Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ứng xử với sếp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104 KB, 5 trang )

Ứng xử với sếp
Sếp tất nhiên giỏi hơn nhân viên rồi, song sếp cũng là người, cũng có
những khiếm khuyết nhất định. Bạn đừng cố công thay đổi sếp, hãy học cách
dung hòa và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp.
Coi sếp như một khách hàng
Bạn có thể có nhiều sếp khác nhau
trong khi làm việc. Một vài người đưa cho
bạn ý kiến phản hồi và luôn “nháy mắt” động
viên khi bạn cố gắng làm việc tốt. Nhưng
cũng có những sếp hay kiểm soát quá mức
hoặc thiếu năng lực tổ chức. Dù cho sếp của
bạn là người thế nào, bạn cũng cần phải xác
định rằng hoặc là bạn hợp tác làm việc với họ, hoặc là chống lại. Rõ ràng cố gắng
làm việc một cách hòa hợp với sếp là biện pháp dễ hơn và khôn ngoan hơn.
Bạn từng có những biện pháp rất tốt để điều chỉnh quan hệ với khách hàng.
Vậy tại sao không đối xử với sếp như cách bạn làm với khách hàng. Sếp của bạn
cũng có những mong đợi nhất định và bạn hãy cố gắng đáp ứng tốt những mong
đợi này. Hãy nhớ rằng quan hệ của bạn với sếp là mối quan hệ quan trọng nhất tại


nơi làm việc. Quan hệ tốt sẽ giúp bạn hài lòng với công việc và có nhiều cơ hội để
thăng tiến.
Bắt đầu quan hệ bằng những bước đi đúng
Sếp của bạn chắc không từ chối nếu bạn thảo luận thẳng thắn cùng sếp
những vấn đề cơ bản như trách nhiệm công việc, những mục tiêu cần đạt được,
những giá trị quan trọng trong công ty, cách làm việc hợp lý và hiệu quả nhất.
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với sếp. Điều này không chỉ là những bản
báo cáo hàng tuần về các dự án mà còn bao hàm sự gặp mặt để cùng nhìn lại các
vấn đề lớn. Chính bạn phải tự đề xuất những buổi gặp này để tìm ra sự tương đồng
với cấp trên.
Cố gắng hiểu sếp của bạn


Bằng cách quan sát và đặt câu hỏi, bạn có thể biết nhiều hơn về “thế giới”
của sếp. Cố gắng để ý đến phạm vi trách nhiệm, quá trình làm việc của sếp. Thậm
chí bạn cũng nên biết về mục tiêu trong công việc, quan hệ với sếp lớn và cả
những áp lực trong công việc của sếp.
Đặt mình vào vị trí của sếp, bạn có thể hiểu được những gánh nặng mà họ
đang phải chịu hay những mong muốn của sếp. Những hỗ trợ tự nguyện của bạn
sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn và có thể được giao những công việc mới và vị
trí mới.
Truyền thông hiệu quả
Bạn cần tìm ra cách hợp lý nhất để truyền thông tới sếp của bạn. Có sếp
thích trò chuyện trực tiếp, nhưng cũng có người thích nhận email hay điện thoại
hơn. Bạn cũng cần tìm hiểu xem sếp của bạn ưa một sự trình bày ngắn gọn về vấn
đề hay là một bản báo cáo chi tiết.
Hãy nói với sếp điều bạn cần
Một khi bạn đã tìm ra cách tốt nhất để giao tiếp cùng sếp, hãy chủ động nói
chuyện với sếp, đề xuất những gì bạn cần để khiến cho công việc trôi chảy, đừng
bắt sếp phải “đoán già đoán non”. Có thể bạn cần đào tạo thêm về máy tính để
thực hiện việc thuyết trình chẳng hạn. Hãy giải thích rõ tại sao bạn cần điều đó và
sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn ra sao.
Ứng xử với các sếp “khó chịu”
Những gợi ý ở trên có thể thực hiện với đa phần các sếp, nhưng cũng có
một vài lãnh đạo có cách “hành xử đặc biệt” gây trở ngại trong công việc. Dưới
đây là một vài dạng tính cách “khó chịu” và những “phương thuốc” để giải trừ.
Kiểu sếp “nhỏ nhặt”, kiểm soát vượt quá mức cần thiết
Sếp của bạn cần tin tưởng vào bạn nhiều hơn. Bạn hãy chủ động làm rõ
những trách nhiệm phải hoàn thành từ những nhiệm vụ nhỏ cho tới những nhiệm
vụ lớn. Bạn cần nỗ lực để làm tốt công việc nếu không bạn càng mất đi sự tin cậy
và bị “soi” nhiều hơn nữa.
Kiểu sếp “không phải là sếp”, thiếu quyết đoán, do dự, mập mờ
Thay vì đưa ra các câu hỏi, hãy đưa cho sếp vài sự lựa chọn đi kèm với

những nhận xét rõ ràng. Hãy chống lại sự mập mờ bằng cách hỏi lại cho sáng tỏ.
Bạn cũng cần tránh sự chần chừ của sếp bằng cách khẳng định thời hạn cuối của
bạn và theo sát những cái bạn cần
Kiểu sếp tận dụng triệt để, vắt kiệt nhân viên
Hãy bố trí một cuộc gặp gỡ để nói chuyện về những quyền lợi và trách
nhiệm của bạn, những giới hạn mà bạn có thể làm hoặc không. Bạn cũng có thể
gợi ý cần một người hỗ trợ trong những lúc cao điểm.
Sử dụng những chiến lược “ứng xử với sếp” ở trên để tạo ra một mối quan
hệ hòa hợp, hữu ích và đôi bên cùng có lợi với cấp trên của bạn. Bạn sẽ nhận ra
rằng chỉ cần một ít cố gắng để phù hợp với phong cách làm việc của sếp nhưng lợi
ích thu lại sẽ rất lớn.
Hãy nhớ rằng, hòa thuận với sếp của bạn có nhiều ý nghĩa hơn bất cứ yếu tố
nào khác để thuận lợi trong công việc.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×