1
TÀI LIỆU TẬP HUẤN MÁY TÍNH (PC)
Hà Nội 2013
2
CHƯƠNG I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH 5
I. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH: 5
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG MÁY TÍNH. 6
1. Mainboard (Bo mạch chủ): 6
2. CPU (Central Processing Unit) - Vi xử lý: 6
3. RAM (Radom Access Memory) - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: 7
4. Case và bộ nguồn: 7
5. Ổ đĩa cứng HDD (Hard Disk Drive): 7
6. Ổ đĩa CD ROM: 8
7. Ổ đĩa mềm FDD: 8
8. Bàn phím – Keyboard: 8
9. Chuột – Mouse: 9
10. Card Video: 9
11. Màn hình – Monitor: 9
CHƯƠNG 2. CASE, NGUỒN 11
I. CASE – THÙNG MÁY TÍNH: 11
1. Cấu trúc thùng máy: 11
II. MỐT SỐ SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN CASE MÁY TÍNH: 13
III. BỘ NGUỒN MÁY VI TÍNH: 13
1. Phân loại bộ nguồn: 13
2. Cấu tạo bộ nguồn: 14
3. Cách kiểm tra bộ nguồn: 15
4. Các lỗi của nguồn: 15
CHƯƠNG 3. MAINBOAD 16
I. CHỨC NĂNG CỦA MAINBOARD: 16
II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MAINBOARD: 16
III. MỘT SỐ THÀNH PHẦN TRÊN MAINBOARD: 16
1. Chipset cầu bắc (North Bridge) và Chipset cầu nam (Sourth Bridge): 16
2. Đế cắm CPU: 17
3. Khe cắm RAM: 18
4. Khe cắm mở rộng: 19
IV. HỎNG HÓC CỦA MAINBOARD: 20
CHƯƠNG 4. CPU 22
I. KHÁI NIỆM VỀ CPU: 22
II. CẤU TẠO CỦA CPU: 22
1. Cấu tạo: 22
2. Nguyên lý hoạt động của CPU: 23
3. Một số dòng CPU: 23
CHƯƠNG 5. BỘ NHỚ CHÍNH 25
I. KHÁI NIỆM VỀ BỘ NHỚ: 26
II. PHÂN LOẠI BỘ NHỚ: 26
1. Bộ nhớ ROM: 26
3
2. Bộ nhớ RAM: 27
III. CHUẨN ĐOÁN LỖI RAM: 28
CHƯƠNG 6. BỘ LƯU TRỮ 29
I. GIỚI THIỆU VỀ Ổ CỨNG HDD (HARD DISK DRIVE): 29
II. CẤU TẠO CỦA Ổ CỨNG: 29
1. Cấu tạo bên trong ổ cứng: 29
2. Khái niệm về định dạng đĩa: 30
III. TỔNG QUÁT VỀ Ổ ĐĨA CD ROM: 30
1. Ổ đĩa CD Rom: 30
2. Cấu tạo của đĩa CD Rom: 31
3. Nguyên lý ghi dữ liệu lên đĩa CD Rom: 31
4. Nguyên lý đọc tín hiệu từ đĩa CD Rom: 32
IV. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP ĐỔI VỚI Ổ ĐĨA CỨNG: 33
CHƯƠNG 7. CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI 36
I. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ NGOẠI VI: 36
1. Màn hình: 36
2. Chuột máy tính: 36
3. Bàn phím: 39
4. Máy in: 41
5. Máy scanner: 43
CHƯƠNG 8. LẮP RÁP CÀI ĐẶT 45
I. CHỌN THIẾT BỊ: 45
II. QUY TRÌNH LẮP RÁP MÁY TÍNH: 45
1. Dụng cụ lắp ráp: 45
2. Dụng cụ hỗ trợ: 46
3. Quy trình lắp ráp: 46
III. CÀI ĐẶT CẤU HÌNH: 46
1. Thiết lập BIOS: 46
2. Các bước thực hiện thiết lập BIOS: 47
IV. NÂNG CẤP MÁY TÍNH: 48
1. Nâng cấp phần cứng: 48
2. Nâng cấp phần mềm: 49
3. Nâng cấp phần dẻo: 49
CHƯƠNG 9. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS - ỨNG DỤNG VÀ CÀI ĐẶT 50
I. PHÂN VÙNG Ổ CỨNG: 50
1. Các khái niệm cơ bản: 50
2. Phân vùng ổ đĩa: 50
II. HỆ THỐNG TỆP TIN: 51
III. GIỚI THIỆU VÀ CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS: 52
1. Giới thiệu hệ điều hành: 52
2. Một số hệ điều hành hiện này: 52
3. Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Windows XP: 53
IV. CÀI ĐẶT VÀ QUẢN LÝ CÁC ỨNG DỤNG TRONG WINDOWS XP: 60
4
1. Cài đặt các trình điều khiển 60
2. Cài đặt cấu hình cho card mạng: 61
3. Sử dụng các công cụ trong Control Panel 62
V. VIRUS MÁY TÍNH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG: 69
1. Virus máy tính là gì 69
2. Các vấn đề của HĐH Windows 70
3. Con đường lây lan của virus, Triệu chứng 70
4. Quy tắc Phòng chống 71
5. Phương thức khắc phục, tiêu diệt virus khi đã bị lây nhiễm 72
6. Các phần mềm chống virus 73
7. Những thuật ngữ khác 74
CHƯƠNG 10. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ TIỆN ÍCH TRONG BỘ
HIREN’BOOT 76
1. Disk Partition Tools: 76
2. Acronis Disk Director Suite 9.0.554 các bạn thao tác như sau: 79
3. Disk Clone Tools: 82
4. Antivirus Tools: 83
5. Công cụ phụ hồi dữ liệu: 83
6. Testing Tools: 83
7. Hard Disk Tools: 84
8. System Info Tools: 84
9. File Managers: 85
10. MBR (Master Boot Record) Tools: 85
11. BIOS/CMOS Tools: 85
12. MultiMedia Tools: 86
13. Password & Registry Tools: 86
14. Dos: 86
15. Ghost Windows với đĩa Hiren Boot 87
CHƯƠNG 11. QUY TRÌNH BẢO TRÌ-BẢO DƯỠNG MÁY VI TÍNH 92
I. BẢO DƯỠNG MÁY TINH: 92
1. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành bảo dưỡng 92
2. Tiến hành bảo dưỡng 93
3. Tiến hành lắp ráp và hiệu chỉnh: 98
4. Dùng tiện ích để tối ưu hóa hệ thống: 100
5. Yêu cầu kỹ thuật cần đạt được sau bảo dưỡng 100
5
CHƯƠNG I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH
I. Giới thiệu về máy tính:
Máy tính cá nhân hay máy vi tính là một dòng máy trong gia đình, các máy tính
điện tử xuất hiện trong những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80. Từ đó đến nay,
máy vi tính đã có một sự phát triển hết sức mạnh mẽ, góp phần quyết định đưa các
thành tựu của Tin học ứng dụng vào tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con
người, trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn - công nghiệp công nghệ thông tin -
và mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn - kỷ nguyên thông tin - trong lịch sử loài
người.
Máy vi tính có nhiều loại song sử dụng phổ biến ở Việt nam trong giai đoạn đầu
là loại máy vi tính họ PC, do hãng sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới IBM thiết kế
chế tạo, sử dụng bộ xử lý trung tâm 8086 của hãng Intel và phần mềm hệ điều hành
của hãng Microsoft. Ngày nay, cùng với các hãng chuyễn sản xuất máy tính nổi tiếng
còn có rất nhiều hãng máy tính khác cũng chế tạo các máy vi tính PC tương thích.
Ngoài dòng PC nói trên, còn có các dòng máy vi tính khác, ví dụ dòng máy vi tính
Machintot của hãng Apple.
Tuỳ theo chức năng hoạt động, có thể phân loại các máy vi tính thành các máy vi
tính chủ mạng (PC Server), các máy vi tính để bàn (PC Desktop) và các máy vi tính
xách tay (PC Laplop). Trong tài liệu này trình bày về các máy vi tính để bàn, là loại
thông dụng nhất và có số lượng nhiều nhất.
Các thành phần cơ bản của máy vi tính.
Ba thành phần cơ bản không thể thiếu trong máy tính, đó là:
6
- Bàn phím là thiết bị dùng để nhập thông tin từ bên ngoài vào máy vi tính. Các
thông tin từ ngoài vào máy vi tính bao gồm các chỉ thị của người sử dụng, ra lệnh cho
máy vi tính thực hiện một hoạt động nào đó; và các thông tin dữ liệu đầu vào, cung cấp
cho các quy trình ứng dụng xử lý.
- Màn hình là thiết bị dùng để hiển thị thông tin đầu ra của máy vi tính phục vụ
người sử dụng. Các thông tin đầu ra này bao gồm các thông tin thông báo, và yêu cầu
gọi chung là các thông tin trạng thái của máy vi tính và các thông tin dữ liệu- kết quả
của các quy trình ứng dụng.
- Khối xử lý trung tâm , còn gọi là khối CPU là thành phần chính của một máy vi
tính. Nó chứa đựng tất cả các thiết bị, chi tiết và các mạch điện tử thực hiện việc xử lý
và lưu trữ thông tin của máy vi tính.
Với ba thành phần trên đây là đã đủ yếu tố cấu thành một máy vi tính. Tuy
nhiên trong thực tế làm việc, như vậy là chưa đủ. Máy vi tính còn cần thêm nhiều các
thiết bị ngoại vi khác nữa để có thể thực hiện được các ứng dụng. Tùy theo đặc điểm
của ứng dụng mà người ta trang bị thêm cho máy vi tính những loại thiết bị phù hợp
với công việc. Có thể kể đến những thiết bị ngoại vi quan trọng hay có mặt cùng với
máy vi tính là thiết bị chuột, thiết bị máy in, camera, máy scaner.
II. Nhiệm vụ của các thiết bị trong hệ thống máy tính.
1. Mainboard (Bo mạch chủ):
Mainboard đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống lại với nhau
tạo thành một bộ máy thống nhất. Các thành phần khác nhau chúng có tốc độ làm việc,
cách thức hoạt động khác nhau nhưng chúng vẫn giao tiếp được với nhau là nhờ có hệ
thống Chipset trên Mainboard điều khiển.
2. CPU (Central Processing Unit) - Vi xử lý:
7
CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện các lệnh của chương
trình khi phần mềm nào đó chạy, tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc chủ yếu vào linh
kiện này, CPU là linh kiện nhỏ nhưng đắt nhất trong máy vi tính.
3. RAM (Radom Access Memory) - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên:
RAM là bộ nhớ tạm thời, lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý,
tất cả các chương trình trước và sau khi xử lý đều được nạp vào RAM, vì vậy dung
lượng và tốc độ truy cập RAM có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chung của máy.
4. Case và bộ nguồn:
- Case: Là hộp máy để gắn các thành phần như Mainboard, các ổ đĩa, các Card
mở rộng.
- Nguồn: Thường đi theo Case, có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho Mainboard và
các ổ đĩa hoạt động.
5. Ổ đĩa cứng HDD (Hard Disk Drive):
8
Là thiết bị lưu trữ chính của hệ thống, ổ cứng có dung lượng lớn và tốc độ truy
cập khá nhanh, vì vậy chúng được sử dụng để cài đặt hệ điều hành và các chương trình
ứng dụng, đồng thời nó được sử dụng để lưu trữ tài liệu , tuy nhiên ổ cứng là ổ cố định,
không thuận tiện cho việc di chuyển dữ liệu đi xa.
6. Ổ đĩa CD ROM:
Là ổ đĩa lưu trữ quang học với dung lượng khoảng 640MB, đĩa CD Rom gọn
nhẹ dễ ràng di chuyển đi xa, tuy nhiên đa số các đĩa CD Rom chỉ cho phép ghi được 1
lần, ổ đĩa CD Rom được sử dụng để cài đặt phần mềm máy tính, nghe nhạc, xem phim.
7. Ổ đĩa mềm FDD:
Đĩa mềm có thể đọc và ghi nhiều lần và dễ ràng di chuyển đi xa, tuy nhiên do
dung lượng hạn chế chỉ có 1,44MB và nhanh hỏng nên ngày nay đĩa mềm hầu như
không còn được sử dụng mà thay vào đó là các ổ USB có nhiều ưu điểm vượt trội.
8. Bàn phím – Keyboard:
Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống,
trình điều khiển bàn phím do BIOS trên Mainboard điều khiển.
9
9. Chuột – Mouse:
Là thiết bị nhập bằng các giao diện đồ hoạ như hệ điều hành Window và một số
phần mềm khác, trình điều khiển chuột do hệ điều hành Window nắm giữ.
10. Card Video:
Card Video là thiết bị trung gian giữa máy tính và màn hình, trên Card Video có
bốn thành phần chính:
- Ram: Lưu dữ liệu video trước khi hiển thị trên màn hình, bộ nhớ Ram của Card
Video càng lớn thì cho hình ảnh có độ phân giải càng cao.
- IC: DAC (Digital Analog Conveter) đây là IC đổi tín hiệu ảnh từ dạng số của
máy tính sang thành tín hiệu tương tự.
- IC giải mã Video.
- BIOS: Là trình điều khiển Card Video khi Window chưa khởi động.
- Card Video có thể được tích hợp trực tiếp trên Mainboard.
11. Màn hình – Monitor:
Màn hình - Monitor hiển thị các thông tin về hình ảnh, ký tự giúp cho người sử
dụng nhận được các kết quả xử lý của máy tính, đồng thời thông qua màn hình người
sử dụng giao tiếp với máy tính để đưa ra các điều khiển tương ứng.
Hiện nay có hai loại màn hình phổ biến là CRT và màn hình LCD.
10
Một số thuật ngữ máy tính:
+ PC (Personal Computer): máy tính cá nhân
+ Mainboard (Motherboard): bo mạch chủ
+ CPU (Central Processing Unit): đơn vị xử lý trung tâm
+ RAM (Random Access Memory): bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên
+ ROM (Read Only Memory): bộ nhớ chỉ đọc
+ HDD (Hard Disk Drive): ổ đĩa cứng
+ FDD (Floppy Disk Drive): ổ đĩa mềm
+ PSU (Power Supply Unit): bộ cấp nguồn
+ Bus, cache, chip, BIOS (Basic Input-Output System): hệ thống nhập xuất cơ
bản.
+ Chipset: Chip điều khiển thiết bị.
+ FSB, BSB, socket, slot, expansion card…
11
CHƯƠNG 2. CASE, NGUỒN
I. Case – thùng máy tính:
1. Cấu trúc thùng máy:
- Cấu trúc bên trong của các loại thùng máy đều tương tự nhau. Phổ biến nhất vẫn
là kiểu thiết kế theo chuẩn ATX, gồm 4 khu vực chính:
+ Khu vực lắp bộ nguồn.
+ Khu vực lắp các ổ đĩa quang.
+ Khu vực lắp các thiết bị 3.5”
+ Khu vực lắp đặt Mainboard.
Bên trong case máy tính chỉ có nguồn và các giá đỡ thiết bị
a. Mặt sau của case:
Mặt sau của thùng máy gồm các loại jack cắm (thường gọi là cổng). Các thiết bị
vào/ra (I/O) và thiết bị ngoại vi, thông qua dây nối vào các cổng để giao tiếp với thành
phần bên trong của khối hệ thống.
12
b. Mặt trước thùng máy:
Mặt trước của thùng máy bố trí các công tăc, như power on, reset, các cổng giao
tiếp như usb, audio out put, các led hiển thị.
c. Dây tín hiệu đèn:
Là phần quan trọng trong thùng máy, dùng để kết nối các tín hiệu như đèn ổ
cứng, đèn báo tín hiệu nguồn và các nút khởi động… Đối với đời máy Pentium 4 thùng
máy lại thêm một số chức năng như dây kết nối USB, dây mirophone nối ra mặt trước.
Một số dây tính hiệu gồm:
+ HDD_LED
+ Power_LED
+ Power_SW
13
+ Reset_SW
+ Speaker
+ F_USB2.0
+ F_Audio
- Cách đấu dây tính hiệu:
II. Mốt số sự cố liên quan đến case máy tính:
Sự cố
Chẩn đoán
Khắc phục
Ấn nút Power hoặc Reset
thì máy khởi động lại liên
tục.
Kiểm tra các nút Power
và Reset các nút này có bị
dính vào thùng máy hay
không.
Sửa chữa hoặc thay thế.
Nút Power và Reset
không có tác dụng.
Các dây kết nối tín hiệu
bị hư, chưa kết nối hoặc
kết nối sai.
Kiểm tra dây và vị trí kết
nối.
Kích nguồn trực tiếp.
Front USB & Audio Port
không có tác dụng.
Các dây kết nối tín hiệu
bị hư, chưa kết nối hoặc
kết nối sai. Thiết bị USB
& Headphone bị lỗi.
Kiểm tra dây kết nối và
thiết bị kết nối.
III. Bộ nguồn máy vi tính:
1. Phân loại bộ nguồn:
- Nguồn AT thường thấy trong các máy đời cũ (hỗ trợ bộ vi xử lý Pentium MMX,
Pentium II, Celeron,…). Các bo mạch được sản xuất vài năm gần đây chỉ hỗ trợ bộ
nguồn chuẩn ATX (Pentium IV, Celeron Tualatin,…).
- Hiện nay nguồn AT không còn được sử dụng trong máy tính, lý do:
+ Phải dùng công tắc để tắt nguồn thay vì dùng phần mềm để tắt nguồn như
ATX.
+ Khi muốn nâng cấp máy tính phải xem xét vấn đề công suất.
+ Nguồn AT không có một số tính năng quản lý điện năng thông minh.
+ Nguồn ATX cho phép tắt mở nguồn tự động bằng phần mềm/ thông qua
mạng mà không phải sử dụng công tắc (với card mạng có tính năng Wake-
on-LAN).
14
- Một số loại bộ nguồn ATX:
+ ATX: jack chính 20 chân (dùng cho Pentium III hoặc Athlon XP).
+ ATX12V: jack chính 20 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4/ Athlon 64).
+ ATX12V 2.X: dây chính 24 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4 Socket 775 và các hệ
thống Athlon 64, PCI-Express).
Sơ đồ các chân trên bộ nguồn:
+ Dây mầu cam là chân cấp nguồn 3,3V
+ Dây mầu đỏ là chân cấp nguồn 5V
+ Dây mầu vàng là chân cấp nguồn 12V
+ Dây mầu xanh da trời là chân cấp nguồn -12V
+ Dây mầu trắng là chân cấp nguồn -5V
+ Dây mầu tím là chân cấp nguồn 5VSB (Đây là nguồn cấp trước)
+ Dây mầu đen là Mass
+ Dây mầu xanh lá cây là chân lệnh mở nguồn chính PS_ON(Power Swich
On), khi điện áp PS_ON = 0V là mở , PS_ON> 0V là tắt.
+ Dây mầu xám là chân bảo vệ Mainboard, dây này báo cho Mainbord biết
tình trạng của nguồn đã tốt PWR_OK (Power OK), khi dây này có điện áp
>3V thì Mainboard mới hoạt động.
2. Cấu tạo bộ nguồn:
15
Bao gồm:
1. Quạt giải nhiệt
2. Các loại jack cắm
3. Công tắc chuyển điện áp
4. Jack cắm nguồn
3. Cách kiểm tra bộ nguồn:
- Bước 1: Cấp điện cho bộ nguồn
- Bước 2: Đấu dây PS_ON (mầu xanh lá cây) vào Mass (đấu vào một dây mầu
đen nào đó) => Quan sát quạt trên bộ nguồn , nếu quạt quay tít là nguồn đã chạy. Nếu
quạt không quay là nguồn bị hỏng. Trường hợp nguồn vẫn chạy thì hư hỏng thường do
Mainboard.
4. Các lỗi của nguồn:
Sự cố
Chẩn đoán
Khắc phục
Hệ thống đôi khi khởi động
lại liên tục khi vào giao
diện Windows Logon.
Nguồn điện không ổn
định, bộ nguồn bị sụt áp,
hư tụ.
Sử dụng ổn áp, thay thế
bộ nguồn mới hoặc sửa
bộ nguồn.
Nguồn hệ thống không
được kích hoạt khi ấn nút
Power.
Bộ nguồn hư hoặc
chưa được cấp nguồn.
Dây nguồn hư, công tắc
nguồn chưa được mở
hoặc các jack cắm tiếp
xúc kém.
Kiểm tra bộ nguồn và
các yếu tố có liên quan.
Khi cắm thiết bị vào Front
USB Port, máy tính khởi
động lại hoặc dump treo
máy.
Nguồn điện không đảm
bảo. Chạm nguồn.
Kiểm tra bộ nguồn,
USB port, đổi port,
kiểm tra dây kết nối.
16
CHƯƠNG 3. MAINBOAD
I. Chức năng của Mainboard:
Mainboard của máy tính có các chức năng sau đây:
- Là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ
máy vi tính thống nhất.
- Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị trên.
- Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện được gắn hoặc cắm rời trên
Mainboard.
II. Nguyên lý hoạt động của Mainboard:
Mainboard có 2 IC quan trọng là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam, chúng có
nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm vào Mainboard như nối giữa CPU với
RAM, giữa RAM với các khe mở rộng PCI v v
Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất khác nhau còn
gọi là tốc độ Bus.
Thí dụ trên một Mainboard Pentium 4, tốc độ dữ liệu ra vào CPU là 533MHz
nhưng tốc độ ra vào bộ nhớ RAM chỉ có 266MHz và tốc độ ra vào Card Sound gắn
trên khe PCI lại chỉ có 66MHz.
Giả sử ta nghe một bản nhạc MP3, đầu tiên dữ liệu của bản nhạc được nạp từ ổ
cứng lên bộ nhớ RAM sau đó dữ liệu được xử lý trên CPU rồi lại tạm thời đưa kết quả
xuống bộ nhớ RAM trước khi đua qua Card Sound ra ngoài, toàn bộ hành trình của dữ
liệu di chuyển như sau:
Dữ liệu đọc trên ổ cứng truyền qua cổng IDE với vận tốc 33MHz đi qua Chipset
cầu nam đổi vận tốc thành 133MHz đi qua Chipset cầu bắc vào bộ nhớ RAM với vận
tốc 266MHz, dữ liệu từ Ram được nạp lên CPU ban đầu đi vào Chipset bắc với tốc độ
266MHz sau đó đi từ Chipset bắc lên CPU với tốc độ 533MHz , kết qủa xử lý được
nạp trở lại RAM theo hướng ngược lại, sau đó dữ liệu được gửi tới Card Sound qua
Bus 266MHz của RAM, qua tiếp Bus 133MHz giữa hai Chipset và qua Bus 66MHz
của khe PCI => Như vậy ta thấy rằng 4 thiết bị có tốc độ truyền rất khác nhau là CPU
có Bus (tốc độ truyền qua chân) là 533MHz + RAM có Bus là 266MHz + Card Sound
có Bus là 66MHz + Ổ cứng có Bus là 33MHz đã làm việc được với nhau thông qua hệ
thống Chipset điều khiển tốc độ Bus.
III. Một số thành phần trên mainboard:
1. Chipset cầu bắc (North Bridge) và Chipset cầu nam (Sourth Bridge):
Nhiệm vụ của Chipset:
+ Kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi lại với nhau
17
+ Điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị
+ Thí dụ: CPU có tốc độ Bus là 400MHz nhưng Ram có tốc độ Bus là
266MHz để hai thành phần này có thể giao tiếp với nhau thì chúng phải
thông qua Chipset đế thay đổi tốc độ Bus
+
Chipset North Bridge
2. Đế cắm CPU:
Ta có thể căn cứ vào các đế cắm CPU để phân biệt chủng loại Mainboard tiếp
vào Mainboard mà gắn vào một vỉ mạch sau đó vỉ mạch đó được gắn xuống Mainboard
thông qua khe Slot như hình dưới đây:
- Khe cắm CPU kiểu Slot - Cho các máy Pentium 2:
Khe cắm này chỉ có ở các máu Pentium 2 , CPU không gắn trựctiếp vào
Mainboard mà gắn vào một vỉ mạch sau đó vỉ mạch đó được gắn xuống Mainboard
thông qua khe Slot như hình dưới đây:
- Đế cắm CPU kiểu Socket 370 - Cho các máy Pentium 3:
Đây là đế cắm trong các máy Pentium 3 , đế cắm này có 370 chân
Đế cắm CPU - Socket370 trong các máy Pentium 3
- Đế cắm CPU - Socket 423 - Cho các máy Pentium 4:
Đây là kiểu đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời đầu dành cho CPU có
423 chân.
18
Đế cắm CPU - Socket 423 trong các máy Pentium 4 đời đầu
- Đế cắm CPU - Socket 478 - Cho các máy Pentium 4:
Đây là đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời trung, chip loại này có 478
chân.
Đế cắm CPU - Socket 478 trong các máy Pentium 4 đời trung
- Đế cắm CPU - Socket 775 - Cho các máy Pentium 4:
Đây là đế cắm CPU trong các máy Pentium 4 đời mới.
Đế cắm CPU - Socket 775 trong
các máy Pentium 4 đời mới
3. Khe cắm RAM:
- Khe cắm SDRAM - Cho máy Pentium 2 và Pentium 3:
SDRam (Synchronous Dynamic Ram) => Ram động có khả năng đồng bộ, tức
Ram này có khả năng theo kịp tốc độ của hệ thống. SDRam có tốc độ Bus từ 66MHz
đến 133MHz.
19
- Khe cắm DDRam - Cho máy Pentium 4:DDRam (Double Data Rate
Synchronous Dynamic Ram) => Chính là SDRam có tốc độ dữ liệu nhân 2.
- DDRam có tốc độ Bus từ 200MHz đến 533MHz
4. Khe cắm mở rộng:
- ISA
ISA (Industry Standar Architecture => Kiến trúc tiêu chuẩn công nghệ) đây là khe
cắm cho các Card mở rộng theo tiêu chuẩn cũ, hiện nay khe cắm này chỉ còn tồn tại
trên các máy Pentium 2 và Pentium 3 , trên các máy Pentium 4 khe này không còn xuất
hiện.
- PCI
PCI (Peripheral Component Interconnect => Liên kết thiết bị ngoại vi) Đây là
khe cắm mở rộng thông dụng nhất có Bus là 33MHz, cho tới hiện nay các khe cắm
này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các máy Pentium 4
20
- AGP
AGP (Accelerated Graphic Port) Cổng tăng tốc đồ hoạ , đây là cổng giành riêng
cho Card Video có hỗ trợ đồ hoạ , tốc độ Bus thấp nhất của khe này đạt 66MHz <=>
1X,
1X = 66 MHZ (Cho máy Pentium 2 & Pentium 3)
2X = 66 MHz x 2 = 133 MHz (Cho máy Pentium 3)
4X = 66 MHz x 4 = 266 MHz (Cho máy Pentium 4)
8X = 66 MHz x 8 = 533 MHz (Cho máy Pentium 4)
16X = 66 MHz X 16= 1066 MHz (Cho máy Pentium 4)
IV. Hỏng hóc của mainboard:
Các biểu hiện có thể hỏng mainboard:
Biểu hiện 1:
- Bật công tắc nguồn của Máy tính, máy không khởi động, quạt nguồn không
quay
Biểu hiện 2:
- Bật công tắc nguồn, quạt nguồn quay nhưng máy không khởi động, không lên
màn hình
Biểu hiện 3:
- Máy có biểu hiện thất thường, khi khởi động vào đền Win thì Reset lại hoặc khi
cài đặt Win XP ngang chừng thì báo lỗi làm bạn không thể cài đặt.
Lưu ý:
- Các biểu hiện khi hỏng Mainboard rất giống với biểu hiện khi hỏng CPU hoặc
khi nguồn bị lỗi , do vậy khi gặp các biểu hiện trên bạn cần kiểm tra nguồn và CPU để
loại trừ.
- Để loại trừ nguyên nhân do nguồn bạn hãy dùng một bộ nguồn tốt để thử.
- Để thử CPU bạn có thể cắm thử sang một máy khác, nếu là CPU của máy
Pentium2 hoặc Pentium3 thì bạn cần thiết lập cho đúng tốc độ BUS của CPU thì nó
mới chạy (Xem lại phần thiết lập tốc độ cho CPU)
- Sau khi bạn đã thử và đã chắc chắn rằng: Nguồn và CPU vẫn tốt nhưng máy vẫn
bị các biểu hiện trên thì chứng tỏ => Mainboard của bạn có vấn đề.
Các biểu hiện sau thường không phải hỏng Mainboard:
Máy vi tính có nhiều bệnh khác nhau và bạn lưu ý các bệnh sau thường là không
phải hỏng Mainboard.
- Khi bật công tắc nguồn, máy không lên màn hình nhưng có tiếng bíp dài
(Trường hợp này thường do hỏng RAM hoặc Card màn hình)
- Máy có báo phiên bản BIOS khi khởi động trên màn hình nhưng không vào
được màn hình Windows (Trường hợp này thường do hỏng ổ đĩa)
- Máy hay bị treo khi đang sử dụng. (Trường hợp này thường do lỗi phần mềm
hoặc ổ đĩa bị bad)
- Máy tự động chạy một số chương trình không theo ý muốn của người sử dụng.
(Trường hợp này thường do máy bị nhiễm Virut)
21
Phương pháp kiểm tra Mainboard: Bạn hãy thực hiện theo các bước như sau:
- Tháo tất cả các ổ đĩa cứng, ổ CD Rom , các Card mở rộng và thanh RAM ra
khỏi Mainboard, chỉ để lại CPU trên Mainboard.
Cấp nguồn, bật công tắc và quan sát các biểu hiện sau:
- Biểu hiện 1: Quạt nguồn quay, quạt CPU quay, có các tiếng bip dài ở loa =>
Điều này cho thấy Mainboard vẫn hoạt động, CPU vẫn hoạt động, có tiếng bíp dài là
biểu hiện Mainboard và CPU đã hoạt động và đưa ra được thông báo lỗi của RAM (Vì
ta chưa cắm RAM)
- Biểu hiện 2: Quạt nguồn và quạt CPU không quay (Đảm bảo chắc chắn là công
tắc CPU đã đấu đúng)=> Điều này cho thấy Chipset điều khiển nguồn trên Mainboard
không hoạt động.
- Biểu hiện 3: Quạt nguồn và quạt CPU có quay nhưng không có tiếng kêu ở loa
=> Điều này cho thấy CPU chưa hoạt động hoặc hỏng ROM BIOS nếu bạn đã thay thử
CPU tốt vào thì hư hỏng là do ROM BIOS hoặc Chipset trên Mainboard.
22
CHƯƠNG 4. CPU
I. Khái niệm về CPU:
- CPU (Center Processor Unit) - Khối xử lý trung tâm: Là một linh kiện quan
trọng nhất của máy tính, được ví như bộ não của con người, toàn bộ quá trình xử lý,
tính toán và điều khiển đều được thực hiện tại đây.
Trong các CPU Pentium 4 hiện nay có tới hàng trăm triệu con Transistor được
tích hợp trong một diện tích rất nhỏ khoảng 2 đến 3cm2
- CPU là linh kiện quyết định đến tốc độ của máy tính, tốc độ xử lý của CPU
được tính bằng MHz hoặc GHz.
- 1MHz = 1000.000 Hz
- 1GHz = 1000.000.000 Hz
- Hãng sản xuất CPU lớn nhất hiện nay là Intel (Mỹ) hãng này chiếm đến 90% thị
phần về CPU cho máy tính PC, ngoài ra còn có một số hãng cạnh tranh như AMD,
Cyrix, Nexgen, Motorola.
Các yếu tố tác động đến hiệu suất của CPU
- Độ rộng Bus dữ liệu và Bus địa chỉ (Data Bus và Add Bus)
- Tốc độ xử lý và tốc độ Bus (tốc độ dữ liệu ra vào chân) còn gọi là FSB
- Dung lượng bộ nhớ đệm Cache.
II. Cấu tạo của CPU:
1. Cấu tạo:
Gồm có 3 khối:
- ALU(Arithmetic Logic Unit) - Đơn vị số học logic: Khối này thực hiện các
phép tính số học và logic cơ bản trên cơ sở các dữ liệu.
- Control Unit: Khối này chuyên tạo ra các lệnh điều khiển như điều khiển ghi
hay đọc…
- Registers: Các thanh ghi: Nơi chứa các lệnh trước và sau khi xử lý.
23
2. Nguyên lý hoạt động của CPU:
- CPU hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào các mã lệnh , mã lệnh là tín hiệu số
dạng 0 và 1 được dịch ra từ các câu lệnh lập trình, như vậy CPU sẽ không làm gì cả
nếu không có các câu lệnh hướng dẫn.
- Khi chúng ta chạy một chương trình thì các chỉ lệnh của chương trình đó được
nạp lên bộ nhớ Ram, các địa chỉ lệnh này đã được dịch thành ngôn ngữ máy và thường
trú trên các ngăn nhớ của Ram ở dạng 0,1
- CPU sẽ đọc và làm theo các chỉ lệnh một cách lần lượt. Trong quá trình đọc và
thực hiện các chỉ lệnh, các bộ giải mã sẽ giải mã các chỉ lệnh này thành các tín hiệu
điều khiển.
3. Một số dòng CPU:
a. CPU đời máy 586 (trước đời máy Pentium2):
CPU cho máy Pentium Pro còn gọi là máy 586 ,
là thế hệ máy trước đời Pentium 2
Các thông số kỹ thuật:
+ Tốc độ CPU từ 150 MHz đến 233 MHz
+ Tốc độ Bus là 66MHz
+ Bộ nhớ Cache 128K
+ Năm sản xuất: 1995 - 1996
b. CPU cho các máy Pentium 2:
CPU của máy Pentium 2 được hàn trên một vỉ mạch
Các thông số kỹ thuật:
+ Tốc độ CPU từ 233 MHz đến 450 MHz
24
+ Tốc độ Bus (FSB) là 66 và 100 MHz
+ Bộ nhớ Cache 128K - 256K
+ Năm sản xuất: 1997 - 1998
+ Mainboard hỗ trợ: sử dụng Mainboard có khe cắm Slot
c. CPU cho các máy Pentium 3:
Các thông số kỹ thuật:
+ Tốc độ CPU từ 500 MHz đến 1.300 MHz
+ Tốc độ Bus (FSB) 100 MHz và 133 MHz
+ Bộ nhớ Cache từ 256K- 512K
+ Năm sản xuất: 1999 -2000
+ Đế cắm trên Mainboard là Socket 370
d. CPU cho các máy Pentium 4:
- CPU Socket 423:
+ CPU Socket 423 sản xuất vào đầu năm 2001
+ Tốc độ từ 1.400 MHz đến 2.000 MHz
+ Sử dụng Bus 100 MHz
+ Loại CPU này có thời gian tồn tại ngắn
- CPU Socket 478:
CPU cho máy Pentium 4 Socket 478
Các thông số kỹ thuật:
+ Tốc độ xử lý từ 1.400 MHz đến 3.800 MHz (2006) và chưa có giới hạn cuối.
+ Tốc độ Bus (FSB) 266, 333, 400, 533, 666, 800 MHz.
+ Bộ nhớ Cache từ 256 đến 512K.
25
+ Năm sản xuất từ 2002 đến nay (2006) vẫn tiếp tục sản xuất.
+ Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 478.
+ Đế cắm CPU máy Pentium 4 - Socket 478CPU Socket hai khuyết hình bán
nguyệt ở cạnh và không có chân.
- CPU Socket 775
Các thông số kỹ thuật:
+ Tốc độ xử lý từ 2.400 MHz đến 3.800 MHz (2006) và chưa có giới hạn cuối.
+ Tốc độ Bus (FSB) 533, 666, 800 MHz
+ Bộ nhớ Cache từ 512K đến 1MB
+ Năm sản xuất từ 2004 đến nay (2006) vẫn tiếp tục sản xuất.
+ Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 775