc liệu các đối tác doanh nghiệp của họ có nhu cầu
sử dụng sản phẩm của bạn hay không.
Cho ít nhưng nhận lại nhiều
Hãy gửi tặng hàng mẫu miễn phí sản phẩm của bạn và nhờ khách hàng nói lại với bạn bè
của họ về sản phẩm cũng như dịch vụ bạn có nếu họ thấy thoải mái. Trong trường hợp bạn
là nhà tư vấn, hãy dành cho khách hàng một vài lời khuyên miễn phí hữu ích. Cách làm
này có thể dùng hình thức gửi thư thông báo có kèm theo những tin tức, thủ thuật và
những mách nước nho nhỏ, cũng có khi đó là vài lời tư vấn giúp bạn cung cấp vừa đủ
thông tin cho khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng bạn hoàn toàn có khả năng cung cấp
tốt sản phẩm, dịch vụ của mình.
Tranh thủ những mối quan hệ cá nhân
Hãy hỏi qua bạn bè xem ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu có thể, hãy
dành một khoản thù lao nho nhỏ cho những lần giới thiệu hiệu quả để việc chào mời
khách hàng này trở thành một công việc thú vị cho họ.
Học tập đối thủ
Hãy quảng cáo sản phẩm của bạn ở chỗ đối thủ bạn quảng cáo, hãy tự quảng bá mình ở
nơi đối thủ đang tự quảng bá họ.
Sử dụng nhiều quảng cáo nhỏ thay vì một quảng cáo hoành tráng
Khi đa phần các doanh nhân khác cùng kinh doanh sản phẩm như của bạn đều có hoạt

động quảng cáo để thu hút khách hàng thì tất yếu bạn cũng nên làm như vậy. Nhưng đừng
lên kế hoạch quá hoành tráng và dồn vào một chiến lược quảng cáo duy nhất. Hãy tìm
cách đặt những quảng cáo nhỏ trong một thời gian dài trên cùng một ấn bản hay phương
tiện truyền thông mà đối thủ của bạn thường quảng cáo.
Việc lặp đi lặp lại liên tục sẽ góp phần xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn, nếu bạn định
đặt quảng cáo của mình ở những trang vàng thì thay vào đó nên xem xét đặt nhiều quảng
cáo nhỏ hơn (giá thành cũng rẻ hơn) trong nhiều phần đầu của các danh mục.
Hỏi nguyên nhân khi khách hàng từ chối mua hàng
Có phải họ biết có loại sản phẩm nào khác phục vụ nhu cầu họ tốt hơn sản phẩm của bạn?
Có phải họ thấy mình không có chút nào nhu cầu với loại sản phẩm của bạn? Có phải họ
chỉ tạm thời chưa muốn mua hàng của bạn ngay? Có thể họ thấy rằng việc đặt mua hàng
trên website của bạn phức tạp quá?.v.v. Tất cả những câu trả lời từ họ sẽ giúp bạn có
những thay đổi thích hợp và cần thiết để đẩy tăng được lượng khách hàng trong tương lai.

VNSON Corp sưu tầm
9 sai lầm cần tránh khi giao dịch với khách hàng
Dịch vụ khách hàng tốt sẽ tạo danh tiếng tốt cho công ty bạn.
Để xây dựng được một dịch vụ khách hàng tốt bạn cần tránh những sai lầm sau:



1. Nhân viên chưa được đào tạo: Dù bạn có 2 hay 200 nhân viên thì bạn vẫn
cần phải đào tạo họ một cách bài bản về nghệ thuật giao dịch với khách hàng.
Khách hàng sẽ không dễ bỏ qua cho lỗi lầm của nhân viên đối tác như đưa ra
những thông tin không chính xác về sản phẩm hoặc thiếu nhiệt tình khi làm
việc.
2. Cố dành phần thắng khi tranh luận với khách hàng: Trong giao dịch nếu
có bất kỳ tranh luận hay mâu thuẫn nào với khách hàng bạn không nên cố gắng
phân định đúng sai với khách hàng. Điều bạn cần làm là tìm ra giải pháp để giải
quyết vấn đề mà vẫn làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái.

3. Hệ thống liên lạc chưa tốt: Khách hàng sẽ không muốn giao dịch tiếp nếu
họ gặp khó khăn khi liên lạc với công ty đối tác. Điện thoại luôn bận hoặc thư
điện tử không được trả lời nhanh là một trong những yếu kém trong hệ thống
liên lạc cần được cải thiện nếu công ty bạn muốn “giữ chân” được khách hàng.
4. Đứng về phía chính sách của công ty một cách thái quá: Không bao giờ
được nói với khách hàng rằng “Đây là chính sách của công ty chúng tôi” hay
“Nếu tối chấp thuận yêu cầu này của bạn, tôi sẽ phải làm vậy với cả những
khách hàng khác”. Thay vào đó bạn cần tìm ra cách nói mềm mỏng để làm cho
khách hàng hiểu rằng đây là những chính sách đã được nghiên cứu rất kỹ để có
thể đem lại lợi ích cho cả hai phía.
5. Không giữ lời hứa: Nếu hai bên đã thống nhất ngày giao hàng thì công ty
bạn phải đảm bảo rằng hàng sẽ đến đúng theo lời hẹn. Nếu có bất cứ điều gì gây
cản trở ngày giao hàng thì điều quan trọng là lấy lại niềm tin nơi khách hàng.
Gửi tới lời xin lỗi chân thành, đảm bảo việc này sẽ không bao giờ xảy ra và lần
này công ty sẽ bồi hoàn mọi tổn thất vì hàng đến chậm.
6. Ghi nhớ sai tên khách hàng: Đây là lỗi khá đơn giản và chủ yếu do tính bất
cẩn của nhân viên gây ra. Ví dụ, bạn liên tục gọi khách hàng là bà Johnson
thuộc công ty Jackson Avenue nhưng thực ra đó là bà Jackson thuộc công ty
Johnson Avenue. Chắc chắn rằng họ sẽ không muốn tiếp tục làm việc với công
ty bạn thêm nữa.
7. Giao dịch lòng vòng: Khi bất kỳ ai gọi đến dịch vụ khách hàng, họ đều
mong muốn được nói chuyện với người cần gặp (như người quản lý hoặc nhân
viên họ đang làm việc cùng) chỉ sau khi lễ tân nối máy. Nếu họ cứ phải qua hết
người này đến người khác mà chưa nói chuyện được với người cần gặp thì họ sẽ
cảm thấy mệt mỏi và dễ bực tức.
8. Không chú ý lắng nghe yêu cầu của khách hàng: Khi khách hàng hỏi một
vấn đề này mà nhân viên trả lời với một vấn đề khác. Điều này chứng tỏ họ
không chú tâm tới vấn đề của khách hàng khi nói chuyện. Đó là lý do tại sao
khả năng nghe và ghi nhớ nhanh vấn đề là một trong những kỹ năng đòi hỏi khi
tuyển dụng các nhân viên cho phòng quan hệ khách hàng.

9. Quên những quy tắc cơ bản: Nhiều khi các nhân viên đã quên đi những câu
nói lịch sự xã giao thông thường khi nói chuyện với khách hàng. “Làm ơn”,
“cảm ơn,” “chúng tôi rất xin lỗi về sự bất tiên đã gây ra cho quý khách”… là
những câu nói đơn giản nhất thể hiện sự nhiệt tình và thái độ lịch sự đối với
khách hàng mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần biết.
VNSON Crop sưu tầm
ài học kinh doanh: Đứng lên từ thất bại
"Kinh doanh nghĩa là đưa ra những quyết định và không
làm sao tránh khỏi những quyết định sai lầm. Điều tôi cần ở cậu là đừng
lặp lại sai lầm đó nữa, nhưng hãy nhớ, cứ tiếp tục phạm các sai lầm khác,
cho đến khi chúng ta có được những chiến lược thành công"


Năm 1963, trong một nhà máy hạt nhân hẻo lánh vùng Pittsfield (Mỹ), một
giám đốc 28 tuổi ngồi run như cầy sấy khi nghĩ đến việc phải "nhìn mặt" sếp
vào ngày hôm sau. Toàn bộ khu nhà máy hóa chất của anh đã nổ tung trong
đêm hôm trước, và những gì còn lại trên tay người giám đốc trẻ chỉ là lá đơn
thôi việc- dấu chấm hết cho sự nghiệp của anh.
Tuy nhiên, buổi sáng hôm sau, khi đối diện với chàng giám đốc kém may mắn,
tiến sĩ Charlie, người quản lý trực tiếp của anh, lại không hề nổi giận mà chỉ
bình thản hỏi: "Cậu rút ra được những gì từ tai nạn vừa qua? Cậu có phương án
gì để sửa chữa lại các lò phản ứng bị nổ?"
Thế là, lá đơn thôi việc vĩnh viễn nằm sâu trong ngăn kéo. Nhưng điều kỳ diệu
không dừng lại ở đó. Chàng giám đốc trẻ đã vực dậy cả khu nhà máy từ trong
đống tro tàn và hoạt động trở lại, cho đến ngày hôm nay, khi anh đã trở thành
giám đốc điều hành hệ thống công ty được đánh giá là thành công nhất thế kỷ
20 - Công ty General Electric. Người đàn ông đó chính là Jack Welch, nhân vật
được mệnh danh là "con người của thành công". Nhưng với anh, thành công lớn
nhất là vượt qua được thất bại đầu đời, và để làm được điều đó, chính người
quản lý năm xưa đã tạo cho anh can đảm để đứng lên.

Câu chuyện thứ hai nói về một nhà tỉ phú lừng danh khác- ông trùm Bill Gates,
nhà sáng lập tập đoàn Microsoft hùng hậu. Chuyện kể rằng nhà tỉ phú từng đầu
tư 5 tỉ USD vào dự án của một giám đốc trẻ nhằm tạo nên một phần mềm
chuyên dụng mới. Sau nhiều cuộc thử nghiệm, công trình của anh thất bại.
Người đàn ông trẻ cũng đến "trình diện" ông trùm Microsoft với một lá đơn từ
chức.
Bạn có đoán được nhà tỉ phú đã nói gì không?
Bill Gates từ tốn nói với chàng trai trẻ: "Cậu tưởng rằng đã mất 5 tỉ USD rồi
mà tôi lại còn để mất nốt cậu à? Cậu đáng giá hơn 5 tỉ USD, và chúng tôi sẽ giữ
cậu lại để chứng minh điều đó. Hãy cho tôi biết những nguyên nhân đã dẫn đến
sai lầm".
Bài học xương máu của James E. Burke, nhà lãnh đạo một trong những công ty
lớn nhất thế giới- tập đoàn Johnson & Johnson- cũng bắt đầu từ những sai lầm
thời ông còn trẻ. Ngày ấy, khi còn là một giám đốc tiếp thị non kinh nghiệm,
James đã lập một chiến dịch quảng bá sản phẩm quy mô và tốn kém để tung ra
thị trường 3 sản phẩm mới của Johnson & Johnson. Kết quả không như mong
đợi, cả 3 dòng sản phẩm đều thất bại. Trong câu chuyện thứ 3 này, bạn có đoán
được cấp trên của James đã đối xử với anh thế nào chưa?
Tổng giám đốc điều hành Johnson & Johnson lúc bấy giờ, ngài Robert Wood
Johnson, đã vui vẻ chúc mừng thành công của chàng trai vừa phá sản trong
chiến lược đầu đời: "Kinh doanh nghĩa là đưa ra những quyết định, và không
làm sao tránh khỏi những quyết định sai lầm. Điều tôi cần ở cậu là đừng lặp lại
sai lầm đó nữa nhưng hãy nhớ, cứ tiếp tục phạm các sai lầm khác, cho đến khi
chúng ta có được những chiến lược thành công".
VNSON Corp sưu tầm.
Bí quyết trở thành người tự chủ về tài chính
Xin chào thành viên của gia đình VNSON,
Cũng đã thật lâu hôm nay tôi mới có dịp để cùng mọi người chia sẻ về những vấn đề trong cuộc
sống, công việc và trong các mối quan hệ. Với tiêu đề "Bí quyết để trở thành người tự chủ về
tài chính" tôi sẽ đi phân tích một số điều mà thiết nghĩ rằng bất kỳ ai cũng cần có sự hiểu biết để

sau đó có sự vận dụng hiệu quả.
Vậy thế nào được gọi là "người tự chủ về tài chính" ?
Một người có thu nhập 5 triệu/tháng hay 10 triệu/tháng hay 100 triệu/tháng thì có được gọi là tự
chủ (tự do) về tài chính chưa? Theo bạn thì thu nhập của bạn cần đạt đến mức nào thì được gọi
là tự chủ (tự do) về tài chính? Hãy dành ra một phút để trả lời 2 câu hỏi này trước khi đọc phần
tiếp theo nhé.


Vấn đề về tài chính (tiền bạc) là một vấn đề khá nhạy cảm, nhiều người tự cho rằng đó không
phải là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của họ, tuy nhiên hằng ngày họ cứ phải vật lộn với cái
đề tài mà chính bản thân họ cho rằng không quan trọng. Nhiều gia đình mất đi hạnh phúc khi tài
chính của gia đình bị đổ vỡ. Thực tế tiền bạc không phải là tội ác (có nhiều người bảo rằng những
kẻ nhà giàu là giả man, bóc lột người khác - tiền bạc là nguồn gốc của tội lỗi), tiền bạc chỉ là
phương tiện để con người chúng ta đạt đến mục tiêu là vươn đến sự tự do, sự vui vẻ, niềm hạnh
phúc
Người tự chủ (tự do) về tài chính hiểu một cách đơn giản là nếu chẳng may lúc này đây ta bị
mất sức lao động, không còn khả năng làm việc được nữa thì ta có đủ nguồn tài chính để nuôi
sống chúng ta tốt đẹp không? Nếu trả lời là ok thì người đó được cho là đã tự do về tài chính.
Còn nếu trả lời rằng ta cần phải có sự hỗ trợ về tiền bạc từ người khác thì là chưa đạt đến sự tự
do về tài chính.
Do đó thu nhập của ai trong một tháng dẫu là 5, 10, 30 hay hàng trăm triệu/tháng vẫn chưa khẳng
định rằng họ đã tự do về tài chánh. Có nhiều người có mức thu nhập rất cao, tuy nhiên khi họ mất
đi việc làm thì họ lâm vào tình cảnh khó khăn, không thể lo được cho cuộc sống, họ suy sụp và
không biết cách vượt qua. Và cũng có những người thu nhập thời gian đầu không cao, thế nhưng
họ đã phát triển về tài chính trên chính các nguồn thu nhập đó, nó tăng theo thời gian và đến một
ngày họ được tự do về tài chính.
Tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy nhỉ, người có thu nhập cao lại không đạt được sự tự do về
tài chính trong khi đó một người có thu nhập kém hơn lại đạt được sự tự do ấy?
Điều đó liên quan đến những vấn đề sau:
- Một bên là thu nhập tăng nhưng tốc độ chi tiêu còn tăng nhanh hơn cả thu nhập. Một bên là thu

nhập còn thấp nhưng có sự tích lũy và kiểm soát tốt sự chi tiêu.
- Khả năng nhận thức, hành động đối với tiền, một bên là làm việc thật nỗ lực để kiếm thật nhiều
tiền mong đáp ứng hoàn hảo nhu cầu cá nhân, bên còn lại là làm việc một cách thông minh, biến
đồng tiền làm việc cho mình.
Con người chúng ta bình đẳng ở chỗ là ai cũng có khả năng kiếm tiền từ 2 nguồn thu nhập.
Nguồn đầu tiên là từ lao động của chính chúng ta đúng như cái nghĩa "có làm thì mới có ăn,
không dưng ai dễ đem phần đến cho" và nguồn thu nhập thứ hai được gọi là nguồn thu nhập thụ
động tức là nguồn thu nhập mà tự đồng tiền nó sinh ra mà không cần ta phải lao động vất vả (ví
như: tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền thu được từ việc cho thuê mướn - cho thuê phòng trọ
chẳng hạn, tiền lời thu được từ việc đầu tư chứng khoán, bất động sản, tiền cổ tức được chia khi
là cổ đông của một công ty )
Nói đến đây chắc rằng chúng ta nhận ra rằng để được tự chủ (tự do) về tài chính thì cần phải làm
tăng lên nguồn thu nhập thứ hai thu nhập thụ động. Để làm được điều này chúng ta cần trang bị
cho mình một số hiểu biết và kỹ năng sau:
- Hiểu biết về đồng tiền, hiểu biết về cách làm việc thông minh (hãy tìm đọc thêm sách bàn về
nguyên tắc 80/20 trong cuộc sống và trong công việc) và hiểu biết về đầu tư tài chính.
- Phải biết vượt qua chính mình - Đức Phật đã dạy "Kẻ thù lớn nhất của đời mình là chính
mình", tức là cần kiểm soát được sự ham muốn nhất thời với niềm vui được thụ hưởng cuộc
sống mà quên đi cái mục tiêu dài hạn là trở nên "tự chủ về tài chính", hãy hành động như là một
nhà đầu tư, kiểm soát và cân bằng cuộc sống cá nhân của mình.
Đâu đó vẫn có một số nhỏ những người quá nóng vội với sự thành công và giàu có - họ nghĩ rằng
điều đó sẽ đến rất dễ dàng, đôi khi họ bất chấp mọi thứ để đạt đến sự thành công sự giàu có đó
mà họ không rèn luyện cho bản thân những hiểu biết và kỹ năng quan trọng như đã nêu trên.
Thành công chỉ khi thỏa mãn 2 điều kiện: cảm thấy hạnh phúc với chính bản thân mình và
thành công đó xã hội công nhận. Thành công cần xuất phát đầu tiên là từ cái TÂM của mỗi con
người. Cái TÂM có sáng thì cuộc đời mới sáng được.
Đến đây, tôi hy vọng rằng thành viên của gia đình VNSON sẽ có thêm một bài học thú vị trong
công cuộc phát triển cá nhân. Mọi người nên tìm đọc bộ "Dạy con làm giàu" để hiểu hơn về
những triết lý vươn tới sự tự do về tài chính nhé.
Thân ái.

Trích từ bài viết của anh Cao Trung Hiếu - CEO VNSON Corp
Nguyên Vice Director TWIN JSC
Bài học cần thiết nếu bạn muốn trở thành nhà đầu tư thành công
J. Paul Getty nói: “Sự giàu có chính là phần thưởng của trò chơi
kiếm tiền, và nếu bạn chiến thắng, tiền sẽ là của bạn”. Và bạn đang lẫm bẩm rằng
bạn cần như thế nào để là người chiến thắng?
1. Ham học hỏi
Các nhà đầu tư thành công thường học hỏi không ngừng. Họ dành nhiều thời gian để
nghiên cứu hơn các nhà đầu tư bình thường. Họ biết rằng kiến thức của mình sẽ không
bao giờ là đủ, và do vậy luôn giữ đầu óc thông thoáng để có thể học bất kỳ lúc nào. Họ
năng đọc sách, báo, tạp chí và tham gia các buổi hội thảo để tự hoàn thiện chính mình.
2. Luôn chuẩn bị kế hoạch rút lui
Các nhà đầu tư thành công biết rằng việc đầu tư luôn có hai mặt. Tương lai là không thể
đoán được và vì vậy họ luôn chuẩn bị trước cho nó. Nhà đầu tư bình thường luôn cố gắng
đoán kết quả đầu tư. Nhưng nhà đầu tư thông minh thì làm điều ngược lại, họ chuẩn bị
cho cả trường hợp tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất.
Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thành công luôn kiếm được tiền khi thị trường đi lên và
thậm chí còn kiếm được nhiều hơn khi thị trường đi xuống. Vì vậy, nếu bạn muốn thành
công, hãy chuẩn bị kế hoạch rút lui trước khi đầu tư vào bất cứ thứ gì.
3. Kiên nhẫn
Các nhà đầu tư tài ba rất kiên nhẫn. Một khi đã tính toán về vụ đầu tư nào đó, họ luôn sẵn
sàng chờ đợi để chắc chắn rằng kế hoạch đó sẽ thành sự thực. Warren Buffet nói: “Tôi
chưa bao giờ có ý định kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Tôi chỉ mua vì suy nghĩ rằng
họ sẽ đóng cửa thị trường ngay ngày mai và phải đến 5 năm sau mới mở lại”.
4. Kiểm soát cảm xúc tốt
Các nhà đầu tư thực thụ đều biết rằng thị trường lên và xuống chủ yếu do hai yếu tố tình
cảm là sự sợ hãi và lòng tham. Các nhà đầu tư bình thường đầu tư dựa vào cảm giác.
Nhưng những người thành công thì luôn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Họ
không cho phép những lời nói của các chuyên gia hay nhà tư vấn tài chính ảnh hưởng đến
sự lựa chọn và phương pháp đầu tư của họ.

Các nhà đầu tư thành công thường có phản ứng trung lập dù họ được hay mất. Họ không
từ bỏ chiến lược đầu tư của mình chỉ vì một vài thất bại và cũng không quá tự tin khi là
người chiến thắng. Dù thị trường có như thế nào, thì họ cũng luôn nghĩ cơ hội thắng thua
là 50-50.
5. Có chiến lược đầu tư rõ ràng
Mỗi nhà đầu tư đều phải phát triển một chiến lược đầu tư rõ ràng để gắn chặt với nó. Một
vài người thành công với chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. Còn một số khác như
Warren Buffet lại chỉ thích đầu tư tập trung vào một số ít cổ phiếu. Ông nói: “Đa dạng
hóa là cách để chống lại việc mình không biết. Nhưng nó chẳng có mấy ý nghĩa đối với
những người biết rõ là họ đang làm gì”.
J. Paul Getty - một nhà đầu tư tài ba khác, cho rằng: “Hãy mua khi tất cả mọi người đều
đang bán và hãy bán khi tất cả mọi người đang mua. Đây không đơn thuần chỉ là một
khẩu hiệu dễ nhớ, mà nó còn rất cần thiết cho việc đầu tư thành công”.
6. Tập trung cao độ
Andrew Carnegie nói: “Những người thành công là những người chọn cho mình một con
đường và gắn chặt lấy nó”.
Các nhà đầu tư thành công thường chỉ tập trung vào một phương tiện đầu tư. Họ chỉ đầu
tư một lần vào một thời điểm. Ví dụ, Warren Buffet tập trung vào cổ phiếu, Jim Rogers
thích các hợp đồng tương lai và Donal Trump thì ưa chuộng bất động sản.
7. Biết tận dụng các xu thế thị trường
Một đặc điểm khác của các nhà đầu tư thành công là họ luôn biết lấy các xu thế thị trường
để làm lợi cho mình. Một nhà đầu tư bình thường sẽ hoảng loạn khi thị trường biến động,
nhưng một nhà đầu tư chuyên nghiệp lại rất nóng lòng chờ đón điều đó. Đơn giản vì họ có
thể kiếm tiền từ việc này.
Warren Buffet nói: “Hãy coi những sự biến động của thị trường là bạn chứ đừng coi là
thù. Hãy kiếm lời từ những hành động điên rồ chứ đừng tham gia vào nó”.
8. Luôn luôn vững tin
Henry Ford nói: “Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng
máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió”.
Vì vậy, hãy luôn trung thành với chiến lược đầu tư của mình kể cả khi bạn được hay mất.

Các nhà đầu tư bình thường thiếu sự kiên định, và do vậy họ mãi mãi chỉ là những người
bình thường mà thôi. Họ nhảy hết chiến lược nọ đến chiến lược kia và chỉ chăm chăm tìm
kiếm các bí quyết mới.
9. Chấp nhận rủi ro
Warren Buffet nói: “Rủi ro chỉ đến khi bạn không biết mình đang làm gì”.
Đầu tư vốn đã là một sự rủi ro, nhưng nó sẽ càng rủi ro hơn nếu bạn không biết mình đang
làm gì. Với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, cơ hội thắng thua luôn là 50 – 50. Nhưng sự
khác biệt lớn giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư thông thường là những
người chuyên nghiệp luôn đầu tư với sự hỗ trợ của cả một hệ thống quản trị rủi ro mạnh
mẽ.
10. Có kỉ luật
Nhà đầu tư thành công rất hà khắc với bản thân khi đầu tư. Bên cạnh các nguyên tắc đầu
tư, họ cũng tự đặt ra cho mình những chuẩn mực rất khắt khe. Họ biết rằng mình sẽ phải
tuân theo rất nhiều nguyên tắc để có thể kiên trì với chiến lược đầu tư của mình mà không
bị dao động bởi lời nói của các chuyên gia.
Warren Buffet nói: “Hai nguyên tắc đầu tư của tôi là: Nguyên tắc số một – không bao giờ
để mất tiền. Nguyên tắc hai – không bao giờ được quên nguyên tắc một”.
11. Biết cách tận dụng các đòn bẩy
Điểm khác biệt giữa một nhà đầu tư thành công và một nhà đầu tư thông thường là đầu tư
bằng tiền của người khác. Dùng tiền của người khác để đầu tư cũng là một dạng đòn bẩy.
Trong cuốn sách “Cha giàu - Cha nghèo” có câu: “Từ quan trọng nhất trong đầu tư là
‘dòng tiền’, và từ quan trọng thứ hai là ‘đòn bẩy’”.
Nhưng đây không phải là dạng đòn bẩy duy nhất mà các nhà đầu tư có thể tận dụng. Đó
cũng có thể là đội ngũ chuyên gia của bạn, kinh nghiệm đầu tư hay thông tin nội bộ mà
bạn có được.
J. Paul Getty nói: “Nếu bạn nợ ngân hàng 100 USD, đó là vấn đề của bạn. Nhưng nếu bạn
nợ ngân hàng 100 triệu USD, thì đó lại là vấn đề của ngân hàng”.
12. Nhanh chóng rút kinh nghiệm từ thất bại
Khi nói về kinh nghiệm, các nhà đầu tư chỉ nói về những lần thử nghiệm, thất bại, các bài
học và sự thành công. Bạn sẽ không thể trở thành một nhà đầu tư tài ba nếu chưa từng

mắc sai lầm.
Những người thành công không bao giờ nản chí vì thất bại bởi họ hiểu rằng đó là một giai
đoạn trong quá trình trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. Những người bình thường coi
việc mắc lỗi là tệ hại, nhưng những người thành công lại cho rằng đó là cơ hội để học
được những điều mới mẻ.
13. Có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp
Nếu quan sát các nhà đầu tư thành công, bạn sẽ thấy rằng họ luôn có một đội ngũ cố vấn
chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư thông thường luôn đơn độc chiến đấu trên thị trường,
trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn có cả một hội đồng hậu thuẫn.
Họ có cả một mạng lưới bạn bè là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ chia sẻ lời khuyên
và cùng nhau suy nghĩ. Vậy nếu bạn cũng muốn thành công như họ, thì hãy bắt đầu tìm
kiếm bạn bè của mình ngay từ bây giờ.
14. Có một nền tảng tài chính vững mạnh
Ajaero Tony Martins nói: “Trí thông minh kinh doanh không hề được tạo ra trong trường
học, mà bạn nhặt được nó ở trên đường. Trong trường học, bạn được dạy làm thế nào để
quản lý tiền của người khác. Và ở trên đường, bạn được dạy làm thế nào để kiếm tiền”.
Do vậy, bạn chỉ thành công khi đứng ở trên đường. Các nhà đầu tư thành công thường có
một nền tảng tài chính rất vững chắc, và nền tảng đó được hình thành ở trên đường. Họ
bồi đắp cho cái nền tảng đó bằng cách tham gia các buổi hội thảo, đọc sách báo, tạp chí,
học từ người khác hay nghe băng. Và sau đó họ đi ra ngoài để tự tìm lấy những kinh
nghiệm cho mình.
15. Luôn nhiệt tình với trò chơi đầu tư
Một tác giả nổi tiếng đã từng nói: “Nếu bạn có ý định tham gia một trò chơi, hãy chọn cho
mình một trò mà bạn có thể chơi suốt cuộc đời và gắn chặt lấy nó”.
Nếu bạn nhìn vào những nhà đầu tư thông thường, họ luôn nghĩ đến việc họ đang kiếm
được bao nhiêu tiền. Nhưng những nhà đầu tư thành đạt không vội hài lòng với những gì
mình có, mà luôn cố gắng đạt lợi nhuận tối đa.
Theo kienthuckinhte
VNSON Corp sưu tầm
UẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là do năng lực quản trị tài chính hạn chế, đặc biệt trong
việc hoạch định nguồn tài trợ dài hạn và quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng
thiếu vốn, mất tính thanh khoản.Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn đề cập tới
một số điều mà các nhà quản lý SME cần lưu tâm trong quản trị vốn lưu động.
Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt
động sản xuất, kinh doanh thường xuyên (được tính bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn
trừ đi tổng nợ ngắn hạn). Các nhà phân tích thường lấy chỉ số này làm căn cứ để đo lường
hiệu quả hoạt động cũng như tiềm lực tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.
1. Quản lý nợ phải thu
Nhiều SME không đầu tư đầy đủ nguồn lực cũng như chính sách trong việc theo dõi và
thực hiện việc thu nợ, mặc dù khoản này chiếm phần không nhỏ trong tổng vốn lưu động.
Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn. Để
rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà
quản lý SME nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công
cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.
Chính sách
Quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra
các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự
kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất của từng khách hàng.
Quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp,
từ Tổng giám đốc, giám đốc bán hàng, trưởng phòng, đến nhân viên bán hàng. Thưởng
hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được chỉ tiêu đề ra để động viên, khuyến khích
nhân viên làm việc. Các chính sách này là nền tảng, là tài liệu hướng dẫn cho cả hệ thống
và là một kênh thông tin hiệu quả liên kết các phòng, ban trong doanh nghiệp trong quá
trình phối kết hợp để quản lý công nợ.
Con người
Doanh nghiệp nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ,
chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ. Những
nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục

khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng
thành thạo các phần mềm hỗ trợ
Công cụ
Doanh nghiệp nên đầu tư phần mềm kế toán có phần hành (module) hỗ trợ quản lý công
nợ. Những phần mềm ứng dụng này có thể ra được các báo cáo tổng hợp cũng báo cáo
công nợ chi đến khách hàng theo các tiêu chí quản trị, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao
hiệu quả công việc của nhân viên thu nợ.
Quy trình
• Trước khi ký hợp đồng cho khách nợ, nhân viên bán hàng nên trực tiếp đến thăm
trụ sở công ty khách hàng để trao đổi, thu thập thông tin, tiến hành đánh giá xem
khách hàng có điều kiện được nợ không. Sau đó đề xuất hạn mức tín dụng cho
khách hàng.
• Khi ký hợp đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ để chắc chắn
rằng khách hàng không có lịch sử về nợ xấu, nợ khó đòi đã bị đóng hợp đồng.
Mẫu hợp đồng nên có đầy đủ các điều khoản về hạn mức nợ, thời hạn thanh toán
• Sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp nên gửi invoice (bản liệt kê), hóa đơn cho
khách đúng kỳ hạn bằng chuyển phát nhanh, thư đảm bảo để chắc chắn rằng khách
hàng nhận được giấy tờ và trong thời gian ngắn nhất; liên lạc với khách hàng để
giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình.
• Gửi thư nhắc nợ lần 1, 2, 3 với các mốc thời gian cụ thể cho khách hàng có tuổi nợ
cao hơn thời gian cho phép; hẹn gặp và đến thăm khách hàng nếu thấy trao đổi qua
điện thoại không hiệu quả Nếu khó thu hồi nợ, có thể nhờ công ty chuyên thu nợ
hoặc bán nợ.
Lưu ý: Mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng về lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tài sản,
vốn lưu động và khoản mục nợ phải thu nhiều hay ít. Nhà quản lý của từng doanh nghiệp
nên lựa chọn những phương thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình dựa trên
phương châm "lợi ích và chi phí", nhiều khi phải đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi
nhuận.
Nếu doanh nghiệp gắt gao trong việc thu nợ, tính thanh khoản được cải thiện nhưng có rủi
ro là khách hàng sẽ chuyển sang ký hợp đồng với doanh nghiệp khác có chính sách tín

dụng thương mại mềm dẻo hơn.
2. Quản trị tiền mặt
Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Vì thế,
nhà quản lý cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng
thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài
chính trong nội bộ doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba.
Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản
thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù
đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng
như dài hạn.
Xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt
Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là điều tất yếu
mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày
cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Doanh nghiệp
giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá
(nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt
tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của doanh
nghiệp). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát.
Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín với
nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Doanh nghiệp sẽ mất cơ hội hưởng các
khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng
linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến.
Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của doanh nghiệp phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính:
- Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày của
doanh nghiệp như: Trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả
thuế
- Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch
- Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột
ngột.
Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp Baumol hoặc mô hình Miller Orr để xác định

mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ thường
xuyên, doanh nghiệp nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro
cũng như những thất thoát trong hoạt động.
• Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh
toán không thể chi trả qua ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản
ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro
gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan. Theo Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa
đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, tất cả các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên
nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ không được khấu trừ thuế giá
trị gia tăng đầu vào.
• Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm: danh sách các
mẫu bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản
giao nhận ). Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trên cơ sở
quy mô của từng doanh nghiệp. Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền
hạn của các bộ phận liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra
thuận lợi và chính xác.
• Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ. Có
kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực
tế, sổ quỹ với số liệu kế toán . Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư
giữa sổ sách kế toán của doanh nghiệp và số dư của ngân hàng để phát hiện kịp
thời và xử lý các khoản chênh lệch nếu có.
Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt
Tính toán và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách giúp doanh nghiệp ước lượng được
khoảng định mức ngân quỹ là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời điểm thâm hụt
ngân sách để doanh nghiệp chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt này.
Nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ tính
doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngoài
ra, phương thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho hàng năm
cũng được sử dụng thường xuyên.
Nguồn nhập ngân quỹ thường bao gồm các khoản thu được từ hoạt động sản - xuất, kinh

doanh, tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán tài sản cố định không dùng đến
Nguồn xuất ngân quỹ bao gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, trả nợ
vay, trả tiền vay, trả cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các khoản phải trả
khác.
Mặc dù doanh nghiệp có thể đã áp dụng các phương pháp quản trị tiền mặt một cách hiệu
quả, nhưng do đặc thù về mùa vụ hoặc do những lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát,
doanh nghiệp bị thiếu hoặc thừa tiền mặt, nhà quản lý có thể áp dụng những biện pháp sau
để cải thiện tình hình:
Thứ nhất, biện pháp cần làm khi thiếu tiền mặt:
• Đẩy nhanh tiến trình thu nợ.
• Giảm số lượng hàng tồn kho.
• Giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu khi
thanh toán hoặc thương lượng lại thời hạn thanh toán với nhà cung cấp.
• Bán các tài sản thừa, không sử dụng.
• Hoãn thời gian mua sắm tài sản cố định và hoạch định lại các khoản đầu tư.
• Giãn thời gian chi trả cổ tức.
• Sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng hoặc vay ngắn hạn.
• Sử dụng biện pháp "bán và thuê lại" tài sản cố định.
Thứ hai, biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn:
• Thanh toán các khoản thấu chi; sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng.
• Sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt.
• Đầu tư vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao (trái phiếu chính
phủ).
• Đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.
Thứ ba, biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong dài hạn:
• Đầu tư vào các dự án mới.
• Tăng tỷ lệ cổ tức.
• Mua lại cổ phiếu.
• Thanh toán các khoản vay dài hạn.
• Mua lại công ty khác.

Nguồn ĐTCK
VNSON Corp sưu tầm
Sách cha giàu - cha nghèo: những điều không thể bỏ qua
Tại sao phải dạy con về tài chính?
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng: trong cuộc sống, vấn đề không phải là bạn kiếm
được bao nhiêu tiền mà là bạn giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở như
thế nào.
Điều đó cũng giống như trồng một cái cây vậy. Ban đầu, bạn sẽ phải mất rất nhiều công
sức để chăm bón nó, đến một ngày nào đó, khi rễ cây đã đâm sâu vào lòng đất, cái cây đã
đủ lớn để tự mình phát triển, bạn sẽ không cần phải tốn công chăm bón nữa mà vẫn có thể
được hưởng những mùa quả ngọt lành.
Muốn cho cái cây tiền bạc của bạn phát triển, bạn phải có nhiều kiến thức về tài chính để
biết chăm bón nó thật đúng cách.
Khi bắt đầu học cách làm giàu, tôi và Mike hãy còn là những đứa trẻ nên người cha giàu
đã nghĩ ra một cách đơn giản để dạy chúng tôi. Trong nhiều năm, ông đã vẽ nhưng bức vẽ
và sử dụng những từ ngữ đơn giản để Mike và tôi hiểu được những biệt ngữ và sự vận
động của tiền bạc. Nhiều năm sau đó ông mới bắt đầu thêm vào những con số. Tuy đơn
giản nhưng những bức vẽ này đã góp phần hướng dẫn hai đứa trẻ bé nhỏ trong một bài
toán số học khổng lồ về tài chính, hình thành một nền tảng sâu sắc và kiên cố
Quy luật 1. Bạn phải biết sự khác nhau giữa tài sản (asset) và tiêu sản (liability), và để
được giàu có, bạn phải mua tài sản.
Nghe thì có vẻ đơn giản đến buồn cười, nhưng hầu hết lại không biết được nó uyên thâm
đến mức nào, vì họ không biết được sự khác nhau giữa một tài sản và một tiêu sản là ở
đâu.
"Người giầu kiếm được tài sản. Người nghèo và người trung lưu chỉ thu được tiêu sản,
nhưng họ nghĩ rằng họ đã kiếm được tài sản. " Khi người cha giàu giải thích điều này cho
Mike và tôi, chúng tôi nghĩ ông đang nói đùa. Chúng tôi đang chờ đợi một bí mật làm
giàu, vậy mà ông lại trả lời như thế đấy. Nó đơn giản đến mức chúng tôi phải khựng lại
một lúc lâu để suy nghĩ về điều đó.
"Bác muốn nói tất cả những điều chúng con cần biết là : tài sản là gì, sau đó phải đi kiếm

nó và rồi chúng con sẽ giàu có sao?" Tôi ngờ vực hỏi.
Người cha giàu gật đầu. "Đơn giản thế thôi."
"Nếu chỉ đơn giản như thế, tại sao những người khác lại không giàu được?" Tôi hỏi lại.
Người cha giàu mỉm cười. "Vì người ta không biết được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu
sản."
"Tại sao người lớn lại ngớ ngẩn thế nhỉ? Nếu đó chỉ là một điều đơn giản nhưng quan
trọng thì tại sao người ta lại không muốn tìm hiểu?"
Người cha giàu phải mất vài phút mới giải thích được cho chúng tôi biết tài sản là gì và
tiêu sản là gì.
Là một người lớn, tôi cảm thấy giải thích điều này với những người lớn khác thật khó
khăn. Vì sao vậy? Vì người lớn khôn ngoan hơn. Gần như trong mọi trường hợp, hầu hết
người lớn không nắm được sự đơn giản của một ý tưởng vì họ đựơc giáo dục khác nhau.
Và một người lớn thông minh thường cảm thấy bị hạ thấp khi phải chú ý đến những khái
niệm quá đơn giản.
Người cha giàu tin vào quy luật KISS - "Giữ Cho Đơn Giản" (Keep It Simple Stupid) - vì
vậy ông cố làm cho mọi thứ trở nên thật đơn giản với hai chúng tôi . . .
Ông nói: "Những điều xác định nên một tài sản không phải là từ ngữ mà là những con số.
Và nếu các con không biết đọc số thì các con không thể xác định được một tài sản trong
mớ bòng bong ấy đâu."
Trong kế toán, vấn đề không phải ở bản thân những con số mà là những con số ấy nói lên
điều gì. Cũng như từ ngữ vậy, vấn đề không phải ở bản thân từ ngữ mà là câu chuyện
những từ ngữ ấy kể.
"Nếu con muốn trở lên giàu có, con phải đọc được và hiểu được những con số." Người
cha giàu lặp đi lặp lại câu nói ấy cả ngàn lần với chúng tôi: "Người giàu kiếm được tài
sản. Người nghèo và người trung lưu chỉ kiếm được tiêu sản."
Mô hình vòng quay của 1 tài sản

×