Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thông báo kết quả kiểm tra chuyên môn cấp tiểu học thị xã Đồng Xoài.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.43 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1264/SGDĐT-GDTH
Về việc thông báo kết quả kiểm tra
chuyên môn cấp tiểu học thị xã Đồng Xoài.
Đồng Xoài, ngày 31 tháng 5 năm 2010.
Kính gửi: Phòng GD&ĐT thị xã Đồng Xoài.
Sở GD&ĐT thông báo kết quả kiểm tra chuyên môn cấp tiểu học thị xã Đồng
Xoài theo Quyết định số 666/QĐ-SGDĐT ngày 01/4/2010 của Sở GD&ĐT thực hiện
từ ngày 05/4/2010 đến ngày 08/4/2010 như sau:
I. Nội dung kiểm tra:
- Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học;
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh, làm và sử dụng
thiết bị dạy - học;
- Việc thực hiện chương trình theo vùng miền, theo đối tượng học sinh (đặc
biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn);
- Việc thực hiện dạy học và đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng;
- Việc thực hiện chương trình theo vùng miền, theo đối tượng học sinh;
- Việc thực hiện dạy học tích hợp nội dung Giáo dục và bảo vệ môi trường vào
các môn học ở tiểu học;
- Việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 32/2009/TT/BGDĐT ngày
27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy định đánh giá, xếp loại
học sinh tiểu học;
- Việc thực hiện chương trình 36 buổi, chương trình 60 bài làm quen Tiếng
Việt để các em có cơ hội làm quen với Tiếng Việt tạo điều kiện học tập thuận lợi cho
các em trước khi bước vào lớp 1;
- Việc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu, khắc
phục tình trạng học sinh bỏ học;
- Việc lập hồ sơ, kế hoạch dạy học và đánh giá học sinh khuyết tật;


- Công tác kiểm tra, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn; thực hiện chuyên đề,
quy chế chuyên môn;
- Công tác xây dựng trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia, Mức chất lượng tối
thiểu.
II. Hình thức kiểm tra: kiểm tra trực tiếp tại các trường tiểu học với các hoạt
động chính:
- Dự giờ;
- Kiểm tra chất lượng học sinh;
- Kiểm tra hồ sơ trên lớp của giáo viên (giáo án, sổ điểm);
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của trường, các bộ phận có liên quan (kế hoạch,
hồ sơ chuyên đề, kiểm tra giáo viên, sổ dự giờ, nghị quyết chuyên môn của trường và
khối).
1
III. Kết quả kiểm tra:
Tổng số trường tiểu học được kiểm tra: 05, gồm các trường:
- Tiểu học Tân Phú
- Tiểu học Tiến Thành
- Tiểu học Tân Thành A
- Tiểu học Tân Xuân C
- Tiểu học Tân Phú B
1. Công tác quản lý, sinh hoạt chuyên môn:
1.1. Ưu điểm:
Các trường được kiểm tra có những ưu điểm chung như sau:
- Quản lý và thực hiện chương trình đúng quy định của Bộ GD&ĐT ban hành
kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT;
- Thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ chuyên môn theo đúng quy định của Điều lệ
trường tiểu học và các văn bản chỉ đạo khác của ngành về thực hiện quy chế chuyên
môn, hình thức sạch đẹp và được kiểm tra theo định kỳ, có kế hoạch năm học, học
kỳ, tháng, tuần có nội dung và biện pháp thực hiện;

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo đúng qui định;
- Thực hiện kiểm tra giáo viên định kỳ và đột xuất theo kế hoạch và có nhận
xét, đề xuất với giáo viên sau kiểm tra;
- Các trường tiểu học được kiểm tra, làm tốt công tác huy động học sinh 6 tuổi
vào lớp 1 và thực hiện tốt việc duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học;
- Thực hiện kiểm tra giáo viên định kỳ và đột xuất theo kế hoạch và có nhận
xét, đề xuất với giáo viên sau kiểm tra;
- Công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu
từng bước được chú trọng.
1.2. Tồn tại:
- Việc xây dựng kế hoạch (nhất là kế hoạch chuyên môn) của nhiều đơn vị còn
chung chung, biện pháp nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh
thiếu chi tiết cho từng nhóm đối tượng, có những trường tiểu học, tỉ lệ học sinh yếu ở
môn Tiếng Anh còn rất cao:
- Trường TH Tiến Thành: khối 3: 28,57 %, khối 4: 9,09 %, khối 5: 13,51 %;
- Trường TH Tân Phú B: khối 3: 11,39 %.
- Việc sinh hoạt chuyên môn ở một số tổ, khối chưa đảm bảo về thời gian và
chất lượng (TH Tiến Thành: khối 4); nhiều tổ khối sinh hoạt chuyên môn 3 lần/tháng
(TH Tân Thành A);
- Thiết lập và lưu trữ hồ sơ quản lý chưa khoa học, nội dung sơ sài, còn chồng
chéo (TH Tiến Thành); sổ nghị quyết ghi chép chưa đúng với quy định (TH Tân
Thành A); một số kế hoạch tổ khối chưa có xác nhận của khối trưởng, một số biểu
mẫu thống kê thiếu xác nhận của lãnh đạo nhà trường;
- Công tác kiểm tra giáo viên (trường, khối) được thực hiện có kế hoạch song
cần sắp xếp để đánh giá và theo dõi giáo viên trong suốt năm học, những đề xuất đối
với giáo viên sau khi kiểm tra cần phải được kiểm tra lại;
2
- Việc triển khai trương trình 36 buổi, 60 bài học sinh làm quen với tiếng Việt
trước khi vào lớp 1 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh còn hạn chế;
- Hồ sơ lưu trữ phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

chưa khoa học (TH Tiến Thành, TH Tân Thành A), đa số các trường chưa lập kế
hoạch xây dựng phong trào và các biện pháp triển khai thực hiện cụ thể, phần lớn kế
hoạch xây dựng phong trào lồng ghép với kế hoạch năm học.
- Phòng Thư viện các trường TH phần lớn được xây dựng từ các phòng học,
Chưa đủ diện tích theo quy định của thư viện trường phổ thông (tối thiểu 50 m
2
), cá
biệt vẫn còn thư viện được sử dụng chung với lớp học (TH Tiến Thành). Đặc biệt tất
cả thư viện của trường tiểu học đều được Phòng GD&ĐT đề nghị công nhận đạt
Chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT
về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, nhưng còn nhiều
tiêu chuẩn rất yếu so với chuẩn quy định, yêu cầu Phòng GD&ĐT cần chấn chỉnh lại
công tác kiểm tra để công nhận sát với Chuẩn quy định.
- Đối với học sinh khuyết tật, các trường tiểu học có hồ lưu trữ riêng. Tuy
nhiên, chưa đúng mẫu theo quy định tại Công văn số 2451/SGDĐT-GDTH ngày
21/10/2008 về việc hướng dẫn hồ sơ học sinh khuyết tật học hòa nhập.
- Công tác xây dựng trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia và Mức chất lượng tối
thiểu tuy có nhưng chưa được quan tâm sâu sát, một số trường có đề án xây dựng
trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia nhưng còn sơ sài, chưa thể hiện được rõ biện
pháp, thời gian, kinh phí và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp;
2. Thực hiện dạy - học và đánh giá học sinh:
Kết quả dự giờ giáo viên như sau:
STT
Trường tiểu
học
TS
giờ dự
Tốt Khá Trung bình Chưa ĐYC
SL % SL % SL % SL %
1 Tân Phú 7 2 28.5

7
4 57.14 1 14.29 0 0
2 Tiến Thành 5 2 40.0
0
2 40.0
0
1 20.0
0
0 0
3 Tân Thành A 6 4 66.67 1 16.67 1 16.67 0 0
4 Tân Xuân C 7 2 28.5
7
5 71.43 0 0.00 0 0
Tổng số 25 10 40.0
0
12 48.0
0
3 12.0
0
0 0
Nhận định chung qua việc dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo viên và khảo sát học
sinh như sau:
2.1. Về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên:
2.1.1. Ưu điểm:
- Giáo viên hoàn thành kế hoạch bài giảng, đảm bảo tính chính xác, hệ thống
về kiến thức, xác định được kiến thức trọng tâm của bài học;
3
- Hầu hết giáo viên soạn và dạy theo đúng phương pháp đặc trưng bộ môn và
loại bài (bài lý thuyết, thực hành,…);
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng khá linh hoạt các hình

thức tổ chức dạy học trong các phần, các khâu của bài dạy, phân bố thời gian tương
đối hợp lý (số tiết tốt, khá chiếm tỉ lệ 88 % / tổng số giờ dự).
- Có nề nếp sử dụng đồ dùng dạy học. Các trường đã trang bị cho giáo viên các
thiết bị, đồ dùng cơ bản để có thể tổ chức các hoạt động học tập theo hình thức hợp
tác nhóm, trò chơi học tập;
- Các hình thức tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp đã
được giáo viên vận dụng vào các tiết học;
- Không có tiết dạy chưa đạt yêu cầu qua các giờ Đoàn dự.
2.1.2. Tồn tại:
- Giáo viên dạy học chưa theo đối tượng học sinh, chưa tạo điều kiện, phát huy
tối đa năng lực sẵn có cho học sinh, thiếu sự quan tâm đến khả năng tiếp thu của học
sinh qua từng nội dung bài học để có sự giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời;
- Chưa khai thác hết được hiệu quả của từng phương pháp, hình thức dạy học
đã vận dụng trong giờ học, vẫn còn một số giáo viên thiếu tự tin, lúng túng trong thao
tác và ngôn ngữ;
- Sử dụng đồ dùng dạy học chưa phù hợp và chưa hiệu quả (tiết Đạo đức lớp
2
5
, tiết Mỹ Thuật lớp 3
2
– TH Tân Phú; tiết Tập đọc lớp 31 -

TH Tân Xuân C, tiết Mỹ
Thuật lớp 2
2
- TH Tân Thành A);
- Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chưa chú ý đến rèn luyện cho học
sinh những thói quen, kỹ năng trong học tập như: tính tự giác tham gia hoạt động của
nhóm, cách thức trao đổi và thống nhất ý kiến trong nhóm học tập (thực tế sinh hoạt
nhóm hiện nay chỉ tập trung vào ý kiến của 1 số học sinh giỏi), tính tự quản, các thao

tác với đồ dùng học tập,…
- Một số giáo viên được phân công dạy chuyên theo môn chưa thực hiện được
phương pháp đặc trưng bộ môn hoặc quy trình dạy như: giáo viên Âm nhạc dạy lớp
4
3
- TH Tân Xuân C; giáo viên dạy Thể dục lớp 2
3
- TH Tân Thành A.
2.2. Hồ sơ giáo viên:
2.2.1. Ưu điểm:
- Hoàn thành hồ sơ theo quy định (số lượng, loại) và sử dụng đúng mục đích,
có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết dạy, dạy học theo chuẩn
kiến thức và kỹ năng, hình thức hồ sơ sạch đẹp;
- Hầu hết được ký, duyệt đúng định kỳ.
2.2.2. Tồn tại:
- Kế hoạch bài giảng (giáo án) chưa thể hiện đầy đủ các mặt giáo dục kiến
thức, thái độ, kỹ năng; còn có mẫu kế hoạch bài học soạn chưa đúng theo phân phối
chương trình, chưa đúng theo đặc trung của bộ môn (môn Thể dục – TH Tân Thành
A), chưa tích hợp nội dung giáo dục tiết kiệm và sử dụng năng lượng có hiệu quả vào
các môn học ở tiểu học;
4
- Phần đánh giá tiêu chí 4.3 (học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của
bài học và biết vận dụng vào các bài luyện tập, thực hành sau tiết dạy) của phiếu dự
giờ chưa chính xác, còn cho điểm thập phân ở tiêu chí này.
2.3. Đánh giá học sinh:
Việc đánh giá học sinh còn những tồn tại cơ bản sau:
- Phần lớn giáo viên Mỹ thuật đánh giá nhận xét 5 (dành cho học sinh năng
khiếu) chưa chính xác, một số sổ điểm thiếu dấu giáp lai của nhà trường;
- Chất lượng giáo dục của học sinh có chiều hướng đi xuống (TH Tân Phú B,
Tân Xuân C), điểm bất thường kết quả học tập của học sinh chưa được nhà trường và

giáo viên thực sự quan tâm;
- Vẫn còn hiện tượng giáo viên sử dụng hai màu mực vào sổ theo dõi, đánh giá
kết quả học tập của học sinh.
3. Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn:
3.1. Ưu điểm:
- Thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT. Tổ chức bồi dưỡng
đến tất cả giáo viên và được lưu trữ trong hồ sơ tích lũy kinh nghiệm của cá nhân;
- Tổ chức bồi dưỡng có kết hợp lý thuyết và thực hành.
3.2. Tồn tại:
- Sau triển khai, chưa thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hiệu quả bồi
dưỡng và rút kinh nghiệm.
IV. Những kiến nghị:
1. Đối với Phòng GD&ĐT:
- Tổ chức chuyên đề hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch dài hạn, trung
hạn, năm học;
- Chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện trường tiểu học đạt
Mức chất lượng tối thiểu, đạt Chuẩn quốc gia, chỉ đạo các trường tiểu học cần lập đề
án chi tiết thể hiện được rõ biện pháp, thời gian, kinh phí và trách nhiệm của các cơ
quan phối hợp;
- Chấn chỉnh lại công tác kiểm tra để công nhận thư viện đạt Chuẩn đúng, đạt
với Chuẩn quy định mới đề nghị Sở GD&ĐT công nhận;
- Chỉ đạo việc bàn giáo trẻ 5 tuổi trên địa bàn của bậc học Mẫu giáo cho cấp
Tiểu học và thực hiện mở các lớp làm quen tiếng Việt trong hè nhằm chuẩn bị vốn
tiếng Việt cho trẻ vào học lớp 1 trong năm học sau;
- Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực cho giáo viên,
đồng thời có kế hoạch hạn chế số học sinh trên một lớp bằng hoặc thấp hơn 35 học
sinh để bảo đảm chất lượng dạy và học tập;
- Chỉ đạo các trường tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
và giảng dạy, bồi dưỡng chuyên đề về tin học trong việc soạn kế hoạch bài giảng
(giáo án) và trình chiếu khi dạy cho giáo viên để thao tác nhịp nhàng, nhuần nhiễn

nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Đối với các trường tiểu học:
5
- Xây dựng kế hoạch chi tiết hơn các chỉ tiêu phấn đấu về học lực, ôn tập và thi
lại trong hè, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban và bỏ học;
- Có biện pháp để thực hiện tốt hơn việc dạy học theo đối tượng học sinh;
- Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn;
- Chú trọng hơn về chất lượng của công tác kiểm tra giáo viên (chất lượng bài
soạn của giáo viên);
- Tranh thủ mọi nguồn lực để trang bị thêm hệ thống máy vi tính cho nhà
trường, động viên, khuyến khích giáo viên học tập để nâng cao trình độ về tin học,
đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và trong quản lý giáo
dục.
Trên đây là nội dung thông báo kết quả kiểm tra chuyên môn đối với Phòng
GD&ĐT thị xã Đồng Xoài, đồng thời có một số ý kiến chỉ đạo của Sở GD&ĐT. Yêu
cầu Phòng GD&ĐT phát huy những ưu điểm và chỉ đạo khắc phục những tồn tại
nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của thị xã Đồng Xoài.
GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Như kính gửi; (Đã ký)
- Lưu: GDTH-TTT-03b.
- Website:binhphuoc.edu.vn Phan Sỹ Giản
6

×