Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiến thức lớp 12 Thuốc –LỖ TẤN-phần5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.77 KB, 7 trang )

Kiến thức lớp 12
Thuốc –LỖ TẤN-phần5

1.Tiểu sử - cuộc đời:

Lỗ Tấn tên thật là Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân,
tên chữ là Dự Tài. Sinh ngày 25.6.1881 tại huyện Thiệu Hưng,
Tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, trong một gia đình quan lại sa sút.
Cha Chu Bá Nghi đậu tú tài. Mẹ Lỗ Thuỵ, một phụ nữ nông dân
trung hậu kiên nghị, phẩm chất của bà có ảnh hưởng rất lớn đến
Lỗ Tấn.

Năm 18 tuổi lên Nam Kinh học trường Thủy sư học (hàng hải)

Hai năm sau bỏ học thi lại vào trường Khoáng lộ học đường (kỹ
sư mỏ)

Năm 1902 đỗ tốt nghiệp, được cử sang Nhật học vào ngành Y.

Năm 1909 giã từ nước Nhật trở về dạy học nuôi mẹ, nuôi em.

Thời thanh niên Lỗ Tấn sục sôi nhiệt huyết, có lòng yêu nước sâu
xa, có tinh thần tiến thu mạnh mẽ. Ông đã đổi nghề 4 lần: Hàng
hải -> Khoảng lộ (mỏ) -> Y -> viết văn. => là người yêu nước,
thương dân muốn cứu nước cứu dân.

Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang
đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm
huyết của một người con ưu tú của dân tộc.

Ngòi bút Lỗ Tấn mang tính văn chương đích thực bởi vì ông đã


đề cập đến sứ mệnh thiêng liêng nhất của văn học là góp phần
cứu nước cứu dân. Ông đã phát huy được một trong những chức
năng đích thực của văn chương là chữa bệnh tinh thần cho quốc
dân đồng bào.

Ông là nhà văn mà Bác Hồ thích đọc ngay từ thời trẻ, khi bôn ba
hoạt động cách mạng.

Năm 1936 Lỗ Tấn mất

2.Sự nghiệp văn chương:

Để lại một khối lượng tác phẩm khổng lồ 20 tập (mỗi tập 600
trang) đủ các thể loại

Tác phẩm chính:

- AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và
thế giới),

- 3 tập truyện ngắn, tiêu biểu : Gào thét(1923), Bàng
hoàng(1926), Chuyện cũ viết theo lối mới(1936).

- 17 tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng

=> Nhà văn hiện đại Trung Quốc, danh nhân văn hóa thế giới


3.Tóm tắt truyện ngăn”Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn


Thằng bé Thuyên bị bệnh lao. Bố mẹ nó được lão cả Khang bày
cho bài thuốc ăn bánh bao tẩm máu người bị chết chém sẽ khỏi
bệnh. Nhân dịp chiến sĩ cách mạng Hạ Du bị chém đầu, bố mẹ
thằng bé Thuyên mua được cái bánh bao tẩm máu Hạ Du cho nó
ăn. Ăn xong nó vẫn bị chết. Mộ nó chôn cạnh mộ Hạ Du. Mùa
xuân năm sau, hai bà mẹ ra thăm mộ con, gặp nhau tại nghĩa
trang họ đều xót xa cho cái chết của con mình. Trên mộ Hạ Du có
một vòng hoa hồng hoa trắng, tuy không nhiều nhưng chỉnh tề,
hai bà mẹ đều ngạc nhiên tự hỏi “thế này là thế nào?”

4.Ý nghĩa nhan đề :Tên truyện: “Thuốc”

- Đó là thuốc chữa bệnh lao của người dân u mê lạc hậu (lấy máu
người để chữa bệnh.)

- Đó là thuốc chữa bệnh lạc hậu về chính trị của nhân dân Trung
Quốc

- Đó là thuốc chữa bệnh xa rời quần chúng của các chiến sĩ cách
mạng.

->Lỗ Tấn vạch ra các căn bệnh củaxã hội Trung Quốc thời bấy
giờ để tìm phương thuốc chữa trị

5.Chủ đề:

Thuốc tập trung vào hai chủ đề, đó là sự tê liệt của quần chúng
và bi kịch của người cách mạng tiên phong. Sự gắn bó của hai
chủ đề ấy đã làm nổi bật lên tư tưởng của tác phẩm: Làm thế nào
để tìm ra phương thuốc chữa bệnh đớn hèn, ngu muội của dân

tộc. Tác phẩm đặt ra câu hỏi, chưa có câu trả lời nhưng thực ra
câu trả lời nằm trong hình tượng. Lời giải đáp cho câu hỏi đầy
day dứt mà tác giả đặt ra ấy là phải làm một cuộc cách mạng
thực sự - một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng.

6.Giá trị nôi dung và nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc của
Lỗ Tấn

+ Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu
thế kỉ XX:

- Bệnh u mê lạc hậu của người dân.

- Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên
phong.

+ Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

- Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.

- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là
hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh
vòng hoa trên mộ Hạ Du,

- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý
nghĩa .

×