Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Lịch sử ngành viễn thông và vai trò trong cuộc sống pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.74 KB, 7 trang )

Lịch sử ngành viễn thông và vai trò trong cuộc sống
Viễn thông (Telecommunicare - tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và
communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát
tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không
phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư, điện
thoại)
Ngày nay khi công nghệ đã phát triển rất cao, con người liên lạc với nhau thông
qua những phương tiện viễn thông sử dụng công nghệ liên lạc hiện đại .
I. Lịch sử phát triển:
Ngay từ khi hình thành xã hội loài người,nhu cầu liên lạc thông tin với nhau đã
được nảy sinh. Từ xa xưa, con người đã biết phát tín hiệu khói để thông báo những
tin tức đã được qui ước thống nhất sẵn với nhau,hay như trong lịch sử Việt Nam
lưu truyền về cách truyền tin của Mai An Tiêm đó là dùng quả dưa hấu. Sau đó
việc thông báo thông tin liên lạc được cải tiến hơn với sự phát triển và hình thành
nhà nước, nhưng rất thủ công và rất gian truân.
Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ viễn thông cũng dần phát triển.Tới
ngày nay, thông tin liên lạc đã được truyền đi với tốc độ cao để đáp ứng yêu cầu
của xã hội và cuộc sông.
Tuy nhiên có thể nói, khái niệm viễn thông được chính thức sử dụng khi cha đẻ của
máy điện báo Samuel Finley Breese Morse sau bao ngày đêm nghiên cứu vất vả,
ông đã sáng chế chiếc máy điện báo đầu tiên. Bức điện báo đầu tiên dùng mã
Morse được truyền đi trên trái đất từ Nhà Quốc Hội Mỹ tới Baltimore cách đó 64
km đã đánh dấu kỷ nguyên mới của viễn thông. Trong bức thông điệp đầu tiên này
Morse đã viết "Thượng Đế sáng tạo nên những kỳ tích".
Nhưng bước ngoặt của ngành viễn thông được tạo ra bởi sự khám phá và phát triển
công nghệ truyền dữ liệu không dây dựa trên tần phổ của các nhà khoa học Nikola
Tesla, Guglielmo Marconi và Alexander Popov.
Và từ đây máy thu thanh và truyền thanh dựa trên sóng radio ( tần số từ 3Hz
tới 30GHz ) bắt đầu được khai sinh và phát triển, giữ vai trò lớn trong đời sống,
kinh tế và an ninh xã hội. Là bước mở đầu cho kỉ nguyên truyền tín hiệu tiếng và
tín hiệu hình.


Từ nay những thông báo khẩn được truyền đi nhanh hơn,những tin vui tới được
nhiều người hơn.
Vào ngày 07/03/1876 với bằng sáng chế số số 174465 do Hoa Kỳ công nhận, nhà
phát minh người Mỹ Graham BELL ( sinh năm 1847 tại Edimbourg Scotland - mất
năm 1922 tại Baddeck Canada ) đã được công nhận là cha đẻ của máy điện thoại,
một thiết bị nhận và phát âm thanh.
Hệ thống điện thoại hiện nay gồm có 3 loại là điện thoại cố định có dây, điện thoại
cố định không dây và thiết bị đàm thoại di động.
Điện thoại cố định có dây, là loại điện thoại đầu tiên và có tuổi đời cao nhất trong
3 loại điện thoại, nó ra đời năm 1876 do Graham BELL sáng chế.
Hoạt động của loại điện thoại này là người sử dụng ở bên chủ gọi quay số (gửi số
bằng xung) hoặc bấm số (gửi số bằng tone) của bên bị gọi. Bên chủ gọi sẽ được kết
nối với bên bị gọi thông qua một số tổng đài.Tiếng nói được thu bằng một micrô
nhỏ nằm trong ống nghe, chuyển thành tín hiệu điện và truyền tới tổng đài gần
nhất. Tín hiệu này sẽ được chuyển thành tín hiệu số để truyền đến tổng đài kế tiếp.
Ở đầu người nghe, tín hiệu điện sẽ được chuyển thành tín hiệu âm thanh và phát ra
ở ống nghe.
Hầu hết điện thoại cố định là điện thoại tương tự. Các cuộc gọi ở cự li ngắn (cùng
một tổng đài) có thể chỉ sử dụng tín hiệu tương tự.
Đối với cuộc gọi đường dài, tín hiệu được biến thành tín hiệu số để truyền đi xa.
Tín hiệu số có thể được truyền đi chung với dữ liệu Internet, giá rẻ hơn, và có thể
phục hồi lại khi truyền qua một khoảng cách xa trong khi đó tín hiệu tương tự thì
không tránh khỏi bị nhiễu làm sai lệch.
Điện thoại cố định không dây ( Wireless local loop/ Code Division Multiple Access
- WLL/CDMA) là một công nghệ viễn thông mới, hiện đại. CDMA (Code Division
Multiple Access) là công nghệ cho phép nhiều người sử dụng cùng chiếm đồng
thời dải tần phân phát trong một khoảng không gian, băng thông. CDMA gán mã
truy cập duy nhất cho mỗi cuộc gọi để phân biệt với những cuộc gọi khác trong dải
tần. CDMA cho phép nhiều người (dùng chung sóng radio cùng một thời gian) hơn

những công nghệ khác. Còn WLL (Wireless local loop) là hệ thống nối các thuê
bao với tổng đài nội hạt sử dụng tín hiệu sóng (radio) như là việc thay thế một
phần hoặc là thay thế tất cả cho việc sử dụng dây đồng. Điện thoại cố định không
dây, được triển khai ở Việt Nam vào quý I / 2004 bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam
( EVN). Hiện nay, ở Việt Nam có các mạng điện thoại cố định không dây là E -
Com ( EVN Telecom), Home Phone (Viettel) và G - Phone (VNPT).
Thiết bị đàm thoại di động, hiện nay chúng ta có các thiết bị đàm thoại di động là
bộ đàm liên lạc và điện thoại di động.
Bộ đàm liên lạc là thiết bị dùng tần số rađio và các máy được đặt cùng một tần số
để liên lạc với nhau.
Điện thoại di động là thiết bị liên lạc, sử dụng công nghệ kết nối bằng sóng vô
tuyến đến một trạm gốc nơi có gắn ăngten trên một trụ cao hoặc tòa nhà.Điện thoại
di động có bộ phát công suất thấp truyền thoại và dữ liệu đến trạm gốc gần nhất,
thường không quá 8 đến 13 km. Khi bật máy điện thoại, việc đăng kí với tổng đài
sẽ được thực hiện. Khi có cuộc gọi đến, tổng đài sẽ báo cho điện thoại di động. Khi
người dùng di chuyển, điện thoại sẽ thực hiện chuyển giao đến các cell khác nhau.
II. Vai trò trong đời sống:
Trên quy mô xã hội, nếu điện tín (1884), điện thoại (1876), radio (1895) và vô
tuyến truyền hình (1925) đã làm thay đổi cách giao tiếp trong quan hệ con người
thì sự xuất hiện của vệ tinh viễn thông (1960) sợi quang học (1977), công nghệ
không dây đã làm nên một hệ thần kinh thông minh nhạy bén trên trái đất.
Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt, tính cách của trái đất, đã
hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người của mỗi quốc gia, gắn kết mọi
người với nhau nhờ một mạng lưới viễn thông vô hình và hữu hình trên khắp trái
đất và vũ trụ.
Sự hội tụ trong lĩnh vực viễn thông cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử
dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ. Ngành VT
đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người đến mỗi
người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh vực
khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Viễn thông đem lại sự hội

tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại,
video (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng
rộng thúc đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa
dạng các loại hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn.
Mạng viễn thông giúp người sử dụng có thể gọi điện thoại qua mạng Internet, có
thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, có thể chia sẻ nguồn dữ liệu, có thể
thực hiện những giao dịch mua bán tới mọi nơi trên thế giới một cách đơn giản.
Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn hội tụ cho tất cả mọi người,xóa
đi mọi trở ngại về khoảng cách địa lý và tạo ra nhiều cơ hội giao lưu hợp tác văn
hoá, xã hội, kinh tế.

×