Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sử dụng hiệu quả nhân viên bán thời gian potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.14 KB, 6 trang )

Sử dụng hiệu quả nhân viên bán thời gian
Có thể tổ chức của bạn đang có những nhân viên làm việc bán thời gian.
Nhân viên chính thức xem họ là "người ngoài", nhưng lại hay tỏ ra căng thẳng với
họ vì lo chiếc "ghế" của mình bị đe doạ. Là người "đứng giữa", lãnh đạo sẽ xử lý
ra sao?
Trên thực tế, nhân viên bán thời gian thường gặp phải nhiều thử thách.
Công việc của họ thường vụn vặt và họ không có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp.
Cũng có thể họ đang tập trung vào những mục tiêu khác bên ngoài tổ chức, ví như
đang học ở trường đại học hoặc đang làm ở đâu đó Họ thực sự cần sự quan tâm
và khuyến khích từ lãnh đạo tổ chức. Là lãnh đạo tổ chức, bạn cần:
Định hướng một cách chính xác cho họ
Bạn nên dành thời gian để nói rõ cho nhân viên hiểu về trách nhiệm trong
công việc, những gì họ được phép hay không được phép làm (gọi điện thoại cá
nhân, sử dụng tài sản của tổ chức…). Để tránh lộn xộn trong tổ chức, bạn nên chỉ
định một người hướng dẫn và phân công công việc cho họ. Điều này sẽ loại trừ
được tình huống “ông nói gà, bà nói vịt” mà có thể làm mất tinh thần những nhân
viên làm việc bán thời gian.
Tìm ra những điều thúc đẩy họ
Hãy hỏi những nhân viên làm việc bán thời gian để tìm ra cách tốt nhất để
thúc đẩy họ. Có thể hỏi: “Trong tương lai bạn muốn làm gì?”. Hỏi câu này, bạn có
thể biết những mục tiêu trong tương lai của họ có liên quan gì đến những nhu cầu
hiện tại hay không. Ví dụ, nhân viên bán thời gian đó nói rằng, anh ta/cô ta muốn
trở thành một nghệ sĩ. Hãy lắng nghe, thừa nhận và nắm bắt câu trả lời. Bạn có thể
áp dụng những kỹ năng hiện tại họ đang có, chẳng hạn giao cho họ thiết kế những
tấm áp phích quảng cáo (tôi biết cậu đã làm những việc này rồi, đúng không?),
thiết kế bản tin thư của tổ chức hoặc tham gia dự án Nếu không hỏi, bạn sẽ
không bao giờ biết được khả năng tiềm ẩn của những nhân viên bán thời gian này.
Kiểm tra chính mình khi trò chuyện với họ
Đôi khi những nhân viên bán thời gian bị xem như người thừa. Sẽ rất tốt
khi có thêm những bàn tay giúp đỡ nhưng chẳng tốt tí nào khi phải đối phó với
những bàn tay này. Đầu tiên, phải nhận ra rằng bạn đã rất may mắn khi có thêm


những sự hỗ trợ của họ. Hầu hết mọi người thường ước ao có được sự giúp đỡ.
Thứ hai, việc bạn làm là để phát triển họ.
Thứ ba, khi trò chuyện với họ chỉ nên nói những chuyện tích cực. Hãy nhớ
rằng, nhiều nhân viên bán thời gian hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì. Có thể họ
có chút gì đó sợ hãi, e dè và có thể có vô vàn biểu hiện như cãi lời bạn, không phối
hợp với những người khác, đi làm muộn hoặc không làm gì cả. Công việc của
chúng ta là kiểm tra lại chính mình khi trò chuyện với những nhân viên bán thời
gian để họ cảm thấy được chào đón.
Khi trò chuyện với họ, phải làm sao để họ cảm thấy họ được mong muốn
tham gia vào câu chuyện. Hãy nói chuyện với cả nhóm nhân viên bán thời gian và
nhân viên chính thức để cả hai nhóm đều thấy rằng bạn rất vui mừng khi có họ.
Điều này sẽ khiến nhân viên làm việc bán thời gian cảm thấy họ được quan tâm và
động viên.
Phân công một người hướng dẫn
Kể cả khi đã được định hướng hoàn toàn, nhân viên bán thời gian có thể
vẫn lẫn lộn. Hãy phân công một nhân viên chính thức làm người hướng dẫn cho
họ. Nhân viên bán thời gian sẽ cảm thấy mình giống một thành viên của nhóm và
người hướng dẫn sẽ cảm thấy thích thú với phần trách nhiệm mới được giao thêm
của mình.
Đặc biệt chú ý, hãy lựa chọn một người có tính kiên nhẫn, có những kỹ
năng giao tiếp tốt, có động cơ làm việc và có thời gian để trả lời những thắc mắc
của nhân viên bán thời gian.
Cân đối khối lượng công việc
Đừng giao cho nhân viên bán thời gian quá nhiều việc vụn vặt. Nhiều tổ
chức thường chỉ giao cho nhân viên bán thời gian những việc đơn giản, ở mức độ
thấp. Đừng làm vậy. Hãy nhớ rằng: “Sự phong phú là gia vị của cuộc đời”. Hãy áp
dụng những kiến thức đã học trong việc cân đối khối lượng công việc cho nhân
viên làm việc bán thời gian.
Loại bỏ những cảm giác nặng nề
Hãy loại bỏ những cảm giác căng thẳng và nặng nề giữa nhân viên bán thời

gian và nhân viên chính thức. Hãy giải thích cho nhân viên chính thức biết, tại sao
lại cần sự hỗ trợ của những nhân viên bán thời gian và “ghế” của nhân viên chính
thức không hề bị đe dọa.
Quan trọng là cho họ thấy những lợi ích mà nhân viên bán thời gian mang
lại (công việc trở nên dễ dàng hơn, họ có thêm thời gian để học những kỹ năng
quản lý…).
Đưa ra lịch làm việc linh hoạt
Rất nhiều nhân viên bán thời gian có hoàn cảnh khá đặc biệt, ví dụ đang là
sinh viên, gia đình khó khăn, có con nhỏ, đi lại khó khăn… Do vậy, tạo điều kiện
cho họ bằng cách đưa ra lịch làm việc linh hoạt. Như vậy, bạn sẽ giữ được những
nhân viên bán thời gian làm việc lâu dài và giảm được chi phí đào tạo lại…
Chú ý: Hãy chắc chắn rằng những nhân viên bán thời gian này nắm được
lịch làm việc một cách rõ ràng để tránh nhầm lẫn và lộn xộn.
Khích lệ nhân viên bán thời gian
Hầu hết các tổ chức không có các hình thức khuyến khích nhân viên bán
thời gian. Chắc chắn là nhân viên bán thời gian không hài lòng với những chính
sách này. Đó là một sai lầm lớn. Hãy thiết lập một chương trình khuyến khích
nhân viên làm bán thời gian dựa trên lợi nhuận của tổ chức hoặc những hành vi
đáng biểu dương. Bạn nên thưởng cho những nhân viên bán thời gian trong những
trường hợp:
+ Họ làm việc tốt
+ Họ luôn đi làm đúng giờ
+ Phối hợp hiệu quả với những người khác
+ Phối hợp tốt với những nhân viên chính thức
+ Chủ động giải quyết vấn đề
+ Phục vụ khách hàng tốt
Lưu ý là phải công nhận kết quả của những nhân viên bán thời gian và khen
ngợi công khai.
Làm được những điều này, bạn sẽ thành công trong việc khuyến khích nhân
viên bán thời gian, giảm việc phải tuyển dụng lại và đào tạo lại. Bạn sẽ đưa tổ

chức tiến xa hơn trong thời gian ngắn nhất và ít bị căng thẳng nhất.

×