Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

van dung2b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.62 KB, 4 trang )

II. Vận dụng:
1.Sự vận dụng qui luật lưu thông tiền tệ của C. Mac trong điều kiện nền kinh tế thị
trường: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các mối liên hệ chủ yếu đề do thị trường
(cung và cầu) quyết định, kể cả mối quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Vì vậy lưu thông tiền tệ
cũng phải được quản lý dựa trên cơ sở xác định mức cung và cầu tiền tệ nhằm đảm bảo
cân bằng cung và cầu tiền tệ.
a. Mức cung tiền tệ và sự xác định mức cung tiền tệ:
Khái niệm về cung tiền tệ: Tổng giá trị của các PTTT trong nền kinh tế - Về thực chất là
những tài sản có khả năng chuyển hoán (liquidity) ở mức độ nhất định.
Thành phần mức cung tiền: Được phân định theo khả năng chuyển hoán, bao gồm M1
gồm tiền mặt và những tài sản được coi như tiền mặt; M2 gồm M1 và những tài sản có
khả năng chuyển hoán thấp hơn như tiền tiết kiệm, tiền gửi trên các tài khoản kinh
doanh trên thị trường tiền tệ...; M3 gồm M2 và một số tài sản khác có khả năng chuyển
hoán thấp hơn ví dụ như tiền gửi của các công ty kinh doanh chứng khoán chuyên
nghiệp, giấy chứng nhận sở hữu bất động sản, trái phiếu Chính phủ.M4 gồm M3 và jấy
chứng nhận sở hữu bất động sản. Và cứ như vậy tuỳ theo sự phát triển của hệ thống tài
chính của từng nước mà thành phần của mức cung tiền tệ có thể kéo dài thêm.
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cung tiền tệ: Thu nhập, Lãi suất, Giá cả và các biến số
khác phản ánh sự biến động của nền kinh tế xã hội.
b. Mức cầu tiền tệ và sự xác định mức cầu:
Khái niệm cầu tiền tệ: Là nhu cầu của công chúng hay nền kinh tế đối với việc năm giữ
tiền, hay là những tài sản có tính thanh khoản.
Thành phần của cầu tiền tệ: Có nhiều quan điểm khác nhau về thành phần cũng như các
nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tiền tệ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cầu tiền tệ: Thu nhập, Lãi suất, Giá cả, Tần suất thanh
toán, Lợi tức kỳ vọng của việc đầu tư vào các tài sản khác có liên quan đến tiền.
c. Điều tiết cung và cầu tiền tệ:
Việc điều tiết cung và cầu tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải dựa vào các
tín hiệu thị trường (mức chung giá cả, tỷ giá hối đoái và tình hình tăng trưởng kinh tế)
sao cho MS ≡ Md , và đây chính là sự nhận thức và vận dụng qui luật lưu thông tiền tệ
của C. Mac


2. Thực trạng lưu thông tiền tệ và quản lý lưu thông tiền tệ ở Việt Nam :
Trước 1980 theo qui luật của C. Mac: Trước đây, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, chúng ta đã vận dụng quy luật này hết sức máy móc. Cứ theo kế hoạch từ đầu
năm ta biết ngay mức hàng hóa sản xuất trong năm. Giá cả thì được quy định cụ thể vì
nhà nước độc quyền buôn bán hàng hóa. Và tính được tốc độ lưu chuyển tiền tệ trung
bình. Thế là ta biết được lượng tiền cần thiết trong năm và phát hành tưng đó tiền.
Nhưng thực tế chúng ta đã không tính hết được các yếu tố ảnh hưởng tới lượng tiền theo
cách chủ quan như thế. Và hậu quả là đất nước rơi vào tình trạng lạm phát nghiêm trọng
Lạm phát và không kiểm soát được tình hình lạm phát dẫn đến khủng hoảng trong lưu
thông tiền tệ vào những năm 1980 - 1988
Sau 1988, chúng ta thừa nhận rằng công thức của Mác là công thức đúng để tính lượng
tiền cần thiết trong lưu thông nhưng thực tế không thể phát hành tiền theo cách tính như
vậy được. Sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng phải dựa vào những biểu hiện của thị
trường. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là tiền đang mất giá, chứng tỏ thừa tiền cung
ứng. Vì vậy phải căt giảm lượng cung tiền tệ. Và ngược lại.
Ngày nay,quản lý lưu thông tiền tệ là một chức năng riêng biệt của ngân hàng Trung
ương và chúng ta quản lý theo các nội dung:
3.Xây dựng cơ sở phát hành tiền vào lưu thông:
Cơ sở phát hành tiền: Dự trữ tài sản quốc gia
Phát hành phải tuân thủ qui luật và các quan hệ khác trong nền kinh tế
Kết quả bước đầu của việc thực hiện quản lý lưu thông tiền tệ
Sự ổn định giá trị của đồng tiền: Lạm phát thấp và có thể kiểm soát được (trung bình
5,6-7%/năm)
ổn định của nền kinh tế
Tăng trưởng của nền kinh tế
Hạn chế và yêu cầu tiếp tục đổi mới:
Tăng giá đột biến năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 là một biểu hiện của lạm
phát gây ảnh hưởng không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế trong
năm nay và có thể cả những năm tiếp theo. . Theo Mác thì việc xác định lượng tiền tệ
cần thiết cho lưu thông là rất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành

của nền kinh tế
trong một nền kinh tế xã hội hoá phải tính đến những công trình dài hạn. Bởi vì trong
suốt thời gian xây dựng nó phải liên tục ứng tiền mua tư liệu sản xuất và trả lương cho
công nhân nhưng không thu về được lượng hàng hoá đối ứng với lượng tiến đã ứng
ra .Do đó, khối lượng tiền tệ lớn được ứng ra đó đã ở lại trong lưu thông. Điều này rất
dễ dẫn đến sự rối loạn trên thị trường tiền tệ, một mặt là do sự chi phối của các nhà tư
bản tài chính, mặt khác là do sự mất cân đối trong việc phân bổ các nguồn lực đầu tư
vào các công trình lớn
theo quan điểm của C.Mác những ngành có thời kỳ lao động ngắn thì không hoặc ít gây
ra sự rối loạn trên thị trường tiền tệ, còn những ngành có thời kỳ lao động kéo dài thì do
tính chất đặc thù của nó, có tác động rất lớn đến thị trường tiền tệ.
Tóm lại, đối với những công trình lớn, phải đầu tư nhiều vốn, thời gian thu hồi vốn
chậm, khối lượng tiền tệ ở trong lưu thông nhiều, điều đó rất dễ dẫn tới tình trạng lạm
phát. Một khi điều đó xảy ra - thị trường tiền tệ bị rối loạn - thì chính những doanh
nghiệp đang thực hiện những công trình lớn đó sẽ gặp nhiều khó khăn, có khi phải
ngừng hoạt động.
Vận dụng luận điểm trên đây của C.Mác, nhìn vào sự vận động của nền kinh tế nước ta,
có thể thấy, việc xây dựng các công trình lớn, có thời gian thi công dài như: Nhà máy
Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất ...có thể là một trong những nguyên
nhân gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự biến động trên thị trường tiền tệ nước ta trong thời
gian vừa qua. Hay nói cách khác,chúng ta đang gặp phải một mâu thuẫn giữa yêu cầu
đầu tư xây dựng cơ bản về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho quá trình CNH, HĐH
đất nước và sự không ổn định của thị trường tiền tệ trong những giai đoạn nhất định do
sự mất cân đối trong quan hệ hàng hoá tiền tệ
Bên cạnh đó,việc phát hành tiền tệ vẫn do chính phủ quyết định,vẫn còn phát hành để tái
cấp vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh.
Nói chung,để khăc fục những điều đó,chúng ta fải hoàn thiện cơ chế phát hành, xây
dựng quy chế phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ,hoàn thiện và đẩy mạnh cơ chế
quản lý và điều hành LTTT theo chính sách tiền tệ quốc gia.
4. Giải quyết vấn đề lạm phát và khủng hoảng kinh tế

Lạm phát: Giải quyết vấn đề lạm phát bằng cách đưa tiền vào lưu thông trực tiếp nhờ
vào các doanh nghiệp thương mại để luôn tôn trọng được nguyên tắc: “Tiền chỉ được
đưa vào lưu thông khi trong xã hội đã có được vật tư, hàng hóa làm vật đối chứng; và
khi vật tư, hàng hóa đó, vật đối chứng đó không còn, đã được bán đi tiêu thụ, thì tiền từ
trong lưu thông phải được thu về”. Vì vậy chúng ta sẽ vẫn luôn có được sự cân đối
Tiền- Hàng trong nền kinh tế luôn vận động và phát triển, lạm phát mặc nhiên sẽ được
loại trừ. Chúng ta sẽ thoát khỏi vòng xoáy cung tiền- lạm phát- suy thoái. Giá trị đồng
tiền quốc gia sẽ luôn được giữ vững và ổn định.
Khủng hoảng tiền tệ:
Về giải pháp cho nền khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Giáo sư từng đoạt giải Nobel kinh
tế 2001 Joseph Stiglitz cho rằng con đường duy nhất là thúc đẩy tăng trưởng một cách
hợp lý.
Trong khi đại bộ phận dư luận cho rằng trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế toàn
cầu rất có thể sẽ xấu thêm mà không một chính phủ nào có đủ công cụ hiệu quả để xử
lý, Giáo sư Joseph Stiglitz cho rằng việc đánh giá năng lực xử lý khủng hoảng của các
chính phủ như vậy là không hoàn toàn chính xác. Rõ ràng, sự thiếu vắng các công cụ
chính trị cùng với chính sách tiền tệ yếu kém chưa được xem xét và đánh giá một cách
thấu đáo.
Thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức
gần bằng 0% trong suốt hai năm qua cho thấy sự bế tắc của chính nước Mỹ trước những
khó khăn của nền kinh tế. Cho dù các biện pháp đưa ra có thể tạm thời ngăn chặn sự sụt
giảm của thị trường chứng khoán, song không phải là cơ sở cho sự phục hồi kinh tế.
Trong khi các doanh nghiệp lớn có khả năng tiếp cận các nguồn vốn lớn, thì các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, thường tạo thêm nhiều công ăn việc làm, lại khó có thể vay tiền từ
các ngân hàng. FED và Bộ Tài chính Mỹ đã thất bại trong việc thúc đẩy các khoản vay
này mà lẽ ra phải hiệu quả hơn trong việc khởi động lại tăng trưởng kinh tế.
Giáo sư Stiglitz cho rằng lối thoát ra khỏi khủng hoảng thật đơn giản: đầu tư cho các
hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này vừa giúp khởi động lại tăng trưởng
kinh tế, vừa làm tăng nguồn thu từ thuế, đồng thời về trung hạn có thể làm giảm gánh
nặng nợ công và nâng cao khả năng thanh toán nợ. Trong bối cảnh căng thẳng về ngân

sách hiện nay, các giải pháp nhằm cân đối thu-chi như giảm các khoản khấu trừ vào
lương của người lao động, tăng thuế đối với người giàu, giảm thuế cho các doanh
nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, các
nước lại chưa đề ra được các giải pháp chính sách như vậy. Chính sách tiền tệ không
được vận hành đúng cách, chính sách liên quan đến ngân sách chịu nhiều rào cản đang
khiến tăng trưởng sẽ chậm lại. Thêm vào đó, việc hạ thâm hụt ngân sách bằng việc "thắt
lưng buộc bụng" sẽ phản tác dụng.
Giáo sư Stiglitz cho rằng việc xếp hạng của các cơ quan xếp hạng tín dụng cũng không
được tin cậy. Các nhà lãnh đạo châu Âu có lý khi ngày càng ít tin tưởng vào xếp hạng
của các cơ quan này. Châu Âu và Mỹ hiện đang đương đầu với những khó khăn chính
trị đặc biệt. Khó có thể nói sự tê liệt của chính nước Mỹ hay cơ cấu chính trị đang lung
lay của châu Âu đã là điều tồi tệ nhất hay chưa. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã đưa ra
những biện pháp quyết liệt, song tình hình đang diễn biến nhanh hơn so với những gì họ
trù tính.
Tại châu Âu, tỷ lệ nợ trên GDP thấp hơn so với ở Mỹ. Do đó, nếu cũng có một khung
ngân sách chung tương ứng, châu Âu sẽ có vị thế tốt hơn so với Mỹ. Một vấn đề khác
của châu Âu là hiện có quá nhiều người cho rằng chính sách "thắt lưng buộc bụng" là
một phương án tốt. Tuy nhiên, cần phải nhắc lại rằng ngay trước cuộc khủng hoảng, cả
Tây Ban Nha và Ireland đều đạt mức thặng dư thương mại và tỷ lệ nợ trên GDP thấp.
Việc tăng cường chính sách kinh tế hà khắc chỉ có thể làm chậm lại đà tăng trưởng của
châu Âu và làm tăng các vấn đề về ngân sách. Các nhà lãnh đạo châu Âu đến gần đây đã
thừa nhận rằng Hy Lạp và những nước khác chịu tác động của khủng hoảng nợ cần có
sự tăng trưởng.
Khi khủng hoảng nợ bắt đầu, nhiều người cho rằng thế giới đã rút ra được những bài
học từ cuộc Đại suy thoái và sự trì trệ kéo dài của kinh tế Nhật Bản. Song hiện nay, thực
tế không phải như vậy. Kế hoạch khởi động lại kinh tế Mỹ quá khiêm tốn, ít bền vững
và "bắt chưa đúngbệnh".
Giáo sư Stiglitz nhấn mạnh bất chấp các biện pháp kinh tế đã được thông qua, một kịch
bản lạc quan nhất đối với thế giới là các nền kinh tế sẽ trải qua tình trạng trì trệ kéo dài.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×