Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghệ thuật tạo ảnh hưởng với nhân viên ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.77 KB, 5 trang )

Nghệ thuật tạo ảnh hưởng với
nhân viên


Để đạt được trình độ cao trong nghệ thuật giao việc cho nhân viên, các
nhà quản lý cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Dưới đây là những lời khuyên của tiến sĩ David G.Javitch, chủ tịch của
Javitch Associates - một công ty tư vấn về tổ chức đặt ở Newton (Massachusetts,
Mỹ) có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản lý và lãnh đạo.
Tạo quan hệ tối với những người xung quanh. Điều này có nghĩa là bạn
phải bày tỏ cảm xúc của mình và tìm hiểu cảm xúc của người khác. Hãy nói với
các nhân viên rằng họ đang cảm thấy thế nào về công việc và cường độ làm việc,
công việc của họ tiến triển ra sao, có điều gì đang cản trở thành công. Sau đó, hãy
tỏ ra chân thành và nói cho họ biết bạn đánh giá như thế nào về họ, phong cách và
hiệu quả làm việc của họ. Khi chia sẻ những thông tin như vậy với mọi người, bạn
làm cho họ biết được những giá trị chính là gì và điều này tạo ra một bầu không
khí làm việc cởi mở có hiệu quả cao.
Xây dựng tinh thần làm việc đồng đội. Nhà lãnh đạo cần phải tạo ra một
môi trường làm việc mà trong đó mọi người cảm thấy là những người cùng hội,
cùng thuyền, vì những mục đích chung, từ đó sẽ làm việc trên tinh thần hợp tác,
đoàn kết.

Khi đứng ra kết hợp nỗ lực của mọi người để cùng giải quyết các vấn đề
hay lập ra các chương trình hành động cho tương lai, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra điều
kiện cho mọi người hiểu nhau hơn và họ có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và
kiến thức của nhau. Khi công việc trở nên có hiệu quả, nhà lãnh đạo trở thành
người có sức thuyết phục, có ảnh hưởng cao, bởi vì chính anh ta đã tạo nên những
nhóm làm việc hiệu quả như vậy.
Xử sự hợp lý. Kỹ thuật này khuyên nhà lãnh đạo phải quản lý các nhân
viên bằng cách xử sự theo lý lẽ vững chắc. Khi giải thích các vấn đề, các ý tưởng,
các quy trình làm việc, nhà lãnh đạo phải trình bày với các nhân viên một cách rõ


ràng, kiên quyết và không nên để lộ cảm xúc. Mặt khác, nhà lãnh đạo phải kích
thích họ đặt câu hỏi và bày tỏ mối quan tâm, sau đó giải thích những điều không
chắc chắn, những vấn đề phức tạp một cách có logic.
Quyết đoán nhưng không ép buộc, thị uy. Khi nhà lãnh đạo đặt ra các vấn
đề, khẳng định một điều gì đó, hay khi chia sẻ ý tưởng với các nhân viên mà
không làm cho họ cảm thấy bị ép buộc, bị hạ thấp, anh ta sẽ được họ khâm phục vì
đã biết cách bày tỏ ý nghĩ và cảm xúc của mình cùng sự cân nhắc thích đáng đến
cảm xúc của người khác. Trong trường hợp này, các nhân viên cũng sẽ thường
xuyên chia sẻ với nhà lãnh đạo những thắc mắc, quan tâm của họ, bởi vì họ tin
rằng sếp của họ sẽ tạo ra một môi trường làm việc an toàn và tích cực.
Ép buộc. Nguyên tắc này có vẻ nghịch lý với nguyên tắc "quyết đoán
nhưng không ép buộc, thị uy" ở trên. Thực tế, đây là một trường hợp đặc biệt, nên
cần lưu ý rằng, chỉ sử dụng kỹ thuật này trong những tình trạng khẩn cấp, đòi
hỏi mọi người phải có phản ứng và hành động nhanh.
Là người đáng tin cậy. Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng khi
chứng minh được khả năng, kiến thức chuyên môn của mình bằng một thứ ngôn
ngữ thích hợp, được thể hiện một cách chuẩn xác và đúng thời điểm. Khi nhà lãnh
đạo trả lời các thắc mắc, quan tâm của nhân viên một cách chính xác, thể hiện tài
năng của mình một cách khiêm tốn và làm cho các nhân viên cảm thấy tin tưởng
khi làm theo những đường lối do mình vạch ra, anh ta sẽ có một ảnh hưởng lớn
đối với họ.
Tuân thủ văn hoá của tổ chức. Hiểu và hành xử theo đúng văn hoá của tổ
chức là một cách làm hiệu quả nhất để khiến người khác phải làm những điều mà
mình mong muốn. Khi là một tấm gương về cách hành xử theo đúng văn hoá của
tổ chức, tất nhiên lãnh đạo phải được các nhân viên tôn trọng.
Những điều trên là những điều bạn có thể học được và áp dụng dễ dàng
trong mọi tình huống. Trong một số tình huống, kỹ thuật này sẽ có tác dụng hơn
kỹ thuật kia và ngược lại. Đôi khi, bạn cũng cần sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật.
Cuối cùng, khi xác định nên sử dụng kỹ thuật nào để tạo ra ảnh hưởng, bạn
cần phải cân nhắc các yếu tố sau: phong cách lãnh đạo mà bạn yêu thích, phong

cách và cá tính của những người bạn muốn tạo ra ảnh hưởng lên họ, những vấn đề
đang cần phải giải quyết, bối cảnh cụ thể của vấn đề, địa điểm hay môi trường mà
bạn muốn tạo ra ảnh hưởng.

×