Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.96 KB, 9 trang )

Lợi ích của việc nuôi con
bằng sữa mẹ






Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sữa mẹ là thức ăn luôn tự thay
đổi các thành phần dinh dưỡng phù hợp với quá trình phát triển của trẻ
trong năm đầu tiên, theo nhu cầu và khả năng tiêu hoá và trao đổi chất
của trẻ.
1. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong năm đầu tiên
Sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng tương tự như máu, với
khoảng 4000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa. Sữa mẹ là tập hợp phong
phú các yếu tố hoá sinh ở dạng đang hoạt động với một số lượng lớn các
hormon và yếu tố tăng trưởng. Trong sữa mẹ còn có ít nhất 60 loại enzim, và
các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà không có bất cứ loại sữa nào
có được. So với sữa bò thì sữa mẹ ưu việt hơn rất nhiều về thành phần dinh
dưỡng.
Trong sữa bò hàm lượng protein cao hơn sữa mẹ gấp 3 lần - là hàm
lượng không thích hợp cho trẻ trong quá trình tiêu hoá. Thành phần cơ bản
của protein sữa mẹ và sữa bò là casein và whey - nhưng trong sữa bò tỉ lệ
giữa 2 thành phần này là 3:1 còn trong sữa mẹ là 1:3 - đây là tỷ lệ lí tưởng
cho quá trình tiêu hoá của trẻ. Trong sữa mẹ chất alpha- lactoglobulin chiếm
ưu thế- trong khi ở sữa bò chất beta- lactoglobulin lại là chủ yếu. Beta-
lactoglobulin là tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
Sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có
nhiều lactose gấp 2 lần sữa bò, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và
giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất béo cao hơn sữa
bò trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất


béo như vitamin A và D cùng với axít linoleic - đóng vai trò sống còn cho sự
phát triển thần kinh và các chức năng mô. Hàm lượng vitamin A trong sữa
mẹ cao gấp 2 lần sữa bò, nên trẻ bú sữa mẹ không bao giờ thiếu vitamin A.
Việc cho con bú sữa mẹ trong năm đầu tiên đang được khuyến khích
tại nhiều nước châu Âu. Tại Thuỵ Điển đã có 98% phụ nữ cho con bú hoàn
toàn sau khi sinh.
2. Cho con bú là sự đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu
cầu của trẻ
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sữa mẹ là thức ăn luôn tự thay đổi
các thành phần dinh dưỡng phù hợp với quá trình phát triển của trẻ trong
năm đầu tiên, theo nhu cầu và khả năng tiêu hoá và trao đổi chất của trẻ. Cơ
thể người mẹ như một tổ hợp các nhà máy sản xuất chất dinh dưỡng - theo
nhu cầu từng tháng tuổi và khả năng trao đổi chất của trẻ- tự động cung cấp
chính xác lượng dinh dưỡng và các vitamin, khoáng chất.
3. Cho con bú là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu bệnh dị ứng cho
trẻ
Dị ứng thức ăn là bệnh thường gặp ở trẻ với các triệu chứng: Đi ngoài,
táo bón, mẩn da, sổ mũi, viêm họng Bệnh dị ứng tiến triển lệ thuộc vào hai
yếu tố đó là di truyền và môi trường. Việc cho con bú là loại bỏ được yếu tố
môi trường. Trong sữa mẹ có chứa kháng thể IgA tạo trong đường hô hấp
của trẻ lớp bảo vệ ngăn chặn sự thâm nhập của các yếu tố gây dị ứng. Ngoài
ra trong sữa mẹ còn có các enzym tiêu hoá, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu
hoá làm giảm nguy cơ dị ứng.
4. Cho con bú sữa mẹ có tác động tích cực tới việc phát triển trí
não của trẻ
Việc hàng ngày bế ẵm và âu yếm khi cho con bú giúp trẻ phát triển trí
tuệ cảm xúc và trí thông minh. Các nhà nghiên cứu tại Thuỵ Điển và Anh
cho thấy, nhưng đứa trẻ được bú sữa mẹ trong năm đầu nhanh biết nói và
học sáng dạ hơn, đến khi trưởng thành là những người có tính tự lập cao, có
IQ cao hơn so với những đứa trẻ chỉ được bú mẹ 1-2 tháng đầu hoặc không

được bú mẹ.
Nghiên cứu của Đại học McGill (Canada) cũng cho thấy các cháu bé
nuôi bằng sữa mẹ khi lên 6 tuổi làm các test IQ tốt hơn 25% so với các cháu
nuôi bộ. Tất cả những nghiên cứu của các trường Đại hcọ danh tiếng đều
cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ nâng cao sự nhận thức ở trẻ nhỏ.
5. Cho con bú làm gia tăng sức đề kháng của trẻ trước các bệnh
thông thường và các bệnh tim mạch
Sữa mẹ trong những ngày đầu chứa nhiều protein. Trong đó 50% hàm
lượng protein là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), có tác dụng chống
lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Các kháng thể này nằm trong đường ruột có
tác dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn các loại virus và làm
trung hoà các độc tố. Trong khoảng 2 tháng đầu tiên, sữa mẹ được coi là liều
văcxin hiệu nghiệm cho cơ thể non yếu của trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy, ngoài sữa mẹ không có bất cứ một loại sữa
nào có chứa các kháng thể này. Sữa non còn giúp trẻ giải phóng cứt su, làm
giảm nguy cơ tiến triển bệnh vàng da sau khi sinh. Các khảo cứu gần đây tại
Phần Lan cho thấy, chỉ có khoảng 25% trẻ bú sữa mẹ hay bị đau ốm, trong
khi đó có tới 97% trẻ không bú sữa mẹ bị đau ốm thường xuyên.
Trẻ bú sữa mẹ (ít nhất 6 tháng đầu) có thể tránh được nguy cơ mắc
nhiều loại bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp
Vì trong sữa mẹ có chứa chất globulin miễn dịch. Trong sữa mẹ có
lactoferin- một protein gắn với chất sắt ngăn chặn sự phát triển của một số vi
khuẩn có hại. Sự hiện diện của dưỡng chất tự nhiên nucleotide trong sữa mẹ
với hàm lượng 69-72mg/l giúp tăng cường đề kháng với bệnh nhiễm khuẩn
như bạch hầu, viêm màng não.
Các nghiên cứu tiến hành tại Thuỵ Điển và Anh cho thấy, những trẻ
bú sữa mẹ trong năm đầu ít mắc các bệnh như béo phì, vữa xơ động mạch và
huyết áp cao.
6. Cho bú sữa mẹ giúp trẻ phát triển tốt hệ thần kinh
Trong sữa mẹ tỉ lệ giữa các axit amin, các loại axit béo không no, các

vitamin và khoáng chất rất phù hợp cho sự phát triển của hệ thần kinh trẻ.
Trong giai đoạn đầu mới sinh, trẻ có nhu cầu lớn về số lượng cholesterol cần
thiết để tạo lớp vỏ bọc bảo vệ dây thần kinh. Chỉ có sữa mẹ mới đáp ứng
được về tỉ lệ cholesterol cho trẻ. Một trong số những axit amin cần thiết cho
sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của trẻ là taurine chỉ có trong sữa
mẹ. Bản thân cơ thể trẻ không tự tổng hợp được loại axit này và nó cũng
không có trong các loại sữa động vật khác. Do vậy sữa mẹ là nguồn duy nhất
cung cấp cho trẻ taurine để phát triển não bộ và võng mạc mắt.
7. Trẻ bú sữa mẹ ít bị bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên
Các nghiên cứu tại Mỹ và Phần Lan cho thấy, chỉ có sữa mẹ mới bảo
đảm hàm lượng thích hợp đường lactose- vật liệu chính sinh nhiệt lượng,
giúp hấp thụ đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể trẻ. Đường lactose
trong sữa mẹ, phân hủy rất chậm và từ từ , giải phóng nhiệt lượng thích hợp
cho cơ thể trẻ, duy trì hài hoà nồng độ đường trong máu. Sữa bò hay những
sữa nhân tạo có chứa đường lactose và sacharose vào cơ thể trẻ phân huỷ
nhanh, dễ gây đột biến nồng độ đường trong máu - đây là tiền đề gia tăng
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
8. Trẻ bú sữa mẹ ít bị nguy cơ mắc loãng xương và thoái hoá cột
sống khi về già
Các nghiên cứu tại Trung tâm Trẻ em Ba Lan cho thấy, tỷ lệ giữa các
khoáng chất canxi phôtpho và magnez có trong sữa mẹ là tốt nhất cho sự
phát triển hệ xương của trẻ. Các hợp chất của protein sữa mẹ hấp thụ hoàn
hảo hàm lượng sắt đáp ứng nhu cầu phát triển cơ thể. Những yếu tố này có
tác động rất lớn tới sự phát triển bền vững lâu dài của hệ xương cho tới khi
về già. Các nghiên cứu tại Ba Lan cho thấy, những trẻ được bú mẹ trong
năm đầu tiên ít bị nguy cơ loãng xương gấp 3-5 lần so với những người khi
mới sinh không được bú sữa mẹ.
9. Việc bú mẹ giúp phát triển đồng bộ hệ cơ xương ổ miệng
Những trẻ được bú mẹ rất ít bị mắc các khuyết tật về phát âm, vì việc
bú mẹ giúp bé phát triển đồng bộ hệ cơ xương ổ miệng và má.

10. Ít quậy phá khi ở tuổi thiếu niên và trưởng thành
Các nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, những cháu được nuôi bằng
sữa mẹ ít quậy phá và ít gặp những rắc rối trong gia đình. Khảo cứu được
tiến hành trên 9 nghìn trẻ em ở lứa tuổi 13-26 cho thấy, chỉ có 10% các cháu
nuôi bằng sữa mẹ gây quậy phá tại trường hay ngoài phố, trong khi đó 43%
các cháu nuôi bộ luôn có vấn đề tại trường và đường phố.
11. Cho con bú giúp bảo vệ sức khỏe của người mẹ
Cho con bú sẽ giúp dạ con của người mẹ sẽ sớm co lại như lúc ban
đầu. Như vậy, sẽ làm giảm băng huyết, tránh thiếu máu và giảm nguy cơ ung
thư buồng trứng, ung thư vú cho người mẹ.
Nghiên cứu tại bệnh viện Brigham and Women tại Boston (Mỹ) cho
thấy, những phụ nữ nuôi con bằng sữa của mình ít có khả năng bị viêm khớp
mãn tính hơn những người không cho con bú. Những người mẹ cho con bú
được 24 tháng sẽ giảm 50% nguy cơ viêm khớp.
Những bà mẹ nuôi con bằng sữa của mình ít bị nguy cơ ung thư và
loãng xương. Khi cho con bú cơ thể gia tăng giải phóng hormon prolactin
tác động tích cực tới tâm lý người mẹ, giảm những mệt mỏi và stress.

×