Kiến thức lớp 10
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH-phần 6
THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM
MB:
Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn mang
lại nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam . Chiếc nón lá Việt
Nam không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt
Nam .
TB:
* Hình dáng: Chiếc nón lá Việt Nam có hình tròn chóp trên đỉnh
đầu.
Để có được chiếc nón lá đẹp, phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá , phơi lá,
chọn chỉ khâu, đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ.
* Nguyên liệu và cách thực hiện:
+Nguyên vật liệu: Mo nan làm nón, dây móc, lá lụi, khuốn nón,
vòng tròng bằng tre, sợi guột.
+Quy trình làm nón:
- Lá chằm nón được làm từ lá mây, lá cọ … lá phải tươi, mang về
rửa sạch, sấy lá trên bếp than cho lá khô nhưng vẫn giữ được
xanh tươi chứ không phơi nắng. Sau đó phơi sương tiếp từ 2 -> 4
giờ để cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang
đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá
phẳng phiu.Hay có nơi người ta đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để
là cho phẳng. Chọn lựa kỉ lại lá lần nữa rồi cắt gọn còn khoảng
50cm.
-Nón chằm bằng các nan tre uốn thành hình từng vòng tròn nhỏ
dần lên đến đỉnh.Vòng nón được chuốt tròn đầu đặn, chỗ nối
không có vết gợn. Dây cột lá là dây cước dẻo, dai, săn chắc, có
màu trắng trong suốt.
-Cần có khuôn đặt nan và lá vào rồi may bằng dây cước. - Việc
cuối cùng là thắt và khâu nón khi lá đặt trên các vành khuôn. Sợi
móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng cột bằng tre để hoàn chỉnh
nón. Các lá nón không được sộc sệch, đường kim, mũi chỉ phải
đầu tăm tắp.
- Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các
mối kết ở đỉnh, kết quai.
- Nón khâu xong còn được đem hơi diêm sinh cho thêm trắng và
tránh bị mốc.
- Ở Việt nam có các vùng nổi tiếng với nghề làm nón như nón
làng Chuông (Hà Tây), nón làng Phú Cam, nón Quảng Bình, nón
Huế … Đặc biệt là nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng bởi nó chỉ có
2 lớp lá lớp lá trên gồm 20 chiếc lá ở giữa là bài thơ cắt bằng
giấy màu mỏng, lớp ngoài gồm khoảng 30 lá. Khi soi lên ánh
sáng ta có thể đọc được baì thơ hay nhìn thấy cảnh đẹp của Huế
như cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, …
* Công dụng:
- Chiếc nón lá rất gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt của người
dân Việt Nam .
- Nón dùng để che nắng che mưa cho người Việt Nam (nước ta
là vùng nhiệt đới nắng, nóng, mưa nhiều).
- Nón còn dùng làm quà tặng, quạt, đựng … đồng thời cũng để
làm duyên cho con gái.
- Điệu múa nón: xếp hình tròn di chuyển theo đường tròn, hình
chữ …
- Chiếc nón lá đi kèm áo bà ba, nụ cười của cô gái -> Hình ảnh
quảng bá cho nghành du lịch Việt Nam . Ngày nay có nhiều kiểu
nón được biên1 tấu cho phù hợp với thời trang nhưng nón vẫn
mang nết đẹp riêng đầy hấp dẫn.
KB:
Yêu mến, tự hào, vị trí chiếc nón lá trong đời sống tâm hồn người
Việt. Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón không còn vị
trí, vai trò như trước nữa. Dần dần có những chiếc mũ xinh xắn
tiện dụng thay thế cho chiếc nón lá xưa. Nhưng trong ý thức của
mỗi con người Việt Nam , hình ảnh chiếc nón luôn là biểu tượng
của người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng. Đó là nét của người
Việt Nam cần phải được giữ gìn.