Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần9 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.46 KB, 13 trang )

Kiến thức lớp 12
Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu
Quang Vũ-phần9
Bi kịch của một linh hồn
bất tử
Di sản kịch của Lưu Quang Vũ , đồ sộ về khối lượng,
phong pú về nội dung, đa dạng về thể tài và phong cách,
còn chờ đợi được nghiên cứu kĩ lưỡng, toàn diện (đáng
tiếc, nhiều kịch bản của anh vẫn chưa được in, làm khó
công việc nói trên). Không phải tất cả những sáng tác của
Lưu Quang Vũ đều là những thành công cao – mà cũng
thật khó chờ đợi điều này ở một tác gia viết nhiều đến thế,
trong một thời gian ngắn đến thế - nhưng một số kịch
phẩm rõ ràng đã vượt qua thử thách cả thời gian và sẽ
còn sống lâu dài trong văn học nước nhà.

[…] Lưu Quang Vũ đã để lại cho chúng ta một bi hài kịch
đặc sắc được công chúng trong và ngoài nước tán
thưởng – Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981; trình diễn
lần đầu 1978).

Vở kịch này, như ta đã biết, khai thác một môtip thần kì
khá quan thuộc trong văn học truyền miệng và văn
phương Đông cũng như phương Tay trung đại. Ở Việt
Nam ta, môtip ấy triển khai thành một truyện cổ tích và
một kịch tuồng hài mà Lưu Quang Vũ chắc chắn biết cả
hai và đã gắp nhặt chi tiết ở cả hai tài liệu ấy. Truyện cổ
Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng như tuồng hài Trương
Đồ Nhục, bằng toàn bộ kết cấu minh họa một “chân lí
nhân học” Phổ biến và đơn giản: “Cái cốt yếu mà phải căn
cứ vào đó để nhận ra con người là nhân cách chứ không


phải ngoại hình, linh hồn chứ không phải thể xác”. Lưu
Quang Vũ đổ rượu mới vào bình cũ, kể lại truyện hài cổ
như một bi kịch triết lí thời nay với hai chiều kích đan thoa:
Chiều kích nhân sinh – xã hội và chiều kích bản thể - siêu
hình. Để có bi kịch, phải có nhân vật bi kịch, và Trương
Ba, người giỏi cờ trong truyện cổ tích, trong kịch của Lưu
Quang Vũ biến thành một nông phu nho nhã, đôn hậu,
cần mẫn, cao khiết - một người trồng cây, một người làm
vườn say mê xã hội mà “toàn dân chạy chợ” (ta nhận ra
một xã hội hôm nay, mặc dù ở đấy, những nhân vật tác
oai tác quái khoác áo chức sắc thời xưa). Một hiện thân
của linh hồn giữa nhân quần cần đến rất nhiều thứ khác,
nhưng không mấy tha thiết với linh hồn. Cái linh hồn tự
tôn ấy của Trương Ba sống không được ấm cúng trong
thế gian này: ngay trong gia đình nó là đối tượng thương
xót cho vợ y là chướng ngại vật cho con trai y - một con
người “hiện đại” sống với một thế hệ giá trị đã đổi khác
hoàn toàn. Ít toả sang ngay trong nhà mình, cái linh hồn
ấy lại càng không toả sang được trong làng xã, mà xem ra
nó cũng không có chí hướng toả sang, mà chỉ mong bảo
toàn được mình, không hoà tan vào dòng đời đục bẩn. Vì
thế cho nên khi do sự cẩu thả của các quan nhà trời, một
tai biến đến với nó – nó phải chết đi rồi sống lại trong thân
xác kẻ khác, những người xung quanh lại càng không dễ
thừa nhận sự tồn tại của nó. Lí Trưởng cùng Trương
Tuần đến kiểm tra (trái ngược với truyện cổ tích và giống
hệt “kịch phi lí” hiện đại!) dở sổ đinh của làng ra và nói với
hồn Trương Ba: “ở đây làm gì có mục nào nói về hồn vía,
chỉ toàn những thông số về thân xác, than xác này là của
anh hàng thịt! Linh hồn, chính vì nó đã thành cái quá ư

không thiết dụng, thậm chí trở thành trở ngại đáng ghét,
cho nên chỉ cần một cớ bề ngoài, người ta phủ nhận nó
sạch trơn, không do dự đổ đồng nó với xác thịt! và hồn
Trương Ba cao đạo muốn sống trên đời này, phải nhượng
bộ hết vị trí này đến vị trí khác. Đội lốt đổ tể, nó phải đóng
vai đồ tể, thực hiện “chức năng xã hội” của đồ tể trước
công chúng. Hơn thế nữa cái than xác của đồ tể, với
những nhu cầu và tập tính của nó, ngày càng lấn chiếm,
chi phối, sai khiến, làm biến hỏng cái linh hồn ấy. Một lớp
kịch gây ấn tượng mạnh: “ cuộc đối thoại giữa hồn và xác”
(cảnh VII) Hồn Trương Ba và xác hang thịt, theo quy luật
nghệt thuật biểu tượng xuất hiện ở đaâ như hai thực thể
đối lập, nhưng không thể tồn tại riêng rẽ, có cái này mà
không có cái kia, vấn đề là cái nào tranh dành được
quyền chỉ huy cái nào. Trong cuộc tranh chấp ấy, rõ ràng
xác hàng thịt thắng thế. Nó thắng thế không phải vì xác
bao giờ cũng mạnh hơn hồn, mà vì trong trường hợp cụ
thể này, cái xác đã từng hợp tác với một linh hồn khác, chị
ảnh hưởng sâu sắc của nó, có thể nói đã trở thành một
sản phẩm cuả linh hồn ấy. Tuân theo trực giác nghệ thuật
nhiều hơn là nhận thức triết học rõ ràng, tác giả bằng một
số chi tiết cho ta thấy cuộc vật lộn giữa hồn “trương ba” và
da “hàng thịt” thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh
hồn tron một than xác. Thân xác nguyên sinh của anh
hàng thịt “cũng như của bất cứ một ai” không nghiện
rượu, không bạo hành. Nó nghiện rượu, nó bạo hành vì
nó đã thấm chất linh hồn của anh đồ tể. Bị phủ nhận tàn
nhẫn từ những bên ngoài và bị không ngừng lấn áp từ
bên trong, linh hồn Trương Ba cuối cùng chọn một con
đường tưởng trừng tiêu cực, nhưng đúng đắn duy nhất:

rơif khỏi cõi đời này, trả lại xác anh hàng thịt cho hồn anh
hàng thịt, để giữ trong kí ức những người thân kỉ niệm tốt
đẹp về mình.

“Có những cái không thể sửa được, chắp vá gượng ép chỉ
làm sai thêm” - hồn Trương Ba nói với Đế Thích, ông tiên
đã sửa sai một cách vụng về, hấp tấp cho hai quan nhà
trời Nam Tào - Bắc Đẩu (kịch bản ám thị: những sai làm
và những sửa sai tai hại như thế là nhiều vô kể trên thiên
đình!). “Không thể sống với bất cứ giá nào. Có những giá
quá đắt, không thể trả được” - Với những kết luận chắt
đắng như thế, hồn Trương Ba tự nguyện rút vào cõi hư
vô. Vào hư vô, chứ không phải vào bất tử. Nếu các nhân
vật Nguồn sáng trong đời không cần đến sự bất tử, vì họ
toại nguyện với cuộc sống tuyệt đẹp mà họ tin, như ngọn
đốc sáng sẽ được truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác, thì
nhân vật hôn Trương Ba, da Hàng Thịt chối từ sự bất tử,
vì nhận nhận ra nó còn tồi tệ hơn cuộc sống hữu tử.

Cùng với hồn Trương Ba, Đế Thích cũng trối bỏ thiên
đường, tự nguyện nhận lấy số phận con người phải chết
và xem ra ông ta có lí: đối với những sinh linh bất toàn
như ông – mà trong vở kịch ta đang phân tích, những tiên
thánh thiên đường đều đầy rẫy tội lỗi, không khác gì loài
người nơi hạ giới – thì bất tử là hình phạt còn nặng nề
hơn và đáng sợ hơn cái chết.

Những ai có đức tin tôn giáo có thể chê trách những qua
niệm siêu hình học thô sơ nông cạn của nhà viết kịch Việt
Nam Lưu Quang Vũ, song chúng đâu phải là của riêng

anh, chúng quá phổ biến trong loài người hiện nay. Điều
không thể không thừa nhận là: với quan niệm như thế về
sự bất tử, cái kết của kịch trở lên bi đát hơn gấp bội.
Không còn cõi vĩnh hàng loài người ngàn đời mơ ước,
không còn sự giả cứu cho những linh hồn tội lỗi và sự đền
thưởng cho những linh hồn chân thiện. Từ thế giới này,
nơi những con người hướng thiện khổ đau, cô đơn và that
bại, họ chỉ có thể trở về nơi hư vô tuyệt dịch. Cái duy nhất
mà họ có thể làm được như Trương Ba của Lưu Quang
Vũ làm là chung thành đến cùng với bản chất của mình,
giữ gìn cho bằng được, bằng giá của ngay sự sống, cái
phẩm giá con người của mình.

Chủ nghĩa anh hung của những người chiến bại, dĩ nhiên,
là cái rất cao quý và có sức hấp dẫn thẩm mĩ và nó được
tư tưởng và nghệ thuật loài người khai thác từ ngàn xưa.
Những phát triển thái quá, nó dẽ chuyển hoá (như trong
triết học và văn học hiên sinh phương Tây một thời làm
mưa làm gió trong thế kỉ qua) thành một thứ chủ nghĩa bi
quan giáo điều, phủ định mọi khả năng chiến thắng của
cái đẹp, cái thiện, cái chân. Mà chủ nghĩa giáo điều, dưới
mọi hình thức của nó là tử thù cuả bi kịch thực thụ. Bi kịch
miêu tả sự bại vong của cái đẹp, cái thiện, cái chân,
nhưng nó sống bằng sự phúc sinh của chúng, nó luôn
luôn để chỗ cho “phép lạ”, cho cái huyền nhiệm của sinh
tồn. Trong vở kịch suất sắc của mình, Lưu Quang Vũ
không đi đến chủ nghĩa bi quan cực đoan – hình ảnh
Trương Ba, người làm vườn, người vun trồng sự sống
tươi đẹp vẫn sống trong tư tưởng của vợ ông, con dâu
ông, cháu gái ông nhưng họ yếu đuối làm sao và bất lực

làm sao trước xã hội, nơi những chủ nhận thực sự là anh
đồ tể sống lại trong than xác phù hợp với hắn, là con trai
của Trương Ba thấm nhuần phép tồn tại ở đời này, là lũ
quan chức tham nhũng vô liêm sỉ. Những con người ấy sẽ
thất bại trong thành đạt của họ, họ sẽ giận dữ đập tan
những giá trị hôm qua họ mới dựng lên để chạy theo
những giá trị mới mà không bao giờ mãn nguyện. Vở kịch
của Lưu Quang Vũ sở dĩ thu phục được nhiều khan giản
nước ngoài, có lẽ bởi vì nó ứng hợp với tâm trạng phổ
biển trong xã hội hiện đại - xã hội đã đánh mất niềm tin cũ
vào giá trị siêu nhân loại và chưa tim thấy được cái gì để
thay thế nó.

×