Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giao tiếp – ứng xử khi đàm phán ở nước ngoài pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91 KB, 5 trang )

Giao tiếp – ứng
xử khi đàm phán
ở nước ngoài
Trong các kinh doanh giao dịch quốc tế, việc nghiên cứu kỹ để có những
hiểu biết về đối tác là rất quan trọng. Đương nhiên trong thế giới ngày
nay những tập quán riêng biệt mang tính dân tộc không phải là quá khó
khăn để vượt qua, hơn nữa sự giao lưu nhộn nhịp đã đem lại những
phong cách và tập quán giao tiếp trong kinh doanh ngày càng gần hơn
với thông lệ quốc tế.

Khi không hiểu về tập quán của người nước ngoài, người ta sẽ phải trả
giá đắt hơn về chi phí cơ hội và những bất đồng có nguy cơ bị đào sâu
thêm. Sự khác biệt luôn mang đến những cơ hội tốt nếu biết khai thác
nó. Thích ứng là một khái niệm then chốt trong marketing nói riêng và
trong giao tiếp nói chung. Những vấn đề gặp phải trong tập quán giao
dịch kinh doanh quốc tế là:
Về văn hóa, phong cách ứng xử
Chẳng hạn như người Italia rất hăng hái trong tranh luận và muốn cãi
cho đến khi thắng mới thôi. Còn người Thụy Sĩ hay người Đức thì người
ta ăn nói thận trọng, chính xác và muốn xem xét vấn đề ở tính khách
quan, coi trọng tính logic. Người Nhật Bản lại thể hiện ở mức độ phức
tạp và tinh tế hơn luôn thể hiện tính khiêm nhường nhưng kiêu ngạo,
mềm mỏng nhưng cương quyết, từ chối nhưng tinh ranh…
Về cách ăn mặc
Các doanh nhân người Đức cho rằng trang phục bằng vải lanh mềm, đồ
trang sức sáng màu, cà vạt trang nhã và mác hiệu nổi tiếng chứng tỏ sự
thông minh, cởi mở và nghiêm túc. Người Hà Lan không quá chú trọng
đến trang phục mà coi trọng sự tiện lợi, tự nhiên. Người Anh có lối trang
phục phức tạp nhưng không quá để ý đến trang phục của người
khác.Người Pháp sành điệu, có khái niệm phân tầng hóa xã hội thông
qua xem xét cách ăn mặc, tuy nhiên đúng mốt và trang nhã đều gây được


ấn tượng tốt.

Hệ thống các tiêu chuẩn đo lường
Trong thương mại, chuyển giao khoa học công nghệ quốc tế, các doanh
nghiệp phải thích nghi với các tiêu chuẩn về công nghệ, sản phẩm của
nước mà mình hợp tác. Ví dụ: Trước kia các nước Mỹ Latinh thường
mua hàng hóa và công nghệ từ Italia và Đức chứ ít khi là từ Mỹ vì các
doanh nghiệp Mỹ thường cung cấp tài liệu tiếng Anh và sử dụng hệ
thống đo lường, đo trọng lượng không phải là hệ mét.


Hệ thống các chuẩn mực được áp dụng
Các chuẩn mực thường là sự kế thừa những giá trị văn hóa thâm nhập
vào các tập quán, hành vi và quan niệm trong kinh doanh. Hay các chuẩn
mực mang tính nghi lễ, xã giao cần phải có trong từng giới, từng
cấp…hoặc các chuẩn mực mang tính thủ tục để tiến hành một cuộc
thương lượng, hội nghị hay giao tiếp…

Trong giao tiếp, ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Thiện cảm hay ác cảm
đều diễn ra trong phút đầu tiên gặp gỡ và có ảnh hưởng rất lớn trong thời
gian sau đó. Chúng ta cần biết một số hình thức biểu hiện khi gặp gỡ:
- Người theo đạo Hồi nắm tay nhau lâu và kéo lại, một tay vỗ lên
mu bàn tay đối tượng bày tỏ ân cần thân mật
- Người Iran theo đạo Hồi, nam giới gặp nhau nắm hai cánh tay
nhau, nếu cạnh đó có phụ nữ thì chỉ liếc nhìn biểu thị sự chào.
- Người Nhật gặp nhau hoặc trong giao tiếp quốc tế thường dừng lại
ở khoảng cách 1m50 vì còn cúi đầu chào.
- Mô hình quan hệ liên văn hóa trong tương lai là mỗi quốc gia phải
tự nghĩ ra nguyên tắc chơi, luật chơi. Hiện nay khi dùng ngôn ngữ
giao dịch quốc tế là tiếng Anh thì một số nguyên tắc, luật chơi của

Anh đã vô tình đã thành chuẩn mực chung.

×