Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tình yêu là cho hay nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.9 KB, 13 trang )

Tình yêu là cho hay nhận ?
I. Tình yêu là gì?
Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của mọi
người, nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng thái tình cảm của chủ thể này
đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được
gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. Tình yêu được cho là
loại cảm xúc mạnh mẽ nhất, đẹp đẽ nhất nhưng cũng khó nắm bắt, định nghĩa nhất,
ngay cả khi đem ra so sánh với các loại cảm xúc khác.
Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn lại
đều là con người. Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa dạng, có thể là bất kỳ
thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vô hình,
Tình yêu là một nội dung rộng lớn, bao gồm tình yêu vợ chồng, tình mẫu tử, tình phụ
tử, tình anh em, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu nhân loại… Trong khuôn khổ
bài viết này chỉ đề cập đến tình yêu nam nữ.
 Tình yêu nam nữ
Tình yêu nam nữ xuất phát từ hai chủ thể, đó là người nam và người nữ. Thông
thường tình yêu nam nữ được hình thành từ sự cảm mến, rồi tăng dần sự gặp gỡ, tiếp
xúc nhằm mục đích khám phá về tính cách và tâm hồn đưa đến sự đồng điệu, cùng
với ý muốn gắn bó cùng với nhau.
Tình yêu nam nữ là một trong những phạm trù rất khó giải thích bằng những
định nghĩa. Vì tình yêu xuất phát từ trái tim, chi phối đến khối óc nên mỗi người sẽ
có những định nghĩa riêng của bản thân mình. Vì tình yêu là đề tài muôn thuở không
ai lý giải được, tình yêu cho ta nhiều cảm xúc, hạnh phúc vì được yêu , điên loạn vì
yêu và chết cho tình yêu.Vì tình yêu là chút gì đó bay bổng cảm nhận được đó nhưng
thật khó mà nắm bắt được.Bởi vậy mà Xuân Diệu đã có những vần thơ thật hay cho
đề tài muôn thuở này với một định nghĩa rất thật nhưng lại rất ảo :
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu ”
Với những định nghĩa khác nhau với những góc nhìn muôn màu về tình yêu


như vậy thì nhóm không có tham vọng sẽ đưa ra một định nghĩa thống nhất cho toàn
nhân loại mà chỉ là những nhận định riêng của nhóm.Cũng vì lẽ đó mà nhóm rất hoan
nghênh các bạn đóng góp những nhận định riêng của mỗi người.
“Tình yêu là một phép toán cộng, có thể là:
1+1=1: một nam và một nữ sẽ hòa hợp lại chung một tâm hồn;
4
Tình yêu là cho hay nhận ?
1+1= tất cả: đỉnh cao của tình yêu, tình yêu chân chính sẽ mang lại hạnh phúc.
1+1=0: yêu không có nghĩ là phải trọn đời bên nhau, chỉ cần trong tim có hình bóng
với nhau là được”.
“Một tình yêu thật sự:
- Khi tim bạn vỡ vụn và đau nhói khi người ấy đau buồn…
- Bạn vẫn ở lại cạnh người ấy, dù cho có biết bao nhiêu người khác thu hút,
quyến rũ…
- Bạn chấp nhận lỗi lầm của người ấy, vì bạn biết rằng đó là tính cách của họ,
và bạn yêu vì tính cách đó, cho dù đôi khi nó thật đáng ghét…
- Bạn bật khóc vì những nỗi đau mà người ấy phải chịu đựng, cho dù chính
người ấy lại cứng cỏi hơn bạn khi đối diện…
- Bạn bằng lòng trao trái tim, tâm hồn, và cuộc sống cho người ấy…”.
II Cho và nhận trong tình yêu
Trước hết muốn hiểu như thế nào là “cho” và “nhận” trong tình yêu thì hãy
tìm hiểu chung về hai từ này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người
có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói
“Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc
hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Hơn
nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Cho
nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết
học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì

cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc
chúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc
chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện
được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự
đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu
phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của
chính bản thân mình. Xin hãy sống để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có
những nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp
đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để
giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Làm một việc tốt,
5
Tình yêu là cho hay nhận ?
giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những lúc sa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó
khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó
là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc
tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động
đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi
người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ
chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy
ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong
người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm
vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc.
Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm
vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Hằng ngày, chúng ta nhận được rất nhiều từ xung quanh. Chúng ta hít thở khí
trời, cảm nhận sự sống, và sự giúp đỡ từ xung quanh, cả những người quen lẫn xa
lạ… Vì cho và nhận là một vòng lặp mang tính nhân quả, nên những gì ta được

hưởng hôm nay là từ những gì ta đã cho đi trước đó, cho dù ta cho đối tượng này và
nhận lại từ đối tượng khác vậy.
Theo lẽ thông thường, ta chỉ nhận khi ta thiếu thốn. Vì vậy, thái độ nhận cũng cần có
lòng tự trọng, chỉ nhận những gì mình xứng đáng nhận mà thôi…
 Cho trong tình yêu như thế nào?
Khi yêu, ta đã bằng lòng trao trái tim cho người ấy như là cách thể hiện tình
yêu của mình. Tuy vậy, đó chỉ là cách nói hình tượng. Trao trái tim ở đây chính là
trao sự yêu thương, được thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc, cùng với đó là lắng nghe
những cảm xúc người ấy nhằm có sự hỗ trợ về mặt tinh thần.Cho trong tình yêu
chính là hy sinh đi những ham muốn, sở thích của bản thân một cách tự nguyện để
làm vui lòng người mình yêu.
Cho ở đây đôi khi còn là sự giúp đỡ về mặt vật chất, như về tiền bạc, quà tặng,
du lịch… Nếu chỉ đơn thuần là sự trao đi đầy tính toán thì nó đã đi ngược lại với tôn
chỉ của tình yêu, đó là không vụ lợi. Cho đi trong tình yêu phải xuất phát từ tận đáy
lòng mà không yêu cầu nhận lại.
 Và nhận lại như thế nào?
Từ những lý luận về cho trong tình yêu ở phía trên, những gì được cho đi sẽ là
những gì được nhận lại, vì khi cho đi thì phải có người nhận. Vấn đề cần quan tâm ở
đây là sẽ nhận lại những gì, có phải cho đi là vật chất thì sẽ nhận lại vật chất, tinh
thần thì sẽ nhận lại tinh thần…? Và mức độ nhận lại có tương xứng với những gì đã
cho đi hay không?
6
Tình yêu là cho hay nhận ?
Nhận trong tình yêu là thái độ trân trọng những gì mình đã và đang được
hưởng trong tình yêu, cả những niềm vui và nỗi buồn.
 Cho và nhận trong tình yêu.
Có một nhà tâm lý học đã viết: Tình yêu tuổi thơ đi theo nguyên tắc: "Tôi yêu
vì tôi được yêu"; tình yêu trưởng thành trái lại: "Tôi được yêu vì tôi yêu"; tình yêu
thiếu trưởng thành thì: "Tôi yêu bởi vì tôi cần đến em"; tình yêu trưởng thành lạị nói
"Tôi cần đến em vì tôi yêu em". Ðiều đó có nghĩa là gì? Phải chăng "sự phát sinh tình

yêu bằng cách yêu thì hay đẹp hơn là bị lệ thuộc vì được nhận tình yêu?" Nói cách
khác, bản chất của tình yêu là “cho” hay “ nhận” ?
Vâng! Tình yêu là sự kết hợp với "người ta" để giữ toàn vẹn được mình. Là
sức mạnh hoạt động của con người, làm cho con người chiến thắng được cảm thức cô
đơn. Có thể nói yêu là điều kiện để thực hiện nghịch lý: "Mình với ta tuy hai mà
một", "Ta với mình tuy một mà hai". Ta sẽ nghĩ thế nào trước mệnh đề "Tình yêu là
hiến tặng"?
Thông thường hiến tặng ai một cái gì, có nghĩa là mất đi, là một sự hy sinh. Trong ý
nghĩa ấy, sẽ có lập luận cho rằng bản chất của tình yêu và vô điều kiện. Nghĩa là yêu
không cần đáp trả. Yêu không cần đáp trả là một hình thức của tình cảm đơn phương.
Ðấy là trường hợp tình yêu chỉ mới thực hiện được có một nửa. Bởi vì bản chất của
tình yêu phải là sự cộng hưởng. Khi ta nói yêu nhau, tức là yêu cầu cả hai người và
về cả hai phía. Do đó, hiện tượng yêu không cần đáp trả là sự biến dạng của tình yêu
chứ không phải là tình yêu trọn vẹn. Ðiều đó, chứng tỏ rằng khởi điểm của tình yêu
là cho, là hiến tặng. Mà điều tối quan trọng của cho không phải chủ yếu thuộc về vật
chất. Sự hôn phối nào, tình yêu nào đặt trên cơ sở việc cho về vật chất sẽ không tồn
tại. Vậy thì cho cái gì? Ðó là mạng sống, con người, cái gì quý giá nhất của chính
mình. Tóm lại tặng hiến của tình yêu quý giá nhất là cái gì thuộc về phạm vi nhân
bản, là niềm vui, sự hiểu biết, sở thích, óc hài hước, sự buồn khổ, và tất cả những gì
làm cho người yêu "giàu" hơn lên, sống động hơn lên, làm sản sinh ra một đời sống
mới, một thế giới mới. Như vậy, "Cho", tự bản chất là một niềm khoái lạc. Và chỉ có
người thật sự làm chủ, thật sự "giàu" mới có khả năng cho và muốn cho.
Từ đó, ta sẽ hiểu yêu là một sức mạnh, một năng lực tuyệt đỉnh sản sinh ra
hạnh phúc, niềm vui, khoái lạc. Cho nên ý nghĩa cao cả của tình yêu không phải là
yêu không cần được đáp trả mà là đem tới cho người kia niềm vui, sở thích,v.v .
nghĩa là cái gì quý giá nhất của mình đống thời từ đó mở ra hướng "kẻ cho lẫn ngưởi
nhận đều có cái thú là mình đã cho ra đời một cái gì mới". Ðó chính là tình yêu đích
thực, trọn vẹn, tự do và tự nguyện.
Nhưng đâu đó có thể bạn sẽ nghe thấy: “tình yêu là sự tận hưởng hạnh phúc
mà người khác mang lại cho mình”đối với họ tình yêu là sự nhận lấy không phải là

sự cho đi,bởi vì họ yêu vì họ được yêu. “Nhận” trong tình yêu chính là sự cộng
7
Tình yêu là cho hay nhận ?
hưởng để “cho” trọn vẹn ý nghĩa.Một điều không thể phủ nhận được rằng người nhận
sẽ rất hạnh phúc sẽ rất trân trọng khi được nhận những món quà mà người cho gửi
gắm tình cảm ở đó.Điều đó, cũng lại có tác dụng ngược lại làm cho người cho càng
thêm hạnh phúc.Trong tình yêu cho đi là để nhận lại, và nhận lại ấy cũng là cho đi.Có
cho có nhận thì tình yêu mới có sự gắn bó, mới bền chặt.Có cho có nhận mới tạo nên
tình yêu bền vững, lâu dài. Yêu mà chỉ biết đòi hỏi mà không biết cho là ích kỷ, vụ
lợi. Như thế, yêu không phải là “chết trong lòng một ít”, mà phải là hy sinh chính cả
bản thân mình. Tình yêu không được xây dựng trên sự hy sinh và trân trọng sẽ không
bền vững, chỉ đẹp đẽ bề ngoài giống như lâu đài cát vậy, nhưng kết thúc sẽ là đổ vỡ.

Một điều cơ bản đó là cả cho và nhận phải đem lại hạnh phúc cho nhau. Nếu
như không có điều đó, không tìm thấy niềm vui trong cho và nhận, thì đó cũng là lúc
xem xét lại giữa hai người có còn tình yêu nữa hay không?
III. Những quan điểm sai lầm trong quan niệm về cho và nhận trong tình yêu của
giới trẻ hiện nay
 Yêu là cho đi tất cả.
Cùng một mũi tên của vị thần tình yêu nhưng mỗi thời đại, mỗi con người
cảm nhận và thay đổi tình yêu theo chiều góc khác nhau.Và cũng là “ cho” và “
nhận” ấy thì mỗi giai đoạn lại được gia giảm cho hợp khẩu vị của thời đại.Với xu
hướng của giới trẻ ngày nay khi mà tình yêu nhanh đến nhanh đi theo như kiểu : “
tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc” thì phải chẳng
bản chất cao đẹp của hai từ trên đã đi quá xa với ý nghĩa vốn có của nó.
Trước kia, quan niệm “cho” trong tình yêu được trân trọng và mang ý nghĩa
thiêng liêng.Đó là tình yêu thủy chung son sắt của người vợ đợi chồng như nàng Tô
Thị trong sự tích “ Hòn vọng phu”.Bao năm nàng đứng đợi người chồng đi xa trở về
8
Tình yêu là cho hay nhận ?

để rồi phải hóa đá ngóng chờ. Hay cô thanh niên xung phong tên Nguyệt trong
chuyện “ Mảnh trăng cuối rừng “ Nguyễn Minh Châu.Giữ gìn một tình yêu trong
sáng với anh bộ đội tên Lãm – người mà cô chưa một lần gặp mặt đã khiến Nguyệt
vượt qua bom đạn đến điểm hẹn gặp người yêu như lời đã hứa hẹn.Tình cảm ấy
mãnh liệt đến mức tác giả phải thốt lên rằng : “Trong tâm hồn người con gái bé nhỏ,
tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu
bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”. Mặc dù những
dẫn chứng trên chỉ là các nhân vật được hư cấu trong văn học nhưng đó là những
phần chân thành của cuộc sống của tình yêu. Quan điểm “ cho” khi đó mang một ý
nghĩa hi sinh cao cả cho người mình yêu. “ Cho “ là thủy chung chờ đợi, là một lòng
một dạ dành cho người thương yêu của mình. “ Cho” là sự thầm lặng cống hiến cho
cuộc sống của cả hai, là sự vun vén cho tình yêu ngày càng bên chặt . Như vậy, ta
thấy được rằng quan điểm “ cho” mang đậm ý nghĩa là sự hi sinh mà không hề có
yếu tố vụ lợi ở đây.
Ngày nay, quan điểm “ cho” dường như đã “thoáng” hơn trong suy nghĩ của
giới trẻ.Dưới sự phát triển của kinh tế thị trường mọi thứ được mang ra để cân đong
đo đếm bằng vật chất thì tình yêu cũng không nằm ngoài giới hạn ấy.Và từ “ cho” ở
đây là mang đúng nghĩa đen rằng cho về tiền bạc, vật chất, cho để thỏa mãn nhu cầu
của đối phương.
Dường như đã qua rồi cái thời yêu nhau như Thúy Kiều và Kim Trọng “tình
trong như đã mặt ngoài còn e”, không ít bạn trẻ ngày nay có xu hướng yêu một cách
“ồn ào”, nếu không muốn nói là quá phô trương.Không ít những anh chàng si tình đã
vì si mê, hay đơn thuần vì sắc đẹp mà họ đổ công đổ sức, đổ tiền bạc vào những tình
yêu theo kiểu “mua chuộc”. Tình yêu của thời @ cũng phải được thể hiện đúng chất
với nhịp sống hiện đai “ Cho” bây giờ là những món quà bạc triệu, những tiệc đêm
vài trăm đô, sắm cho em xe đẹp,“tặng” căn hộ, nhà riêng và đưa người đẹp đi sắm
quần áo thời trang, nước hoa hàng hiệu…Đó là, cái “ cho” đi của các công tử đại
gia.Còn trong giới sinh viên bây giờ, chuyện sinh viên nữ sống “tầm gửi” vào những
anh chàng lắm tiền cũng không còn lạ. Họ rất thực dụng, toan tính thiệt hơn trong
tình yêu đã và đang trở thành cách sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Với

không ít cô gái, đó là lối sống “ăn bám”, dựa vào nhan sắc để được các công tử, đại
gia bao bọc, cung phụng từ A- Z. Từ thực tế đó, nhiều bạn chỉ chăm chăm lo làm
đẹp, giữ dáng mà coi nhẹ chuyện học hành, rèn luyện đạo đức, nhân cách. Với họ, thà
dốt mà giàu còn hơn là giỏi mà vẫn nghèo.Còn các bạn tuổi teen cũng không thua gì
đàn anh đàn chị. Những buổi hẹn hò lãng mạn, những món quà đắt tiền bất ngờ đến
mức cả người nhận và người ở ngoài nhìn vào đều trầm trồ ganh tị.Tình yêu đi cùng
tình phí, và dường như tình yêu cũng tỷ lệ thuận cùng với tình phí trong tình yêu của
giới trẻ bây giờ. Theo tôi, tuyên bố “Yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn à” của
Ngọc Trinh không chỉ thể hiện quan điểm của cá nhân cô mà còn của một bộ phận
9
Tình yêu là cho hay nhận ?
bạn gái trẻ trong thời hiện đại. Bởi vậy, cũng thật khó tìm thấy lều tranh và trái tim
vàng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Trong tình yêu các bạn trẻ ngày nay không chỉ thoáng trong chuyện “cho”
nhau về tiền bạc, vật chất như đã nêu trên mà ngay trong chính những quan điểm về
tình dục trong tình yêu. Nếu như ngày trước yêu nhau chỉ là cái nắm tay trìu mến,
trao nhau ánh mắt thì ngày nay yêu là “ cho” đi tất cả.Không phủ nhận tất cả các bạn
trẻ đều có những suy nghĩ về “ cho” thoáng như vậy nhưng thực trạng hiện nay đã
đến mức báo động.Rất nhiều các bạn nữ có suy nghĩ rằng “ cho” người mình yêu là
điều nên làm, xã hội ngày nay đã tiến bộ thì chuyện giữ gìn đâu còn phải quá cứng
nhắc như ngày xưa.Bản thân họ cũng suy nghĩ đơn giản, “ cho” đi là cách để giữ
người mình yêu. Chính vì vậy,mà hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống
thử… ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Kết quả nhiều khảo sát cho thấy thế hệ
thanh thiếu niên ngày càng có quan hệ tình dục sớm,đặc biệt tình dục trước hôn nhân
trong nam/nữ chưa lập gia đình ở nhóm tuổi 14-17, là 42% nam và 37% nữ, con số
tương ứng ở nhóm tuổi 22-25 là 57% nam và 52% nữ. Hơn nữa, sau năm năm, tỉ lệ
nữ giới có quan hệ tình dục trước hôn nhân đã tăng từ 74% lên 77%.Những con số
“biết nói” này phần nào chứng tỏ giới trẻ ngày càng suy nghĩ thoáng hơn về tình yêu
và tình dục.Thoáng đến mức họ “đòi hỏi” ngay như kiểu đó là thỏa thuận mà sau khi
nhận lời yêu là phải có. Yêu nhau được 2 tháng, bạn trai cô nàng P (trường MD) là T

đòi hỏi nàng phải “cho” thì mới tiếp tục yêu. Anh bạn muốn cả hai đi khách sạn và
mọi chuyện sẽ diễn ra ở đó. Ban đầu cô nàng P tìm cách từ chối và “đánh trống
lảng” nhưng thấy thái độ của T rằng không cho là chia tay nên P hoảng sợ đồng ý.
Đúng như kế hoạch của chàng họ Sở, chuyện “ấy” xảy ra trơn tru trong khách sạn P
trên khu TL. Những bạn trẻ nghĩ rằng khi yêu nhau thì phải "cho" mới chứng tỏ tình
yêu của nhau là sai lầm. Tình yêu không bao giờ có định nghĩa là "phải cho" mà chỉ
có “cho” để tìm để tìm thấy hạnh phúc. Như vậy, giới trẻ hiện nay có cái nhìn rất lệch
lạc hay nói cách khác là quá “ cởi mở” về từ “cho” trong tình yêu.
Làm những điều tốt đẹp nhất cho người thương của mình, đó không phải là
trách nhiệm mà là niềm vui đối với mỗi người đang yêu. Tuy nhiên, làm sao để “cho”
đi đúng cách, chiều chuộng đúng mực lại là cả một nghệ thuật. Bởi nếu “cho” đi sai
cách và thái quá sẽ trở thành con dao hai lưỡi. Câu chuyện dưới đây là một minh
chứng cho sự “cho” đi một cách chân thành nhưng có phần cam chịu thái quá: “7h
tối, Lan nhấc máy điện thoại gọi Hải: “Anh chưa tới đón em à?” – “Hôm nay anh
mệt quá, hay em tự qua đây đi” – “Thôi cũng được!”. Rồi Lan dắt xe, vượt quãng
đường 8 cây số tới nhà người yêu. Trời lâm thâm mưa. Đây không phải là lần đầu
tiên Lan thương người yêu vất vả nên chấp nhận “cọc đi tìm trâu”. Lan yêu Hải,
chẳng bao giờ ngần ngại, nề hà việc gì. Chuyện đòi hỏi người yêu hoặc đưa ra
những yêu sách lại càng hiếm. Với Lan, chỉ một câu nói của Hải: “Anh yêu em bởi
em không giống những cô gái nhõng nhẽo khác” cũng đủ làm cô ấm lòng.Có người
tỏ ý trách Lan đã quá chiều người yêu, cô chỉ cười và nói: “Khi yêu, cứ cho đi rồi
10
Tình yêu là cho hay nhận ?
bạn sẽ được nhận!”. Nhưng có lẽ điều ấy không đúng với Lan. Cô càng tạo điều kiện
thoải mái, càng cố gắng lược bớt những trách nhiệm cho Hải thì Hải càng vô tư
quên đi nghĩa vụ của mình.Nhiều buổi tối mùa đông rét mướt, trong khi những cô gái
khác được núp sau một người đàn ông “hộ tống” về tận cửa thì Lan lại là kẻ vừa
“hộ tống” chàng và một mình co ro phóng xe ngoài đường. Giờ ấy, Hải đã nằm
trong chăn ấm. Hay khi gia đình Hải có công to việc lớn, Lan luôn có mặt ngay, bất
chấp phải thức khua dậy sớm. Ngược lại, Lan hiếm khi để Hải phải mó tay vào việc

nhà mình với lí do “không muốn anh ấy bị phiền hà, mất thời gian”. Hải nghiễm
nhiên đón nhận sự thảnh thơi đó. Luôn xót xa cho người yêu và chưa bao giờ Lan tự
hỏi: “Sao Hải không bao giờ nghĩ cho mình?”.Tới một hôm, Lan ốm, gọi điện thoại
cho Hải, nhận được vài lời hỏi thăm qua quýt: “Thế em sốt có cao không? Uống
thuốc vào rồi nghỉ đi cho đỡ mệt” rồi anh bình thản dập máy. Mong chờ một điều
hơn như thế, Lan bỗng thấy hụt hẫng, tủi thân. Nghĩ đến mình đã từng lụi hụi hàng
giờ trong bếp để nấu bát cháo lúc Hải ốm, hay chỉ cần nghe anh ho một tiếng, cô
cũng vội vàng, sốt sắng đi mua thuốc ngay. Rồi những bận Hải đưa bạn bè về uống
rượu say xỉn bừa bãi, cô lên tận nhà dọn dẹp sạch sẽ, giặt giũ cho anh từng tấm
quần, manh áo…Giờ cô mới nhận thấy Hải chỉ là một người đàn ông vô tâm, vô tư
đến đáng trách.” Thời đại ngày nay còn có những bạn trẻ như Lan thật đáng trân
trọng.Nhưng cũng thật đáng trách vì sự ngây thơ trong chuyện tình yêu khi mà Lan
chỉ có giá trị lợi dụng.Như vậy, một lần nữa ta thấy được rằng “cho” trong tình yêu là
điều đáng quí ,đáng trân trọng nhưng cũng phải biết cho đúng cách, đúng mực và
đúng đối tượng.
Ai cũng biết lý thuyết “một túp lều tranh hai quả tim vàng” không phù hợp với
thời đại ngày nay, vì mức sống bây giờ so với mức sống thời ông bà chúng ta chênh
lệch quá lớn. Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa thực tế và thực dụng.Câu hỏi đặt ra
là do đâu mà giới trẻ ngày nay có những suy nghĩ mù quáng trong chuyện “ cho” đi
khi yêu như vậy ?Có lẽ, điều đầu tiên phải kể đến chính là nhận thức thiếu hiểu biết
hoặc hiểu một cách lệch lạc trong tình yêu, cũng có thể là quá yêu nhưng dường như
tỷ lệ này là quá ít.Tiếp đến là tác động từ các phương tiện truyền thông, điện
thoại, internet, của những trào lưu văn hóa nước ngoài…mà giới trẻ đã tiếp thu không
có chọn lọc.Sau đó, không thể không kể đến đó là cái tôi cá nhân ngày càng được đề
cao thì chuyện tự do “ cho” đi cũng không còn bó hẹp như trước.
Kết cục của những quan niệm thoáng trong chuyện “ cho” ở đây cũng không
mấy tốt đẹp. Nếu như yêu nhau vì vật chất thì không chóng thì chày cũng đến lúc tiền
hết- tình tan. Cái “cho” đi về mặt tiền bạc ở đây do không xuất phát từ đáy lòng
người cho mà chỉ đơn thuần lấy lòng hay muốn lợi dụng nhau nên chắc chắn không
thể tạo nên được tình yêu bền vững.Còn nếu quá bồng bột mà trao đi cái quý giá của

người con gái trước hôn nhân thì dường như không mấy bạn trẻ có một kết thúc có
hậu trong chuyện này. Đừng lấy lý do sống theo phong cách Tây mà lý giải, bởi
chúng ta đang sống ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Á Đông. Ai dám chắc
rằng sau khi sống thử tình yêu của mình sẽ không đổ vỡ? Ai dám chắc rằng người
11
Tình yêu là cho hay nhận ?
đến sau sẽ chấp nhận quá khứ của mình ?Bởi vậy, đừng quá xem nhẹ chuyện “cho”
đi trong tình yêu cũng như trong cuộc sống. Biết cách “ cho” cũng chính là để nuôi
dưỡng, trân trọng tình cảm, tình yêu của bản thân mình. Vì vậy nói là “ cho” nhưng
thực sự ra cũng là vì mình, vì hạnh phúc của mình. Chính sự dâng hiến đó làm cho
tình yêu trở thành một tình cảm cao đẹp khó có cái gì sánh được. Thật chí lý khi ai đó
nói: "Yêu là tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác".
 Tình yêu phải được nhận lại.
Cũng giống như cho đi,nhận lại trong cuộc sống ngày nay cũng không kém
phần thực thực tế quá mức đến thực dụng. Người ta có thể sống hết mình vì tình yêu
và sẵn sàng hy sinh vì nó. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn bước vào tình yêu hễ hơi gặp
khó khăn đau khổ là chán nản, thất vọng. Họ đòi hỏi người yêu phải chiều chuộng
mình nhưng chính mình lại quên thể hiện tình yêu của mình qua những hy sinh cho
người mình yêu.
Từ ngày quen nhau hơn một năm nay, Nhật Anh, sinh viên năm thứ nhất nhận
được không ít món quà có giá trị vật chất từ bạn trai hỗ trợ cô trong việc ăn học khi
xa nhà như tủ lạnh, bếp ga, máy tính…Nhưng thay vì hạnh phúc với sự quan tâm,
chia sẻ này của người yêu, Nhật Anh lại không ngừng tăng “mức độ” đòi hỏi quà cáp
vì cho rằng những thứ trên thuộc về "trách nhiệm" chứ chưa phải là thể hiện tình
yêu. Yên tâm với việc bạn trai đã đi làm, thu nhập cao, cô không ngại gửi cho anh
một số đường link giới thiệu về những quà tặng cao cấp trị giá cả chục triệu trong
những ngày lễ. Khi người yêu tỏ ý không bằng lòng, cho rằng như vậy là quá xa xỉ,
không cần thiết, Nhật Anh tỏ ra giận dỗi,
cho rằng người yêu mình keo kiệt và tuyên bố sẽ không gặp mặt anh. Nhiều lần anh
chàng chiều cô nhưng cũng không ít phen họ cãi nhau nảy lửa “phi vụ quà cáp” này.

Trên thực tế không ít bạn gái trẻ ngày nay coi trọng giá trị vật chất của món
quà tặng trong dịp lễ. Có người còn quy món quà ra… tiền để khoe với với mọi
người như một lời khẳng định về tình yêu của người kia dành cho mình. Ở đây chúng
ta cần sáng suốt để nhận ra rằng việc cho và tặng quà đối với người yêu là một cách
biểu lộ tình yêu bởi vì bản chất của tình yêu là dâng hiến. Cho nên khi gặp một
trường hợp đối nghịch lại hành vi cho thật nhiều quà, tức là không hề tặng, thì có
nghĩa là tình yêu mang tính giả tạo Người cho quà tới tấp, cũng như người không
hề trao tặng bất cứ món gì ngoài những lời tán tỉnh, có một điểm giống nhau: họ đang
đùa giỡn với trái tim và cả bạn nữa!Về phía người nhận quà, cách nhận cũng nói lên
phần nào tính cách của họ. Người yêu của bạn thích những món quà có giá trị vật
chất, thì đó là người có óc thực tế. Nếu thích nâng niu những món quà giản dị nhưng
in dấu những kỷ niệm đẹp, đó là người chung thủy. Còn tặng phẩm của bạn bị bỏ rơi
ở đâu đó, thì người nhận có tính hời hợt, và nông cạn.
12
Tình yêu là cho hay nhận ?
Trong cuộc sống này, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự
định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền…Nhưng đôi lúc dường như con
người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung
quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa
người với người.Cả trong tình yêu, họ tham lam muốn tất cả thậm chí mưu toan vì lợi
ích cá nhân quá cao và lối sống thực dụng nên một bộ phận giới trẻ ngày nay yêu vì
đồng tiền và vật chất. ví dụ như trường hợp cô người mẫu N.T với phát ngôn gây sốc
“ yêu tôi tốn kém lắm” hay “ không có tiền cạp đất mà ăn à”. ở đây ta không đánh giá
ở mức độ đúng sai, mà nhằm làm rõ quan điểm yêu. Một số người trong tình yêu họ
chỉ muốn nhận nhiều về vật chất, và mang tính vụ lợi cao, tính đổi chác…
Tình yêu vốn là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của lứa đôi nhưng ngày nay,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự du nhập văn hoá phương Tây mà mỹ từ này
đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Nhiều bạn trẻ ngày nay coi tình yêu như
một trò chơi đầy ma lực. Sống trong thời đại nam nữ bình đẳng, không chỉ nam giới
“yêu 50, chọn 10” mà nhiều bạn nữ cũng “đáng mặt anh hào” lắm.

Đối diện với phòng trọ của tôi có một anh chàng cũng không “hào hoa phong
nhã” cho lắm nhưng là tay “sát gái” có hạng. Anh ta không chỉ bắt cá hai tay mà 5, 7
tay là đằng khác. Anh ta cũng thật có tài “ke” giờ. Cô này vừa đi cô khác đã tới. Cô
nào đến cũng cửa đóng then cài, thế mới lạ chứ. Thật đáng sợ là nhiều cô có nhan sắc
một tí, chịu chơi một tí là nay anh này hai tháng, mai anh khác 3, 4 tháng. Có cô mới
sinh viên năm hai mà bản danh sách “khách mời đặc biệt” đã lên tới đơn vị hàng
chục thế nhưng các cô đâu đã thèm “e thẹn”, lại cứ bô bô coi đó là giấy chứng nhận
cho nhan sắc và tài năng mới khổ chứ.
Đây là cách sống vô cùng sai lầm, họ nghĩ mình nhận được nhiều nhưng xét
lại đến một thời điểm nào đó, các mối quan hệ này sẽ đi vào bế tắc và chắc chắn rằng
đây không phải là tình yêu. Đây chỉ là sự tham lam ích kỉ và không sớm thì muộn họ
sẽ trả giá cho cách sống sai lầm của họ.
Như vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì một phần nào đó
trong chuyện tình yêu cũng xã hội hóa theo đó.Không phủ nhận rằng “mỗi giai đoạn
tình yêu lại được gia giảm cho hợp khẩu vị của thời đại” .Tuy nhiên, nếu như thực tế
cuộc sống khiến cho ngay cả tình cảm được coi là cao đẹp nhất là tình yêu bị “thương
mại hóa” thì cần phải xem xét lại một cách đúng đắn.Xin đừng quá thực dụng, đừng sự
phân chia rạch ròi giữa nhận và cho trong tình yêu.Hãy dùng con tim để cho và nhận,
chứ đừng dùng vật chất để cân đong đo đếm tình cảm ở đây.Cũng cần nói thêm rằng,
tình yêu luôn cần cho và nhận,hai phạm trù này luôn luôn song hành và không bao giờ
tách rời nhau, đó chính là liều thuốc gìn giữ tình yêu bền vững.
IV. Lời kết
13
Tình yêu là cho hay nhận ?
Nếu bạn đã tìm thấy một tình yêu đích thực thì hơn hẳn ai hết bạn hiểu được
giá trị rất đáng trân trọng của hai từ “cho” và “nhận” trong tình yêu.Làm cho người
mình yêu hạnh phúc cũng chính là tìm thấy hạnh phúc của chính mình. Chính sự
dâng hiến đó làm cho tình yêu trở thành một tình cảm cao đẹp khó có cái gì sánh
được.Qua những lí luận và những dẫn chứng đưa ra ở trên, nhóm đã phần nào làm rõ
được ý nghĩa của “cho” và “nhận” trong tình yêu. Không có đơn thuần chỉ cho đi

hay chỉ nhận, không có sự nghi vấn trong tình yêu là cho hay nhận ? bởi vì tình yêu
là “cho” và “nhận”.Tình yêu đích thực là hạnh phúc khi được hi sinh vì người khác là
hạnh phúc vì người khác quên đi bản thân để hi sinh cho mình.Nhóm sẽ không đưa
thêm những lí luận quá nhiều vì có lẽ phần trình bày trên đã phần nào sáng tỏ được
những khái niệm, những cách thể hiện, những ý nghía của hai từ “cho” và “nhận”
trong tình yêu.Tuy nhiên, để khát quát cụ thể để minh chứng cho chân thực hơn nữa,
để cho mỗi chúng ta tự suy ngẫm về tình yêu của mình, nhóm xin kể một câu chuyện
và cũng xin phép dùng câu chuyện thay cho lời kết mở của bài :
Câu chuyện về 3 hành khách: Sòng Phẳng, Ích Kỷ, Vị Tha
Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và
Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ
khác nhau:
Sòng phẳng: Cho = Nhận
Ích kỷ: Cho < Nhận
Vị tha: Cho > Nhận
Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng:
- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân
đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.
- Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.
- Sòng phẳng đáp:Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về
một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không
thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.
Ích kỷ:
- Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền nhiều mua được nhiều, tiền ít mua
được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm đâu thể đong đếm theo cách đó.
Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích kỷ ngạc nhiên:
- Tôi nói vậy không đúng à?
14
Tình yêu là cho hay nhận ?
- Sòng phẳng :Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông 2 gói hành lý của anh

bên Cho thì nhẹ bên Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói được câu đó.
Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu.
Sòng phẳng thoáng bâng khuâng: Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả đâu.
Có những người cho tôi nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình yêu cha
mẹ cho tôi gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là tôi Nhận nhiều
hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng nhờ có sự bù trừ
như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau.
Ích kỷ tán thành:
Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh hành. Nhiều người thích sòng phẳng
cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân giò, bà thò chai rượu”.
Sòng phẳng trầm ngâm:
- Đôi khi tôi cũng không thích sống thế này đâu. Luôn phải tính toán nhiều - ít, luôn
phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang bên kia. Tôi thấy mệt mỏi và nhiều lúc trống
rỗng, vô cảm.
Ích kỷ:
Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính toán. Nhưng tôi phải tính sao cho Nhận về
mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ cho mình thôi mà.
- Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không? Sòng phẳng hỏi.
- Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh trong lòng: Mình có bị mất mát gì
không? Cho như thế có nhiều quá không?
- Anh có người yêu không? ích kỷ hỏi
- Sòng phẳng : Có chứ. Có rất yêu người yêu tôi là đằng khác. Nhưng tôi luôn lo sợ.
Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì tôi chẳng được gì. Tôi không
muốn nhận về tay trắng. Đó là nỗi ám ảnh của tôi.
Tàu qua cầu vượt sông Âu Io. Tiếng xình xịch của đầu máy át lời tâm sự của Ích kỷ.
Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và Sòng phẳng lúc này mới nhớ tới người bạn
đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn yên lặng lắng nghe. Khi thấy hai bạn hướng
mắt về mình mới khẽ khàng cất lời:
- Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của anh Sòng phẳng thuần túy là của bộ
óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính vì vậy anh luôn thấy căng thẳng, mỏi

mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ yêu ghét rõ ràng, nhưng tình yêu của anh
15
Tình yêu là cho hay nhận ?
là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình quá mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có
phải không hai anh?
Ích kỷ và Sòng phẳng đang mải nghĩ ngợi nên không trả lời. Vị tha nói thêm:
- Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi không cân - Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là
vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là
lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho người mình thương yêu được hạnh phúc.
Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy.
- Đủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên. Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải
còn ít đi mới phải.
Vị tha mỉm cười:
- Đấy là về mặt vật chất, là quy luật trong Toán học thôi. Quy luật của tình yêu thì
khác. Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho các anh.
Ích kỷ và Sòng phẳng nhìn gánh hành lý của Vị tha, lại nhìn hành lý của mình, lòng
chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến ga Tình yêu. Tàu chạy chậm dần, chậm
dần rồi dừng hẳn.
Ngước nhìn vào sân ga, Sòng phẳng và Ích kỷ đều trông thấy dòng chữ có nội dung
Vị tha vừa nhắc đến. Hai người rất đỗi ngạc nhiên vì họ đi trên chuyến tàu nhiều
lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao giờ thấy hàng chữ đó. Thực ra quy luật
của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ những ai có trái tim nhạy cảm mới thấy và
thấu hiểu.
Bạn thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên sân ga Tình yêu nói gì vì tôi chắc bạn
cũng đoán ra được. Để kết thúc câu chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ về những người sẽ đón
3 hành khách của chúng ta cùng hành lý Cho và Nhận của mỗi người: Đón Sòng
phẳng là Khô khan, Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an, và người đón đợi Vị tha chính là
Hạnh phúc.
Mong rằng bạn cũng có niềm vui khi trao tặng và cảm nhận nhiều yêu thương
trong cuộc sống.

16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×