Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trong thuốc lá có phóng xạ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.99 KB, 5 trang )


Trong thuốc lá có phóng xạ




Chất phóng xạ có trong thuốc lá là Polonium 210, đọng lại ở các
nhánh phế quản và gây ung thư. Các công ty sản xuất thuốc lá lớn của
Mỹ biết điều đó nhưng họ đã che giấu hơn 40 năm qua
Các nhà khoa học thuộc Mayo Clinic ở Rochester, Mỹ, đã nghiên cứu
hơn 1.500 tài liệu thu thập từ các công ty lớn sản xuất thuốc lá của nước này
và phát hiện: Các công ty, trong đó có Phillip Morris (sở hữu thương hiệu
Marlboro), RJ Reynolds (sở hữu Camel), British American Tobacco (sở hữu
State Express 555 và Dunhill), đã che giấu việc trong điếu thuốc họ sản xuất
có chất Polonium 210.
Thông tin này được công bố trên số tháng 9 của tờ American Journal
of Public Health, tờ báo uy tín nhất trong lĩnh vực y tế của Mỹ và được các
báo Pháp L''Express và Le Figaro đăng lại.
Theo phân tích của tờ Le Figaro, Polonium 210 là một chất phóng xạ
đặc biệt nguy hiểm và không ổn định, đến mức người ta cấm sử dụng nó
trong các hoạt động y tế. Nó đọng lại ở các nhánh phế quản và từ đó gây ra
ung thư. Tại Mỹ, nó là nguyên nhân của 1% các ca ung thư phổi. Năm 2006,
người ta đã dùng một liều nặng Polonium 210 để giết Alexander Livitnenko,
một cựu điệp viên KGB, ở London.


Sở dĩ Polonium 210 hiện diện trong khói thuốc là do người ta sử dụng
phân bón giàu phốt phát khi trồng thuốc lá. Loại phân bón này được lấy từ
các mỏ apatít, một thứ đá có chứa radium và polonium. Chính loại phân bón
này góp phần tạo nên hương vị đặc biệt của lá thuốc.
Báo cáo nói trên cũng cho thấy ngay từ những năm 1960, các nhà sản


xuất như Phillip Morris đã biết lá thuốc của họ bị nhiễm polonium. Từ năm
1970, họ đã thử dùng dung môi để tẩy các chất phóng xạ khỏi lá thuốc và
cách này có vẻ hiệu quả khi giảm được 10 - 40% tỷ lệ phóng xạ. Tuy vậy,
loại dung môi này cũng sẽ tẩy luôn cả các chất tạo mùi thơm khác của lá
thuốc và nó sẽ làm cho thuốc mất đi hương vị đặc biệt.
Vào đầu những năm 1980, Philip Morris cũng thành lập một phòng thí
nghiệm để đo mức độ phóng xạ chứa trong các điếu thuốc.Thế nhưng chỉ
sau một thời gian, dưới sự tác động của các luật sư, phòng thí nghiệm này đã
bị đóng cửa, các nhà nghiên cứu bị cấm công bố các kết quả. Họ sợ nếu
chúng bị tiết lộ, tập đoàn có thể bị kiện vì đã "có những cách để sản xuất ra
một thứ thuốc sạch hơn nhưng không làm".
Các tập đoàn sản xuất thuốc lá cũng từng tìm cách hạn chế mức độ
nguy hiểm của khói thuốc. Các phòng thí nghiệm của họ cho thấy có thể làm
được điều đó với một loại phin lọc mới chứa tourmaline nhưng đây là một
vật liệu đắt tiền nên họ đã không làm. Và vì thế tất cả hồ sơ, tài liệu bị che
giấu hoặc phá hủy. Các nhà nghiên cứu của tập đoàn bị cấm tiết lộ kết quả
và các vị lãnh đạo thì chối mình không biết gì hết.


Tất cả những điều nói trên cho thấy tác hại của thuốc lá và là một lời
cảnh tỉnh đối với những người hút thuốc toàn cầu.

×