Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiến thức lớp 12 Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi-phần7 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.85 KB, 26 trang )

Kiến thức lớp 12
Những đứa con trong gia đình –
Nguyễn Thi-phần7
Bình giảng tác phẩm Những đứa con trong gia đình
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

ĐỖ KIM HỒI


Đã có một lần nào, tôi thử điểm lại trong trí nhớ của mình tên
những tác phẩm chính của Nguyễn Thi: Người mẹ cầm súng, Mẹ
vắng nhà, Những đứa con trong gia đình, Những sự tích ở đất
thép, Ước mơ của đất, Chuyện xóm tôi, Ở xã Trung Nghĩa… Để
rồi sực nghĩ ra rằng: hình như làm nên một Nguyễn Thi trong nền
văn học của chúng ta không phải là cảm hứng về những gì lạ
lẫm, xa vời, bay bổng, mà là Mẹ, là Đất, là Quê hương, làng xóm,
những cái gắn bó ruột rà, thân thiết với đời sống thuần hậu và
còn rất nhiều cực khổ của con người. Đọc Nguyễn Thi, thấy tác
phẩm của ông nồng nàn hơi thở thô phác, ấm áp và mạnh mẽ
của đất đai, những nhân vật của ông cắm chắc vào đời sống,
luôn luôn lăn lộn trong gian nguy vất vả, da dẻ cứ đỏ au lên vì
nắng gió, khẩu súng lúc nào cũng ấm tay người và áo quần
dường như vẫn đẫm chất mồ hôi mặn mòi, khét cháy.

Có thể bởi vậy mà khi nghĩ đến Nguyễn Thi, trong óc tôi thường
cứ hay hiện về một ý thơ của Nadim Hikmet:

Làm đám mây rất thích
Làm con chim lại càng thích hơn.
Nhưng tôi vui sướng được làm con người,
Và cái yêu thích nhất của tôi là đất,


… Hễ cứ rời xa mặt đất là một nỗi buồn xâm chiếm lấy tôi …

Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Phẩm chất anh hùng, có
thể nói, luôn có mặt ở các mức độ khác nhau trong hầu như tất
cả các nhân vật chính diện trong tác phẩm của ông. Nhưng đó là
kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó,
cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ
thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và rất lắm khi chất anh
hùng lại bộc lộ ra qua những biểu hiện đến là thơ ngây, ngộ
nghĩnh.

Có cảm giác như, khi tìm cách lí giải, cắt nghĩa phẩm chất anh
hùng của con người, Nguyễn Thi đã rất tâm đắc với ý tưởng nghệ
thuật này: người anh hùng đó là sản phẩm sinh ra từ thời đại.
Nhưng người anh hùng lại không chỉ là sản phẩm của thời đại mà
thôi. Đọc Nguyễn Thi, ta thấy rõ: phẩm chất anh hùng của họ còn
phải được hiểu như sự tiếp nối một nguồn cội, một nếp nhà, còn
phải được xem như là truyền thống, là di sản, một di sản thiêng
liêng mà các thế hệ cha anh đã truyền lại, đã bàn giao lại cho lớp
cháu con. Tôi thấy Nguyễn Thi hình như không muốn chia sẻ với
loại cảm hứng thiên về khai thác những xung đột lí tưởng giữa
những con người trong một gia đình hay dòng họ. Hứng thú nghệ
thuật của ông dồn cả cho kiểu gia đình như gia đình chị Út trong
Người mẹ cầm súng và nhất là trong Mẹ vắng nhà, ở đó, người
mẹ đã đem lại cho đứa con không chỉ một hình hài mà còn là một
tấm gương về cách sống.

Nhưng ở vị trí trung tâm của Mẹ vắng nhà đang là những đứa trẻ
còn rất nhỏ và còn chưa rời khởi mái nhà của cha mẹ. Vấn đề sẽ
có ý nghĩa nhiều hơn trong một truyện ngắn khác, cái truyện ngắn

mà giờ đây ta bàn tới, truyện Những đứa con của gia đình.

Nhân vật chính trong thiên truyện là những thanh niên đã bước
sang lứa tuổi mười tám đôi mươi, đã trở thành những chiến sĩ
xông pha trận mạc, và đã lập chiến công. Hai chị em Chiến, Việt
– tên những thanh niên ấy – đã từng bắn giặc trên sông Định
Thủy. Riêng Việt, cậu em trai, còn “diệt được một xe đầy Mĩ với
sáu thằng Mĩ lẻ” trong một trận đọ lê đẫm máu. Vậy mà trong tác
phẩm, Nguyễn Thi vẫn thể hiện họ trong tư cách những đứa con.
Họ quả có được miêu tả trong quan hệ với anh em đồng đội: anh
Tánh, anh Công… Thế nhưng họ vẫn được miêu tả nhiều hơn
trong quan hệ với gia đình.

Còn một điểm khác nữa giữa truyện ngắn này với truyện Mẹ vắng
nhà mà ta vừa nhắc đến: ở đây, được nói tới như những đứa con
trong gia đình lại là Chiến, Việt, những người mà gia đình thực đã
không còn nữa: cha mẹ đều đã hi sinh, ngôi nhà cũ đã nhường
để làm trường học, bàn thờ má phải gửi sang nhà khác, và bản
thân thì đang chiến đấu ở nơi xa… Nhưng ngay cả với những
người như thế, hình ảnh của gia đình, những kí ức về gia đình,
những tình cảm với gia đình và những truyền thống mà họ là lớp
người kế tục… tất cả vẫn sống như là một thực thể, một nguồn
sinh lực nuôi dưỡng tinh thần, một nguồn sáng soi đường cho
con người cảm xúc, nghĩ suy, hành động.
*
* *

Những đứa con trong gia đình có một lối tự sự mang khá nhiều
nét riêng. Câu chuyện được thuật lại không hoàn toàn theo trật tự
thời gian mà chủ yếu là nhịp theo dòng hồi tưởng miên man đứt

nối của Việt, vào lúc người chiến sĩ trẻ ấy bị thương sau cuộc đọ
lê, cứ liên tục ngất đi rồi tỉnh lại trong hoàn cảnh chỉ có mình với
mình giữa một chiến trường mênh mông đầy bóng tối – bóng tối
của màn đêm và bóng tối do mắt Việt bị thương nên không thể
nhìn thấy gì ở bên ngoài.
Khi chọn kiểu kể chuyện này không rõ tác giả có nghĩ đến và có
chịu ảnh hưởng gì của lối viết theo “dòng ý thức” của tác giả bộ
Đi tìm thời gian đã mất hay không. Nhưng lối thuật chuyện mà
Nguyễn Thi đã chọn quả có giúp tác giả dễ dàng cất bỏ những
tấm vách ngăn giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái đang ở trước
mặt và cái đã thành kỉ niệm xa xưa, giữa những chi tiết thoáng
đến thoáng đi, tưởng chứng như bâng quơ, như ngẫu nhiên, với
những tư tưởng tình cảm lớn lao, trọng đại.

Hãy dõi theo một đoạn văn nào đó, chẳng hạn như cái đoạn bắt
đầu từ câu: “Việt tỉnh dậy lần thứ hai lúc trời lất phất mưa”. Tiếng
máy bay, tiếng động duy nhất mà Việt nghe thấy trên một bãi
chiến trường đã trở nên vắng lặng từ lần tỉnh đầu tiên, bây giờ đã
tắt hẳn rồi. Chỉ còn tiếng “ếch nhái kêu dậy lên”. Âm thanh ấy dẫn
Việt trở lại những ngày còn chưa đi bộ đội, những đêm trời vừa
dứt mưa, hai chị em lóp ngóp ra đồng soi đèn bắt ếch. “Cười từ
lúc đi cho đến lúc về”. Mạch liên tưởng miên man tràn đến chú
Năm, vì “khi để ếch vào thùng, chú Năm thế nào cũng sang”. Rồi
ý nghĩ lại đi từ “Việt thương chú Năm…” lần lần chuyển qua cuốn
sổ gia đình mà chú vẫn ghi đều đặn, và những gì cuốn sổ ấy gợi
lên. Đến đây, dòng ý nghĩ chợt đứt, vì Việt lại ngất đi. Đoạn văn
tiếp liền sau cũng thế. Nó mở đầu đột ngột với câu: “Việt choàng
dậy”. Ta sẽ không còn gặp ở đây tiếng ếch kêu đêm. Chỉ có,
trong buổi ban ngày, tiếng chim cu rừng gù gù đâu đó. Tiếng chim
gợi nhớ chiếc ná thun. Và chiếc ná thun, đến lượt nó, thật không

ngờ mà cũng thật tất nhiên, đưa Việt về với những kỉ niệm về
người mẹ, thoạt đầu là khi mẹ mất, rồi mới ngược dần về những
ngày mẹ còn sống với đàn con, về đôi mắt mẹ “sắc ánh lên nhìn
bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển”. Đến
đúng khúc thiêng liêng ấy, mạch văn đột nhiên bị ngắt giữa
chừng, vì Việt lại bị ngất đi lần nữa.

Cứ thế, dòng tâm tư trong truyện chảy trôi, khi đến gần bờ hiện
tại, khi lại lượn xa tắp về quá vãng, nhịp trôi khi chậm khi nhanh,
khi liền khi đứt. Tâm trạng con người hiện lên chân thật, tự nhiên,
bởi nó vốn dĩ vẫn như thế trong đời sống. Nhưng chính nhờ qua
cái tổ chức lại, cải tạo lại, những khoảng thời gian rất xa nhau
bây giờ đồng hiện bên nhau, những khối không gian rất cách biệt
nhau bây giờ tồn tại cạnh nhau; đời sống như được soi chiếu
dưới một thứ ánh sáng khác, nó hiện lên trong nhiều màu vẻ
phong phú, bất ngờ.

Nhưng ưu điểm của lối thuật chuyện theo dòng kí ức vừa liên tục
vừa gián đoạn như đã nói ở trên không chỉ thể hiện ở chỗ nó làm
cho kết cấu của truyện ngắn thêm linh hoạt, thêm sống động,
thêm những ngã rẽ, những khúc quanh người đọc không dễ dự
kiến ra. Không chỉ có thế. Bởi không nên quên rằng nhà văn đã
để cho nhân vật Việt của mình hồi tưởng trong hoàn cảnh hoàn
toàn đơn độc giữa một trận địa vắng lặng đến ghê sợ, và giữa sự
rình rập của hiểm nguy và của cái chết có thể ập đến bất cứ lúc
nào. Hãy đọc lại truyện để xem Nguyễn Thi đã viết hay đến thế
nào về “cái cảm giác một mình bật lên” thật rõ ràng, giữa một cái
mênh mông đầy đe dọa trong một chàng tân binh trơ trọi, hai mắt
không còn nhìn thấy gì, tay đau không thể quẹo ra sau mà lấy
bình nước trong khi người đã khô khốc đi vì đói khát, mười ngón

tay không còn ngón nào kéo nổi cơ bẩm súng, lết người đi được
một đoạn cũng là cả một kì công. Và nếu cái “bóng đêm vắng
lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt” trong cánh rừng cao su vừa trải
qua trận đọ lê dữ dội kia thỉnh thoảng có bị phá vỡ thì cái phá vỡ
nó lại là “tiếng trực thăng phàng phạch bay từng bầy trên đầu”,
tiếng “pháo bầy nổ càng gần hơn”, “tiếng xe bọc thép ào ào chạy
qua hướng trước mặt”.

Vào một lúc như thế, người ta có thể nghĩ gì? Chắc chắn người
ta sẽ nhớ lại, và cũng sẽ chỉ nhớ lại những gì gắn bó thân thiết
nhất, những gì đã thực sự làm nên đời sống của bản thân mình.
Vì thế, với việc để nhân vật Việt trong thế đối mặt với cái chết và
đối diện với bản thân, chỉ nghĩ nhiều nhất, lâu nhất đến những
người trong gia đình (chị Chiến, má, chú Năm…), tác giả đã tìm
được một cách thức nghệ thuật hữu hiệu để chứng tỏ rằng: gia
đình, đó là phần nguồn cội thấm sâu nhất của con người ấy, và
truyền thống gia đình là thực sự thiêng liêng vì nó đã hiện lên
trong một thời khắc thiêng liêng.

Như thế, kiểu kết cấu theo dòng chảy của một quá trình hồi
tưởng là một công phu sáng tạo về hình thức. Nhưng ý nghĩa
nghệ thuật của sự sáng tạo hình thức ấy lại ở chỗ nó góp phần
đắc lực nhất trong việc biểu hiện những khám phá về mặt nội
dung.
*
* *

Nếu phải chọn trong truyện ngắn này của Nguyễn Thi một câu
văn nào cô đúc được tư tưởng cơ bản của toàn thiên truyện thì
tôi sẽ xin được dẫn ra câu nói của chú Năm: “… Chuyện gia đình

ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một
khúc mà ghi vào đó”. Tôi muốn hiểu câu nói này trên hai ý nghĩa.
Thứ nhất, chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi vào
được, ai đã làm nên được khúc của mình trong dòng sông truyền
thống. Con, đó là sự tiếp nối, nhưng không chỉ là sự tiếp nối một
huyết thống, mà còn là sự tiếp nối một truyền thống. Nhưng còn
một ý nghĩa thứ hai: không thể hiểu khúc sau của một dòng sông,
nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng tương tự vậy, ta
chỉ có thể hiểu về những đứa con của một truyền thống gia đình
khi, và chỉ khi ta hiểu ít nhiều về chính cái truyền thống gia đình
đã sinh thành ra những đứa con.

Trong truyện, cái truyền thống ấy không kết tinh ở nơi đâu đấy đủ
hơn là trong hình tượng Chú Năm. Đọc truyện, tôi thấy thích ông
già này trước hết vì thứ ngôn ngữ đầy cá tính của ông. Một thứ
ngôn ngữ chỉ cần nghe thoáng qua đã nhận ra ngay cái chất Nam
Bộ không thể nào trộn lẫn. Nhưng có lẽ phải đợi tới khi qua
miệng của chú Năm thì những từ Nam Bộ như trọng trọng, thỏn
mỏn mới được dịp trở nên cực thú. Truyện kể rằng chú Năm là
người “đi đây đi đó nhiều” và cũng “ham sông ham bến”. Nhưng
đọc Những đứa con trong gia đình, ta thấy nhân vật này không
chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người sống
giữa thời chống Mĩ này, vẫn thấy phảng phất cái tinh thần
Nguyễn Đình Chiểu thuở xa xưa. Và điều đó được nhận ra vẫn
chủ yếu là qua lời nói: “Chú Năm nói mầy với ta đi kì nầy là ra
chân trời mặt biển…” – đấy là Chiến nhắc lại lời của chú Năm.
Còn đây là lời nói trực tiếp của ông già ấy: “Việc nhà nó thu được
gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề
nước non”. Những câu nói như thế này đặc sắc bởi đâu, nếu
không phải bởi trong chúng ta nghe thấy âm vang của sóng nước

và của đạo lí nghìn xưa.

Nguyễn Thi đã trao cho tính cách thú vị này vai trò của một thứ
gia phả sống. Đọc truyện, ta sẽ thấy rõ rằng nhân vật này luôn
hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho
truyền thống và lưu giữ truyền thống trong câu hò và cuốn sổ.
Trong toàn truyện chỉ có chú Năm là người duy nhất hay hò. “Chú
hay kể sự tích của gia đình và cuối câu chuyện thế nào chú cũng
hò lên mấy câu… những câu nói về cuộc đời cơ cực của chú và
những chiến công của đất này”. Nhưng nhà văn muốn loại trừ
ngay trong ta mọi vấn vương, dù nhỏ, của cách hiểu rằng cái
người hay hò này ít nhiều cũng là một tài năng nghệ thuật. Trong
chú Năm, không hề có chút bóng dáng nào của Trương Chi. “Chú
già rồi, giọng hò đã đục và tức như gà gáy”. Nhưng hãy xem con
người có cái giọng “đục và tức” nọ hò mới thật hết mình, thật
trang nghiêm, tha thiết làm sao! “Gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú
đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào
mắt Việt, đầu chú lắc lư, nhắc nhủ, làm như Việt chính là nơi cụ
thể chú gửi gắm những câu hò…”. Thì ra, những tấm áo vá
quàng, con sông dài cá lội, người nghĩa quân Trương Định, ngọn
đèn biển Gò Công… Không chỉ đơn thuần là những câu ca réo
rắt mà là ngọn nguồn, là hồn thiêng của cha ông đang nhập vào
chú Năm – người ca công thành kính – để truyền đến đời đời con
cháu.

Song tôi vẫn nhớ cho là trong toàn bộ phần viết về chú Năm thì
đoạn văn nói về cuốn sổ gia đình vẫn hay hơn, tài hơn tất cả. Gọi
là cuốn sổ, nhưng nó thực là một thứ biên niên ấy được viết ra từ
một ngòi bút thực sự bình dân, “chữ viết lòng còng”, lời văn mộc
mạc. Một cuốn sử hay một cuốn gia phả “chính thống” chắc sẽ

không có những chi tiết “thỏn mỏn” kiểu như: thím Năm bị bắn bể
xuồng khi đi rọc lá chuối, “chết còn mặc cái quần mới, trong túi
còn hai đồng bạc”; ông nội ra nắm giàm bò bị lính tổng Phòng
bắn vào giữa bụng… Lại càng không có cuốn gia phả nào ghi kĩ
càng đến ngày bọn lính chửi bác Hai một câu, ngày bà nội bị
chúng đánh (thậm chí còn cặn kẽ đến mức: đánh ba roi!). Lời lẽ
trong cuốn sổ của chú Năm có vẻ đúng là những sự kể lể dài
dòng và cứ như không thèm biết thế nào là thanh nhã và trau
chuốt. Nhưng xin hãy thử tẩn mẩn và dông dài như thế xem nó
khó hơn hành văn gọn gàng đẽo gọt gấp mấy lần? Và hãy thử bỏ
những câu chữ mà ta vẫn nông nổi tưởng như thừa, tưởng như
không đáng kể, đáng viết xem, cuốn sổ ấy sẽ còn gì? Mất cái
chất vụng về, thô mộc đó, chắc chắn những gì chú Năm viết ra sẽ
không còn giá trị của những bằng chứng nóng hổi về nợ máu của
kẻ thù và về sự dũng cảm, kiên cường của dòng họ trong chiến
đấu.
Hình tượng người mẹ cũng là một hiện thân cho truyền thống.
Đây là một hình tượng mang những dấu ấn riêng của phong cách
Nguyễn Thi. Thiết nghĩ rằng, dù thích hay là không thích mặc
lòng, chúng ta vẫn không thể không nhận rằng Nguyễn Thi đã tạo
được cho những người phụ nữ, người mẹ trong tác phẩm của
mình một vẻ đẹp riêng biệt, không giống ai và cũng chưa ai giống
nổi. Đừng mong chờ tìm thấy ở Nguyễn Thi một người mẹ đẹp
một vẻ đẹp mảnh mai yếu đuối. Ngược lại, họ chắc khỏe về mặt
thể chất và mạnh mẽ về mặt tinh thần. Người mẹ của Việt trong
truyện ngắn này cũng thế. Chị được sinh ra không để hưởng sự
chiều chuộng, vuốt ve, mà để chống chọi với gian nguy, khó
nhọc. Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, chiếc nón rách, tấm áo bà
ba đẫm mồ hôi đã đen lại không còn thấy bạc, dư sức một mình
rinh thúng lúa từ dưới thuyền đặt lên giường ngủ – đó là vài nét

họa trong bức chân dung người mẹ trong truyện ngắn này. Tuy
nhiên, đấy vẫn là một con người rất phụ nữ. Phụ nữ ở sự tảo tần,
xốc vác: sáng sáng, câu dặn dò con vừa hối hả buông khỏi miệng
thì chân đã vội đẩy xuồng ra tít giữa sông. Chiều về, cái nón rách
có dễ chưa kịp quạt cho khuôn mặt bớt đi một hai phần đỏ rực, lại
đã bơi đi, canh hai mới trở lại nhà, người sực mùi lúa gạo và mồ
hôi, thứ mùi của đồng áng, của cần cù sương nắng.

Nhưng ấn tượng đậm đà và có sức gây cảm động lòng người
nhiều hơn ở cả con người ấy là khả năng cắn răng ghìm nén đau
thương để sống và duy trì sự sống, để chở che cho đàn con và
tranh đấu. Tôi cho đó mới là phẩm chất đích thực cao quý của
người mẹ, chí ít thì cũng là của người mẹ của một đất nước như
đất nước mình, và của một thời như thời chống Mĩ. Là người mẹ,
tức là trở thành một sức mạnh mà không một tàn bạo, đau
thương nào hòng khuất phục. Người mẹ của chị em Chiến, Việt
chính là như thế. Chồng bị giặc chặt đầu, nỗi đau ấy khác gì dao
cứa ngang tim, nhưng chị cố không để rơi nước mắt. “Chiều hôm
đó, về tới nhà má mới khóc… Bao nhiêu năm sau đó cũng vậy,
lúc nào nói đến chuyện trên má cũng không khóc”. Và nếu lệ cứ
ứa ra, thì “má chỉ nằm khóc chứ không kể gì hết”. Đau thương ấy,
người mẹ một mình nuốt sâu vào đáy lòng, để lặng lẽ một mình
chịu đựng sức thiêu đốt của một nỗi đau âm ỉ cháy. Đấy mới
đúng là người mẹ Việt Nam, con người vì tình yêu, sẵn sàng một
mình chịu đau, một mình chịu ướt.

Người mẹ nông dân bình dị đó, cũng như mọi người mẹ, đúng là
hiện thân của yêu thương. Nhưng cảm hứng của Nguyễn Thi về
tình yêu người mẹ thường vẫn là cảm hứng về một tình cảm có
sức khiến con người không biết sợ, không biết chùn bước. Không

thể không cảm động khi đọc lời chị kể hồn nhiên: “Tao dạn là nhờ
ba mày. Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo cái thằng xách
đầu mà đòi. Đi từ ấp trong tới ấp ngòai, nó qua sông tao cũng
qua, nó về quận tao cũng tới. Một tay tao bồng em mày, một tay
tao cắp rổ”. Ai ngờ truyền thống “yêu nhau tam tứ núi cũng
trèo…” có ngày lại hiện ra dưới hình thức đau đớn, dữ dội, bạo
liệt thế này? Một người vợ bồng con cắp rổ đi theo thằng giặc đòi
đầu chồng, một người mẹ hiên ngang đối đáp với kẻ thù mà “hai
bàn tay to bản” vẫn “phủ lên đầu đàn con đứng nép dưới chân”…,
những hình ảnh ấy đáng được coi như biểu tượng về người mẹ ở
một xứ sở mà cuộc sống quá nhiều khốc liệt nhưng rất đỗi kiên
cường, hết sức đau thương nhưng vô cùng cao cả.

Kiên cường, cao cả vì dưới một núi khổ đau, người mẹ ấy vẫn là
sự sống: đôi mắt mở to, đôi bắp chân tròn vo dính đầy sinh đất lội
hết đồng này sang bưng khác, “con mắt tìm việc, bàn chân dò
đường”, vừa làm công cấy công gặt vừa dò tình thế bọn lính làng.
*
* *

Một hình ảnh, một truyền thống như thế, tác giả muốn phải là bất
tử, cho dù con người cụ thể có phải hi sinh. Người mẹ ngã
xuống, nhưng trái đạn mà chị nhặt vào rổ bưng về để tiếp sức
cho cuộc đấu tranh thì vẫn nóng nguyên. Người mẹ ngã xuống,
nhưng dòng sông truyền thống kia vẫn chảy. Và hình ảnh chị lại
hiện về trước hết trong Chiến, một trong những đứa con của gia
đình.

Người con gái trẻ ấy mang vóc dáng của mẹ mình: “hai bắp tay
tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng…, thân người to và chắc nịch”.

Vẫn cái vẻ đẹp phụ nữ mà Nguyễn Thi ưa thích đang tồn tại trong
đứa con mà người mẹ ấy đã sinh thành – vẻ đẹp của những con
người sinh ra ở đời để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và
để chiến thắng. Nhưng nói đến giống mẹ thì chưa bao giờ Chiến
giống mẹ hơn cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội. Phải đến đêm ấy,
người ta mới thấy một cô Chiến biết lo liệu, toan tính việc nhà
thật trọn vẹn trước sau, từ em út, nhà cửa, giường ván, ruộng
nương đến nơi gửi bàn thờ má. Chiến liệu việc y hệt má, “nói
nghe in như má vậy”. Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến,
từ cái lối nằm với thằng Út em trên giường ở trong buồng nói với
ra đến lối hứ một cái “cóc” rồi trở mình. Đến nỗi chỉ trong một
khoảng thời gian ngắn ngủi trong đêm, Việt đã không dưới ba lần
thấy chị mình giống in người mẹ, có sai khác thì cũng chỉ ở chỗ
chị “không bẻ tay rồi đập vào bắp vế chân mỏi” mà thôi. Chính
Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: “Tao
cũng lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính
vậy”. Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu: trong cái thời điểm thiêng
liêng ấy, người mẹ sống hơn bao giờ hết trong những đứa con.
“Cả chị cả em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng đã về đâu
đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa
vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng
mặt…”. “Thác là thể phách…”, người mẹ ấy chỉ thác trong thể
phách.
Ta hãy trở về với Chiến. Hơn em chỉ chừng hơn một tuổi nhưng
Chiến người lớn hơn hẳn so với Việt. Mà cũng gắn bó với lớp
người đi trước hơn. Chiến có thể bỏ ăn để gánh vần cuốn sổ gia
đình. Chiến không chỉ “nói in như má” mà còn học được cách nói
“trọng trọng” của chú Năm. Nhưng so với thế hệ mẹ thì người con
gái ấy là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy được
xa hơn khúc sông trước đó. Cho nên cũng dễ tìm ra những nét

khiến cho Chiến khác mẹ mình. Cái khác ấy không chỉ ở chiếc
gương trong túi mà Việt tưởng tượng có thể theo Chiến ra tận
ngoài mặt trận, cũng không chỉ ở cái dáng trẻ trung “kẹp một
nhúm tóc mai vào miệng” hay là tính hay cười. Người mẹ, trước
nỗi đau mất chồng, đã không có dịp nào cầm súng. Còn Chiến,
Chiến đi bộ đội để trả thù nhà, với quyết tâm như dao chém đá:
“Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao
chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. “Đã làm thân con
gái…”, ra ở đời này không chỉ có “chí làm trai”.

Ở trên, ta đã nhiều lần nhắc đến nhân vật Việt, hình tượng xuất
hiện nhiều nhất trên những trang văn. Việt được bạn đọc yêu
thích trước nhất là ở cái vẻ lộc ngộc, vô tư của một câu con trai
đang tuổi ăn tuổi lớn. Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt
hay tranh giành với chị bấy nhiêu. Đêm trước ngày ra đi, Chiến
nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc “lăn kềnh ra ván
cười khì khì”, lúc lại rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng
tay”. Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm gương soi – cái vật tùy thân
của một cô gái lớn – còn Việt, anh chàng đem đi… một chiếc
súng cao su! Tôi đã đọc đi đọc lại mấy lần đoạn đối thoại dài nhất
và xuất sắc nhất trong toàn thiên truyện, và càng đọc càng thấy
chịu tài tác giả. Sao mà ông có thể tái hiện lại sống đến thế lời ăn
tiếng nói của một anh chàng tồ tồ, vô lo vô nghĩ. Những lời đối
thoại ấy không câu nào giống câu nào mà sao câu nào cũng
trúng phóc cái thần hồn thần tính của anh chàng Việt.
Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng.
Ngược lại, nó cho cái chất anh hùng của Việt thêm đẹp, thêm độc
đáo. Đọc truyện, ta cảm thấy hình như chưa lúc nào Việt hết thơ
ngây của một con người không biết thế nào là khuất phục. Nên từ
lúc còn bé tí, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha

mình. Và vẫn dòng máy đỏ chảy trong anh tân binh Việt chỉ khi
một mình, với đôi mắt không còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau
đớn vẫn quyết tâm ăn thua sống mái với quân thù: “Trên trời có
mày, dưới đất có mày, khu rừng này còn có mình tao. Mày có
bắn tao thì tao cũng bắn được mày”. Cứ vậy, người trai giản dị ấy
thấy việc đi đánh giặc nó cũng tự nhiên như đi bắt ếch hay bắn
ná thun, việc đánh giặc cho kỳ đến lúc trả xong thù nhà nợ nước
nó là chuyện dĩ nhiên như thế, có gì đâu để mà bàn, để mà nghĩ
ngợi…? Ấy thế mà xem ra Việt lại là người đi xa hơn cả trong
dòng sông truyền thống. Không chỉ vì Việt là người lập chiến
công lớn nhất. Mà còn vì thế hệ cha chú Việt đánh giặc đấy,
nhưng vẫn lo tránh giặc. Còn Việt, ngay khi chỉ có một tấm thân
trơ trọi và đầy thương tích, Việt vẫn là người đi tìm giặc. “Mày chỉ
giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. Hồi
bấy giờ, người ta thường nói đến khí thế tiến công cách mạng
của thời đại. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.

Tôi sẽ không nói nhiều về đoạn văn vẫn được nhiều người cho là
hay nhất truyện: đoạn tả chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ mẹ,
sang nhà chú. Chỗ hay nhất của đoạn văn hay nhất ấy có lẽ là cái
không khí thiêng liêng nó hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.
Con đường quen thuộc bỗng thấy có thêm mùi hoa cam thoảng
lại tự chân vườn. Còn Việt, cái không khí ấy biến anh thành con
người khôn lớn. Lần đầu tiên Việt hiểu rõ lòng mình để thấy
“thương chị lạ” và để thấy “mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy
được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”. Nhưng tôi muốn được để ý
thêm đến chi tiết: chị em Chiến, dáng vóc khỏe, to, giang cả thân
người lên nhấc bổng bàn thờ. Nghĩa là thế hệ sau đã cứng cáp,
trưởng thành. Những đứa con trong gia đình đã đủ sức để bay
xa, xa hơn cha mẹ.

*
* *

Nhân vật chú Năm trong truyện sau khi ví chuyện gia đình dài
như dòng sông, còn nói tiếp: “Trăm sông đổ về một biển, con
sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm…,
rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Điều đó có nghĩa là Nguyễn Thi, ở truyện ngắn này, chỉ nói về
một con sông, nhưng chúng ta không thể chỉ thấy có một dòng
sông. Nhà văn muốn ta phải nghĩ đến biển cả, đến đại dương của
nhân dân, và nhân loại. Nhà văn muốn ta phải nghĩ đến không chỉ
một gia đình, mà cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng
sức mạnh sinh ra từ nỗi thương đau.

Chỉ có điều ở Nguyễn Thi, sự khái quát lớn lao trên sẽ không bay
bổng trên đôi cánh của cảm hứng thi ca. Nhà văn muốn đứng
trên hai bàn chân bấm chắc vào đất, vào hiện thực. Từ bỏ mọi sự
khoa trương, nhà văn hết sức cố gắng để chi tiết, hình ảnh, ngôn
từ… tất cả phải giống như nó vốn có ở đời, dẫu cho sự thực ở
đời lắm khi tàn nhẫn. Bởi vậy, tôi sẽ không hùa theo ai đó trách
Nguyễn Thi đã dựng lên những chi tiết ghê khiếp quá, như cảnh
đòi đầu, với hình ảnh thằng bé Việt để “đầu ba dưới đất không

×