Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề + Đáp án HSG Ngữ Văn 8 09-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.32 KB, 3 trang )

Phòng GD & ĐT Nam Trực
Đề thi khảo sát chất lợng học sinh giỏi cấp huyện
Năm học 2009 - 2010
Môn : Ngữ văn 8
Thời gian làm bài : 120 phút

Câu 1: ( 5 điểm )
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
" Ta thờng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau nh cắt, nớc mắt đầm đìa; chỉ căm
tức cha xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài
nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. "
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ? Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm ?
2. Câu: " Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta
cũng vui lòng " là loại câu gì ?
3. Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì ?
4. Chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng đặc sắc của đoạn văn và nêu tác dụng của các biện
pháp tu từ đó?
Câu 2: ( 4 điểm )
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vờn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Trích Khi con tu hú Tố Hữu
Câu 3: ( 11 điểm )
Chứng minh sự tiếp nối và phát triển của ý thức độc lập dân tộc từ bài thơ:
Sông núi nớc Nam ( Ngữ văn 7 tập I ) đến đoạn trích: Nớc Đại Việt ta
( Trích: Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi).


Hết
Phòng GD - ĐT Nam Trực
Hớng dẫn chấm thi HSG năm học 2009 - 2010
Môn Ngữ văn 8
.
Câu 1: ( 5,0 đ )
1. - Đoạn văn trích trong " Hịch tớng sĩ " của Trần Quốc Tuấn. 1 đ - mỗi ý đúng 0,5 đ
- " Hịch tớng sĩ " do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trớc cuộc kháng chiến chống
Mông - Nguyên lần thứ hai ( 1285 ) . ( 1,0 đ )
2. Câu " Dẫu cho trăm thân này vui lòng " là câu ghép chính phụ. ( 1,0 đ )
3. Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu trần thuật ( 0,5 đ )
4. - Biện pháp tu từ: so sánh, nói quá, liệt kê ( 0,5 đ )
- Tác dụng : Bằng những biện pháp nghệ thuật nói quá, so sánh đoạn văn bày tỏ,
bộc bạch cao độ thái độ căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh vì tổ
quốc của tác giả, khẳng định tinh thần quyết sống mái với kẻ thù. Qua đó, khơi thức
lòng căm thù giặc và tinh thần chiến đấu của tớng sĩ.
Câu 2: ( 4, 0 đ )
Học sinh đặt đoạn thơ vào bài thơ để cảm nhận:
- Giới thiệu ngẵn gọn đoạn thơ, tác phẩm, tác giả : ( 0,5 đ )
- Cảm nhận:
+ Nội dung: Sáu câu thơ đầu là bức tranh mùa hè mở ra một thế giới rộn ràng,
tràn trề nhựa sống. Trong tởng tởng của ngời chiến sỹ trẻ bức tranh mùa hè có âm thanh
rộn rã (tiếng ve ngân, tiếng sáo diều); màu sắc rực rỡ, ngọt ngào hơng vị, bầu trời
khoáng đạt tự do, không gian cao rộng và sáo diều chao lợnđang mở ra, đang lại gần,
đang vận động trong dòng chu chuyển tuần hoàn của thời gian. Tiếng chim tu hú đã thức
dậy, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả. Tác giả là ngời có cảm nhận mãnh liệt, tinh tế
của một tâm hồn trẻ trung yêu đời nhng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy
ruột ( 2,0 đ )
+ Nghệ thuật:
- Những câu thơ đợc làm theo thể lục bát truyền thống mềm mại uyển chuyển, giọng

điệu tự nhiên, tâm hồn tơi sáng khoáng đạt, hình ảnh gần gũi quen thuộc: lúa chiêm, bắp
rây tạo sức truyền cảm lớn. ( 1,0 đ )
+ Đoạn thơ đã cho ta thấy tình yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng
của ngời chiến sỹ cách mạng trong cảnh tù đầy Bức tranh mùa hè đẹp, tơi sáng, có sức
truyền cảm mạnh mẽ một phần do Tố Hữu tiếp thu tinh hoa của nền thơ dân tộc và làm
phong phú những tinh hoa truyền thống đó ( 0,5 đ )
Câu 3. ( 11 đ )
a. Mở bài ( 0,5 đ )
Giới thiệu, đa dẫn vấn đề cần chứng minh trong bài .
b. Thân bài ( 9,0 đ )
Khẳng định ý thức độc lập , tự chủ của dân tộc ta đợc bắt đầu bởi bài thơ thần Nam
quốc sơn hà và tiếp nối, phát triển trong Nớc đại Việt ta Trích Bình ngô đại
cáo. Tuy ở những bối cảnh lịch sử khác nhau nhng hai áng văn thơ bất hủ đều thể hiện
chung một khát vọng: độc lập, tự do, khẳng định một cách đanh thép, mãnh liệt về chủ
quyền của chúng ta.
Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời vào cuối năm 1076, khi cuộc chống xâm lợc Tống
đang vào giai đoạn gay go ác liệt thì nơi phòng tuyến sông Cầu trong đền thờ Trơng
Hống, Trơng Hát vang lên tiếng đọc thơ sang sảng, làm nức lòng binh sĩ, tạo nên khí thế
áp đảo kẻ thù.
Hai câu thơ đầu bài thơ ngôn ngữ trang trọng, ý thơ mạnh mẽ đanh thép khẳng định
một chân lí bất di bất dịch Sông núi nớc Nam vua Nam ở. Nớc ta có vua nghĩa là có
ngời làm chủ, có nền độc lập. Nam đế có thua kém gì Bắc đếKhông những thế: sông
núi Nam Việt đợc ghi rõ ở sách trời. Đó là chân lí khách quan không ai chối cãi đợc.
Điều đó khẳng định một niềm tin, một ý chí về chủ quyền quốc gia, về tình thần tự lực
tự cờng dân tộc
Hai câu thơ cuối bài thơ, tác giả đặt câu hỏi tu từ, lên án gay gắt kẻ thù xâm lợc. Câu
thơ thứ ba cho thấy sự hung hăng vô độ coi thờng mệnh trời, làm trái luân thờng đạo lí
của vua quan nhà Tống. Chúng nhất định bị thất bại thảm hại. Chúng mày nhất định
phải tan vỡ. Câu thơ khẳng định niềm tin chiến thắng, khẳng định tất yếu khách quan:
gieo nhân nào gặt quả ấy.

Cả bài thơ nh tiếng kèn xung trận quyết chiến quyết thắng. Lời khẳng định chủ
quyền độc lập dân tộc, nh một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nớc Đại Việt
Cũng nh bài thơ Thần, mở đầu bài Cáo là những lời khẳng định dứt khoát và chắc
chắn về sự tồn tại ngang hàng của quốc gia phơng Nam với quốc gia phơng Bắc. Quốc
gia này không chỉ có Đế mà còn có cả nhân dân, có lãnh thổ rõ ràng có quá khứ oai
hùng và từ xa xa đã có nền văn hiến Nh cũng khác.
Các câu văn tơng xứng chứng tỏ sự song song tồn tại của hai quốc gia độc lập tự chủ
Từ Triệu cũng có . Tác giả nói lên cả một quá khứ oai hùng dựng nớc giữ nớc của
dân tộc. Khẳng định chúng ta ngang hàng với Trung Quốc mỗi bên xng đế một ph-
ơng. Tác giả còn đa ra những dẫn chứng hùng hồn, những chiến công lẫy lừng của dân
tộc ta khẳng định sức mạnh của dân tộc độc lập, anh hùng Lu Cung Ô Mã.
Bài Cáo không chỉ tổng kết chiến thắng mà khẳng định sắt đá vào một nền độc lập ,
là bản phác thảo về đất nớc bền vững trong tơng lai xã tắc đổi mới. Bài Cáo xứng
đánh là thiên cổ hùng văn là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Kế thừa
quan niệm về quốc gia độc lập, bài Cáo quan niệm hoàn chỉnh hơn bài thơ Thần : lãnh
thổ, chủ quyền, văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử dân tộc.
c. Kết luận ( 0,5 đ )
Khẳng định lại vấn đề đợc chứng minh, có những suy nghĩ, liên tởng mở rộng
*** Cách cho điểm :
- Điểm 9,5 - 11 : đúng kiểu bài nghị luận chứng minh. Bài viết có những lí lẽ, dẫn
chứng cụ thể, văn phong rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc, hấp dẫn.
- Điểm 7,5 - 9,0 : đúng kiểu bài nghị luận chứng minh. Bài viết có những lí lẽ, dẫn
chứng cụ thể, bài viết tơng đối mạch lạc, hấp dẫn
- Điểm 5,5 -7,0 : đúng kiểu bài nghị luận chứng minh, dẫn chứng, lập luận một vài
chỗ cha rõ, một số chỗ viết còn rời rạc, tản mạn
- Điểm 3,5 - 5,0 : đảm bảo đợc yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận chứng minh,
viết còn nông cạn, kể lể, khô khan
- Điểm 1,5 - 3,0 : có chạm đợc vào yêu cầu của đề, nhiều chỗ viết lan man, lủng
củng
- Điểm 0,5 : có chạm đợc vào yêu cầu của đề

*** L u ý :
Giám khảo căn cứ vào khung biểu điểm, vào thực tế bài viết của học sinh để linh
hoạt cho điểm. Động viên những bài viết giàu cảm xúc, sáng tạo.
Điểm làm tròn đến 0,5 đ.

×