Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ thuật điều khiển bạch mai nở hoa đúng Tết docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.12 KB, 3 trang )

Kỹ thuật điều khiển bạch mai nở
hoa đúng Tết


Bạch mai là một loại hoa quý có vẻ đẹp thanh cao và rất được ưa
chuộng trong dịp Tết. Tuy nhiên, muốn loại hoa này nở hoa vào
đúng dịp Tết cần đặc biệt chú trọng tới khâu chăm sóc, đặc biệt
là trong những tháng cuối năm.
Theo các nghệ nhân chuyên nghề trồng mai ở quận 12, quận Thủ
Đức (Tp.HCM) thì có hai loại mai trắng (bạch mai), một loại có màu
xanh như: mai Mù u, mai trắng Cổ cò, mai trắng 10 cánh Tân An,
mai trắng cánh nhọn loại cây này do không được đẹp lắm nên ít
người chơi và giá trị cũng không cao. Và có một loại có lá màu trắng
như mai Miến Điện (còn gọi là mai trắng Long Xuyên, mai đốm
hoặc mai cẩm thạch vì lá của nó giống như màu cẩm thạch), mai
trắng 10 cánh Bến Tre, mai trắng Mã Lai, Mai trắng trùm do có
hoa to, đẹp lại có bộ lá màu trắng lạ mắt nên ngày càng được giới
chơi mai ưa thích, vì thế chúng được phát triển ngày một nhiều hơn
và giá trị của chúng cũng cao hơn.
Cũng theo các nghệ nhân chuyên nghề mai thì giống như huỳnh mai
(mai vàng), 2 loại mai trắng này cũng có đặc điểm là ra hoa vào dịp
Tết, tuy nhiên nếu vào những thời điểm khác trong năm (nhất là
trong mùa khô), nếu gặp một đợt hạn (hoặc không tưới nước) kéo
dài cây mai sẽ phân hóa mầm hoa, nếu sau đó có mưa (hoặc tưới
nước trở lại) thì cây mai cũng có thể ra hoa nhưng không nhiều lắm.
Muốn cho bạch mai ra hoa rộ và ra hoa vào dịp Tết thì bạn cũng phải
lặt lá (trẩy lá) giống như đã làm với mai vàng, tức là cũng phải lặt lá
vào khoảng rằm tháng Chạp. Tuy nhiên, người có kinh nghiệm
thường quan sát độ lớn và hình dáng của nụ mai mà quyết định nên
lặt lá vào ngày nào để hoa nở đúng tế, tất nhiên là không thể nở
chính xác 100% như một số người đã tuyên bố chắc như đinh đóng


cột vì sau khi lặt lá việc nở sớm hay trễ của bông mai còn phụ thuộc
vào khá nhiều yếu tố, đặc biệt là thời tiết (ấm áp, nóng lạnh hay nắng
nhieùe hay ít ) của những ngày sau đó.
Cần chú ý là vào ngày 13-14 tháng Chạp, nếu thấy nụ mai nhỏ hơn
hạt đậu xanh nhỏ; đầu nhọn nhiều thì nên lặt lá mai ngay nhưng nếu
thấy nụ mai đã lớn bằng hạt đậu xanh nhỏ, đầu nụ ít nhọn hơn thì
nên chờ đến ngày 16-17 tháng Chạp hãy lặt lá. Và căn làm sao đến
ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) nụ mai bung vỏ lụa là
vừa tầm. Nếu đến ngày đó mà nụ mai chưa bung vỏ lụa hoặc đã
bung trước đó rồi thì hoa mai sẽ nở không đúng vào dịp Tết (trễ hơn
hoặc sớm hơn). Gặp trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số biện
pháp như sau:
Nếu nụ mai chưa bung vỏ lụa thì phải thúc cho nụ nở sớm bằng cách
đem chậu mai ra phơi nắng và tưới nước vào giữa trưa ( không tưới
vào sáng sớm hoặc chiều tối) muốn nhanh hơn thì nên tưới bằng
nước ấm (khoảng 40 độ C) hoặc thắp đèn điện sưởi ấm vào ban đêm.
Ngược lại, nếu nụ mai đã bung vỏ lụa thì phải đưa chậu mai vào chỗ
mát hoặc lấy vải đen che cây lại, tưới nước cho cây vào buổi tối,
phan thêm một chút phân urê vào nước tưới để kích thích cho cây
mai ra lá non sẽ có tác dụng kìm hãm làm cho hoa nở chậm lại.

×