SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
CỤM THPT GIA LÂM – LONG BIÊN
ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH GIỎI LỚP 11
Năm học 2009 – 2010
Môn: Hóa học
Thời gian: 90 phút
Ngày thi: 16-03-2010
Câu 1 (2 điểm)
Nêu ví dụ 3 muối vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl, vừa có
khả năng phản ứng với dung dịch NaOH (trong đó có 1 muối hữu cơ; 2 muối
vô cơ gồm: 1 muối trung hoà của axit mạnh và 1 muối axit không chứa oxi).
Viết phương trình hóa học của các phản ứng nói trên.
Câu 2 (2 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 0,765 gam một oxit kim loại vào nước thu được 1 lít
dung dịch X có pH=12.
a) Xác định công thức của oxit kim loại.
b) Trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch H
2
SO
4
0,05M với dung
dịch HCl 0,02M được dung dịch A. Trộn 2 phần thể tích dung dịch X
với 1 phần thể tích dung dịch NaOH 0,04 M được dung dịch B. Hỏi
phải trộn dung dịch A với dung dịch B theo tỉ lệ thể tích như thế nào để
được dung dịch C có pH = 2, cho rằng các thể tích thu được bằng tổng
thể tích của các dung dịch đem trộn.
Câu 3 (2 điểm)
Dung dịch X chứa các ion : Cu
2+
, Al
3+
, Fe
2+
và NO
3
-
. Cho dung dịch X
tác dụng với lượng dư dung dịch NH
3
. Lọc lấy kết tủa đem nung trong không
khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HNO
3
đặc nóng. Viết phương trình phản ứng dạng ion.
Câu 4 (2điểm)
Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO
3
, Fe, Cu , Al tác dụng 60 ml dung
dịch NaOH 2M thu được 2,688 lít H
2
( đktc). Phản ứng xong thêm tiếp 740 ml
HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc tách cặn rắn
C. Cho B hấp thụ từ từ dung dịch Ca(OH)
2
dư thu được 10 gam kết tủa. Cho C
tác dụng dung dịch HNO
3
đặc, dư được dung dịch D và 1,12 lít khí duy nhất
Cho D tác dụng dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E đến khối
lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính khối lượng từng chất có trong
hỗn hợp A, tìm giá trị của m. Biết Al+ NaOH + H
2
O NaAlO
2
+ 3/2 H
2
.
Câu 5 ( 2 điểm)
Hòa tan 48,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và 1 oxit sắt trong dung dịch
HNO
3
dư thu được dung dịch A và 6,72 lít (đktc) NO. Cô cạn dung dịch A
được 147,8 gam chất rắn khan Y. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Câu 6 (2 điểm)
Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao
thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)
2
dư,
thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào
dung dịch H
2
SO
4
loãng dư thì thu được 1,176 lít khí H
2
(đktc).Xác định công
thức phân tử của oxit kim loại.
1
Câu 7 (2 điểm)
Từ canxi cacbua, viết các phương trình phản ứng điều chế:
Etilen, axetilen, etilenglycol, PE, polibutadien. Các hóa chất vô cơ cần thiết
coi như có đủ.
Câu 8 (2 điểm)
Một hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon có số mol bằng nhau. Cho hỗn
hợp lội qua 100ml dung dịch Br
2
0,8M trong CCl
4
để hỗn hợp bị hấp thu
hoàn toàn, sau phản ứng nồng độ Br
2
giảm ½. Nếu đốt cháy hoàn toàn
cũng lượng hỗn hợp rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thu vào bình nước
vôi dư thấy khối lượng bình chứa dung dịch tăng thêm 8,68 gam và có 14
gam kết tủa.
a) Chứng minh rằng A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng.
b) Xác định công thức phân tử của A, B.
Câu 9 (2điểm)
1.Dưới đây là các giá trị nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của n-pentan
và neopentan. Giải thích sự khác biệt nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giữa
các chất này.
n-Pentan Neopentan
Nhiệt độ sôi (
o
C) 36 9,5
Nhiệt độ nóng chảy (
o
C) -130 -17
2. X, Y, Z lần lượt là ankan, ankadien liên hợp và ankin, điều kiện thường
tồn tại ở thể khí. Đốt cháy 2,45 L hỗn hợp ba chất này cần 14,7 L khí O
2
, thu
được CO
2
và H
2
O có số mol bằng nhau. Các thể tích khí đều đo ở 25
o
C và
1 atm.
(a) Xác định công thức phân tử của X, Y và Z.
(b)Y cộng Br
2
theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ba sản phẩm đồng phân. Dùng cơ chế
phản ứng giải thích sự hình thành các sản phẩm này.
3. Dùng sơ đồ xen phủ obitan nguyên tử để mô tả các phân tử CH
3
-
CH=C=CH-CH
3
(phân tử A) và CH
3
-CH=C=C=CH-CH
3
(phân tử B). Cho biết
A, B có đồng phân hình học( lập thể) hay không ? Tại sao ?
Câu 10 ( 2 điểm)
Đun nóng 0,166 gam hỗn hợp 2 ancol (xt H
2
SO
4
,đặc) được hỗn hợp
2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trộn 2 anken với 1,4336 lít
không khí (đktc) vào bình kín rồi thực hiện phản ứng đốt cháy (biết anken
cháy hết). Đem hỗn hợp sau phản ứng ngưng tụ thu được 1,5 lít hỗn hợp
khí A ở 27,3
0
C ; 0.9856 atm. Xác định CTPT của anken.
………………Hết………………
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
2