Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Kiến thức lớp 10 "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi –sự đóng góp của Nguyễn Trãi về khái niệm dân tộc pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.9 KB, 15 trang )


Kiến thức lớp 10

"Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi –phần7

Sự đóng góp của Nguyễn Trãi về khái
niệm dân tộc


Xem xét định nghĩa dân tộc của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, ông
đã nêu lên 5 yếu tố thống nhất: văn hiến, lãnh thổ, phong tục,
chính quyền, nhân dân mà đại biểu là người anh tài, hào kiệt.
Định nghĩa của Nguyễn Trãi không nói đến yếu tố kinh tế, vì ông
xuất phát từ thực tế hình thành dân Việt Nam có những nét độc
đáo không giống như quy luật phổ biến của sự hình thành các
dân tộc khác trên thế giới.

Thế giới đã biết đến các nhà lãnh đạo quân sự tài ba của Việt
Nam. Một số trong họ đã được ghi vào bộ sử biên niên các nhà
quân sự nổi tiếng thế giới như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ
Nguyên Giáp Không chỉ đánh giặc giỏi mà người Việt Nam còn
đóng góp cho nhân loại nhiều nhà tư tưởng, nhiều nhà văn hoá
lớn tầm cỡ thế giới. Và không phải ngẫu nhiên mà UNESCO, khi
liệt kê các nhà văn hoá lớn của thế giới, đã phải dành chỗ để ghi
tên tuổi các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Lịch sử dân tộc ta thật là vĩ đại, Cho
nên việc " tiếp tục khai thác, nghiên cứu sâu hơn, tổng kết khoa
học hơn di sản tư tưởng, trước hết là tư tưởng triết học, của ông
cha ta, chỉ ra cho được những giá trị lâu bền trong di sản đó, cố
gắng tìm trong đó bản sắc, những khía cạnh độc đáo cần kế thừa
và phát triển, giải thích cho được cái làm nên bản sắc độc đáo


đó Mặt khác, cũng chính việc tổng kết di sản này, rút ra những
bài học, những kinh nghiệm của quá khứ sẽ góp phần không nhỏ
cho công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt đất nước hiện nay
và sắp tới". Tư tưởng của Nguyễn Trãi là một trong những đóng
góp lớn cho di sản vĩ đại đó, đáng để cho chúng ta khai thác,
nghiên cứu.

Giới lý luận và những người quan tâm đến chính trị thế giới đã
từng biết đến một khái niệm dân tộc nổi tiếng mang tính phổ quát,
lần đầu tiên được Stalin đưa ra trong tác phẩm "Chủ nghĩa Mác
và vấn đề dân tộc, song điều mà các học giả thế giới ít biết đến
là, người đầu tiên trong lịch sử thế giới cố gắng tìm kiếm và đã
đưa ra được một định nghĩa dân tộc "tương đối có hệ thống và
toàn diện" lại là một người Việt Nam. Đó chính là Nguyễn Trãi,
nhà văn hoá lớn đã được thế giới công nhận và xếp hạng.
Trong tập kỷ yếu "Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi", nhiều tác
giả đã chỉ ra rằng Nguyễn Trãi là nhà quân sự, chính trị, ngoại
giao nhà văn hoá lớn. Cống hiến của Nguyễn Trãi đã được một
số tác giả nói tới. Chẳng hạn, theo Giáo sư Nguyễn Tài Thư,
Nguyễn Trãi "đã đề cập tới các yếu tố hình thành dân tộc mà
khoa học chính trị của thế kỷ XX này ít nhiều phải nhắc tới". Theo
Giáo sư Trần Văn Giàu, "Dân tộc ta có gần 5 thế kỷ độc lập lâu
dài từ thời Ngô Quyền năm 938 đến đầu thế kỷ XIV. Chính là 5
thế kỷ này, dân tộc Việt Nam (theo ý nghĩa khoa học tiến bộ nhất
của khái niệm dân tộc) được hình thành chỉ còn đợi điều kiện để
hoàn chỉnh. Đó là sự tham gia tích cực, bền bỉ của quảng đại
nhân dân vào việc cứu nước và đựng nước. Điều kiện đó đã xuất
hiện với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lãnh thổ chung, văn hoá
chung, tập quán, nhất là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước, đủ làm ra thứ keo sơn kết thành một dân tộc , một quốc gia

dân tộc bền vững ngay trong thời Trung đại phong kiến mà không
phải chờ đến chủ nghĩa tư bản phát triển tạo thành một thị trường
chung. Có đủ điều kiện cho sự hình thành dân tộc song ý thức
một cách rõ rệt nhất, đầy đủ nhất về sự hình thành đó là cống
hiến tinh thần của Nguyễn Trãi, người có trình độ văn hoá cao, có
kiến thức quốc học lớn

Như vậy, các tác giả Việt Nam đã đề cập ít nhiều đến đóng góp
về khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi, song đáng tiếc là chưa có
những bài chuyên sâu về vấn đề này. Bài viết nhỏ này không có
tham vọng làm điều đó, mà chỉ dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu
quan niệm về dân tộc của Nguyễn Trãi với các quan niệm về dân
tộc có trước và sau Nguyễn Trãi để thấy được sự cống hiến của
ông về vấn đề này, một sự đóng góp mang tầm cỡ thế giới, ở thế
kỷ XV, mà thế giới ít biết đến.

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, trước Nguyễn Trãi đã có nhiều
nhà tư tưởng tìm cách đưa ra định nghĩa về dân tộc, các quan
niệm đó có những giá trị nhất định. Mầm mống của nó phải chăng
đã có từ thời Lý Bí. Dân tộc lúc đó thường được gọi là thành hay
bang, quốc hay nước. Sau khi quét sạch quân xâm lược ở thế kỷ
VI, Lý Bí đã vứt bỏ luôn tên gọi mà Trung Quốc đã áp đặt cho
nước ta như Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ… và đặt
tên nước là Vạn Xuân (sau này nhà Đinh gọi là Đại Cồ Việt, nhà
Lý gọi là Đại Việt) để chứng tỏ sự cùng tồn tại ngang hàng với
các nước lớn ở Trung Hoa. Cùng với việc đổi tên nước là việc đổi
tên hiệu người đứng đầu từ Vương sang Đế: từ Trưng Vương,
Triệu Việt Vương sang Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng
Đế. Điều đó thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của người Việt. Sau
này, "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn đã thể hiện rõ Việt Nam là

một quốc gia dân tộc độc lập về chính thể, có quốc hiệu, niên
hiệu, đế hiệu và kinh đô riêng. Thời Bắc thuộc, để chống lại sự
thống trị: " trong bộ tộc Việt lúc đó đã có nhiều điểm chung về
nguồn gốc tộc người, về kinh tế, tiếng nói, phong tục, tập quán…
nhưng họ không thể biết hết các điều đó vì trình độ kiến thức hạn
chế. Dân tộc là một phạm trù lịch sử, gắn liền với một giai cấp
nhất định trong lịch sử. Ở Việt Nam, trước và sau khi giành được
độc lập, phạm trù dân tộc nằm trong hệ tư tưởng của giai cấp
phong kiến. Cùng với thời gian, khái niệm dân tộc được mở rộng
cả về bề rộng lẫn bề sâu, cả về không gian và thời gian, cả về đất
đai và văn hoá cho phù hợp với đối tượng mà nó khái quát. Ở Lý
Thường Kiệt, quan niệm đó còn khoác cái vỏ thần bí và trừu
tượng:

"Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư".

Điều đó có nghĩa là Việt Nam phải được độc lập vì “sách trời" đã
ghi Nhưng đến Trần Quốc Tuấn, quan niệm đó đã có sự thay
đổi: phải đánh đuổi giặc để bảo vệ quyền lợi cho gia tộc, đất
nước, để rửa nhục cho nước. Sử gia Lê Văn Hưu (thế kỷ XII)
quan niệm tổ quốc, dân tộc là "nhà tông miếu, nền xã tắc" , còn
Trần Quốc Tuấn (thế kỷ XIII) quan niệm đó là "thái ấp, bổng lộc,
đền đài, miếu mạo ". Đến Nguyễn Trãi thì chúng ta đã có được
"một quan điểm khá toàn diện, hoàn chỉnh về vấn đề dân tộc".

Trong Đại cáo Bình Ngô (1428), Nguyễn Trãi viết:

“Xét nước Đại Việt ta từ trước.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Bờ cõi sông núi đã riêng.
Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, đều làm đế một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.
Song hào kiệt vẫn không hề thiếu”.

Đọc áng văn trên, có thể thấy Nguyễn Trãi đã tiến một bước dài
trong việc tìm kiếm khái niệm dân tộc, làm cơ sở cho cuộc đấu
tranh chống xâm lược. Quan niệm đó được hình thành trong quá
trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, là cơ sở cho lý luận về
dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền. Khái niệm dân tộc có
quan hệ gần gũi với một loạt các khái niệm khác như tổ quốc, xã
tắc non sông, lãnh thổ, bờ cõi… đến mức mà trong những trường
hợp nhất định, chúng có thể thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, Lê
Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi đều nói
đến xã tắc. Vậy xã tắc là gì? "Xã tắc chính là thần đất phối hợp
với thần lúa để tượng trưng cho toàn thể gọi là xã tắc”. Trong Lễ
hiến phù ở Chiêu Lăng, Trần Nhân Tông đã viết:

“Xã tắc hai phen phiền ngựa đá.
Non sông ngàn thuở vững âu vàng".

Chính Nhuyễn Trãi đã dùng từ này để khẳng định quyền độc lập
của dân tộc:

"Xã tắc từ đây bền vững.
Non sông từ đậy đổi mới.
Để mở nền muôn thuở thái bình.
Để rửa nỗi ngàn thu sỉ nhục".


Khái niệm "Tổ quốc" có mối quan hệ mật thiết với khái niệm dân
tộc. Chúng "là hai khái niệm hầu như ngang nhau nhưng không
hoàn toàn đồng nhất với nhân vì trong khái niệm thứ nhất có bao
hàm những yếu tố không nằm trong khái niệm thứ hai, ví dụ: các
yếu tố thuộc về thiên nhiên". Đã là con người thì phải thuộc một
tổ quốc, một dân tộc nào đó. Không có tổ quốc và không thuộc
một dân tộc nào là người bất hạnh. Tổ quốc của Khổng Tử là
Hoa Hạ, nhưng nó bị xâu xé bởi nhiều thế lực khác nhau nên ông
phải đi hết nước này đến nước khác để mong muốn xây dựng
nên tổ quốc dân tộc thống nhất. Hàng chục năm "đi mòn cả dép",
song ông vẫn khôn thể nào làm được điều mong muốn. Trung
Quốc thời xưa không có tên nước, mà theo tên triều đại thống trị.
Nho giáo không có khái niệm tồ quốc, dân tộc, cũng chẳng có
khái niệm nào gắn với khái niệm dân tộc, có chăng chỉ là khái
niệm xã tắc. Nguyễn Trãi là nhà nho đích thực, nhưng là nhà nho
của Việt Nam có tổ quốc, có dân tộc.
Quan niệm về dân tộc của ông đã vượt xa Nho giáo để tiếp cận
đến những tri thức hoàn toàn mới. Đó là sư kế thừa và phát triển
tư tưởng dân tộc của các vị tiền bối, tù Lý Bí, Lý Thưởng Kiệt nên
Trần Quốc Tuấn, là sự nhận thức một cách tự giác, có sự bổ
sung những tri thức mới khi lịch sử đã thay đổi. Đó còn là kết quả
của sự suy ngẫm, của những phút giây thao thức, trăn trở "đêm
ngày cuồn cuộn nước triều đông", của những thể nghiệm, những
mất mát lớn lao, thậm chí phải đổi bằng máu của biết bao “dân
đen, con đỏ". Sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ đã cố gắng bổ sung
thêm cho khái niệm dân tộc:

"Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để răng đen.

Đánh cho nó chích luân bất phản".

Song sự bổ sung này cũng không có gì mới hơn. Theo nhận xét
của Giáo sư Phan Ngọc, công thức ấy (công thức về dân tộc), ra
đời năm 1428, bốn trăm năm trước công thức dân tộc của giai
cấp tư sản và năm trăm năm trước công thức dân tộc của Stalin
rõ ràng là một cống hiên thế giới".

Năm 1913, Stalin đưa ra định nghĩa: “Dân tộc là một khối cộng
đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở
cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý biểu
hiện trong cộng đồng văn hoá". Định nghĩa dân tộc của Stalin nêu
lên 4 yếu tố: kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, tâm lý trong đó yếu tố
kinh tế được coi là đặc trưng quan trọng nhất.

Xem xét định nghĩa dân tộc của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, ông
đã nêu lên 5 yếu tố thống nhất: văn hiến, lãnh thổ, phong tục,
chính quyền, nhân dân mà đại biểu là người anh tài, hào kiệt.
Định nghĩa của Nguyễn Trãi không nói đến yếu tố kinh tế, vì ông
xuất phát từ thực tế hình thành dân Việt Nam có những nét độc
đáo không giống như quy luật phổ biến của sự hình thành các
dân tộc khác trên thế giới. Do đặc điểm riêng mà sự hình thành
dân tộc ta không cần đến vai trò của giai cấp tư sản và chủ nghĩa
tư bản, không cần phải đợi đến quá trình thống nhất thị trường,
thuế quan là "tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tàisBản vào
trong tay một số ít người". Nguyên nhân của sự hình thành dân
tộc ta là do nhu cầu chống ngoại xâm và các thế lực thiên nhiên
hà khắc, buộc các tộc người sống trên lãnh thổ phải liên kết lại
thành một khối.
Sự đối chiếu nói trên cho thấy, Nguyễn Trãi đã xuất phát từ hoàn

cảnh cụ thể của Việt Nam để khái quát nên khái niệm dân tộc.
Chúng ta không thể đòi hỏi cái mà người đời trước không có vì
hiện thực lịch sử là thế, không thể đảo ngược được. Có thể nhận
thấy, ngoài những yếu tố trùng hợp vời khái niệm dân tộc của
Stalin như lãnh thổ, tâm lý, khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi
còn có những yếu tố khác, trong đó nổi bật nhất là yếu tố nhân
dân. Công lao của ông là ở chỗ, ông là người đầu tiên trong lịch
sử đưa ra được một khái niệm dân tộc tương đối hoàn chỉnh, nêu
ra được vấn đề để người đời sau tiếp tục giải quyết. Chính vì vậy,
khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử
của nó.

Đã có một thời, vấn đề dân tộc tưởng chừng như đã được giải
quyết xong xuôi, nhưng ngày nay nó lại nổi lên như một văn đề
thời sự nóng hổi nhất. Đây là vấn đề cực kỳ phức tạp và rắc rối.
Trên thế giới, hàng ngày hàng giờ chiến sự vẫn tiếp tục nổ ra
xoay quanh việc tranh chấp lãnh thổ, thanh lọc sắc tộc mà thực
chất là vấn đề dân tộc. Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục làm
đau đầu các nhà lãnh đạo tại các quốc gia đa sắc tộc. Nếu không
giải quyết tốt thì tại mỗi quốc gia này sẽ tiềm ẩn "nhưng thùng
thuốc nổ" của chiến tranh, chết chóc. Trên chính trường thế giới,
các cuộc chiến tranh Iran - Irắc và Irắc - Côoét vừa mới nguội tắt,
khói lửa của cuộc xung đột sắc tộc ở Nam Phi chưa kịp tan thì
cuộc chiến tranh "huynh đệ tương tàn" ở Nam Tư lại tiếp tục.
Thậm chí, ngay cả khi đã dẹp xong Taliban, ở Apganítan vấn đề
sắc tộc vẫn có nguy cơ bùng phát trong việc cai quản đất nước.

Do sự phức tạp của vấn đề dân tộc nên hiện nay các học giả trên
thế giới đang tìm cách xác định lại khái niệm này. Chính vì vậy,
việc tìm hiểu vấn đề này vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi và

cấp bách. Trước tình hình đó, chúng ta càng nhận thấy giá trí của
khái niệm dân tộc của Nguyễn Trãi, tầm vĩ đại của sự tiên tri vượt
trước thời đại của ông. Đã gần 600 năm trôi qua kể từ khi xuất
hiện khái niệm dân tộc ở Việt Nam, thế giới lại sôi động lên vấn
đề dân tộc và điều này càng nhắc ta gợi nhớ đến công lao to lớn
của Nguyễn Trãi. Những bài học của lịch sử về vấn đề dân tộc,
trong đó có sự đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi, vẫn giữ nguyên
giá trị đối với hậu thế. Có được sự hiểu biết đúng đắn và vận
dụng linh hoạt vấn đề này sẽ giúp cho các nhà chính trị hàng đầu
thế giới có thể tránh được những bước đi sai lầm làm phương hại
đến sự thống nhất dân tộc làm ảnh hưởng đến sự ổn định của
khu vực và thế giới.

×