Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

10 lỗi quảng cáo nên tránh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.49 KB, 8 trang )

10 lỗi quảng cáo nên tránh
Bạn mở một doanh nghiệp riêng và muốn quảng
bá thương hiệu của mình bằng cách dốc tiền bạc
vào các chiến dịch quảng cáo. Và nếu như không
thu được kết quả như ý muốn? Đừng vội bực
mình hay chán nản bởi đằng sau mỗi thất bại đều
luôn có những lý do của nó. Hãy tìm hiểu xem liệu
bạn có phạm phải một trong các lỗi quảng cáo
thông thường hay không.
Không ít công ty mỗi năm bỏ ra hàng triệu USD cho các
chiến dịch quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin đại
chúng khác nhau, nhưng dường như “núi tiền” khổng lồ
này không đem về cho bạn đúng như những gì đã mong
đợi. Đơn giản bởi vì những quảng cáo đó không phát huy
được hết hiệu quả vốn có của nó. Một sự thật khá hiển
nhiên là nhiều công ty đã mắc phải các sai lầm trong chiến
dịch quảng cáo của mình. Dưới đây là 12 lỗi phổ thông
nhất mà bạn cần phải tránh:

1. Cuộc săn lùng cho những kết quả nhất thời

Quảng cáo tạo ra sự lôi kéo vừa đủ để khách hàng phản ứng
ngay trong chốc lát sẽ là quảng cáo bị lãng quên ngay khi
lời chào hàng hết hạn. Những quảng cáo như thế này có ít
tác dụng trong việc thiết lập một sự ghi nhớ lâu dài về sản
phẩm, dịch vụ của công ty bạn trong tâm trí khách hàng.

2. Cố gắng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn so với
khả năng quỹ tài chính cho phép



Để sự phối kết hợp các phương tiện truyền thông quảng cáo
được hiệu quả, mỗi nhân tố trong sự phối kết hợp này phải
có đủ khả năng lôi kéo qua đó thiết lập sự quan tâm ghi nhớ
trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, kết quả của sự phối
kết hợp các phương tiện truyền thông quảng cáo thường cố
gắng tiếp cận càng nhiều người càng tốt trong khi không đủ
tần suất lặp lại để khách hàng ghi nhớ quảng cáo. Bạn sẽ
tiếp cận với 100% số lượng các khách hàng trên thị trường
và thuyết phục được 10% trong số các khách hàng này?
Hay bạn sẽ tiếp cận với 10% số lượng các khách hàng trên
thị trường và thuyết phục được 100% trong số các khách
hàng này? Chi phí dành cho hai quảng cáo này là như nhau.

3. Khẳng định rằng chủ công ty luôn là người giỏi nhất

Chủ công ty không thể nào hiểu hết được công ty, sản
phẩm dịch vụ, cũng như mục đích kinh doanh của công ty.
Quá nhiều kiến thức về sản phẩm đã khiến chủ công ty trả
lời các câu hỏi mà không ai hỏi cả. Chủ công ty ở bên trong
nhìn ra ngoài và cố gắng miêu tả bản thân để những người
bên ngoài nhìn vào bên trong. Sẽ thật khó để đọc một nhãn
mác nếu bạn ở bên trong chiếc chai.

4. Những giới thiệu không có căn cứ

Các nhà quảng cáo thường giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ
của công ty rằng họ luôn có tất cả những gì mà khách hàng
mong muốn, chẳng hạn như “chất lượng cao nhất với mức
giá thấp nhất”, mà không đưa ra được bất cứ sự kiểm chứng
nào. Một giới thiệu không có căn cứ không khác gì lời nói

sáo rỗng khiến khách hàng cảm thấy chán nản khi nghe
thấy. Bạn phải chứng minh được những gì bạn nói trong
quảng cáo của mình. Liệu quảng cáo của bạn có đưa ra cho
khách hàng những thông tin mới? Liệu chúng có đem lại
một khách hàng mới? Nếu không, hãy chuẩn bị với nỗi thất
vọng từ những kết quả sắp đến.


5. Sử dụng không thích hợp các phương tiện quảng cáo
thụ động

Những phương tiện quảng cáo kiểu như báo chí hay trang
vàng có thiên hướng tiếp cận duy nhất với người mua -
những người đơn thuần tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ họ
cần tới. Tuy nhiên, các cách thức quảng cáo này dường như
khó có thể tiếp cận với những khách hàng tiềm năng trước
khi nhu cầu của họ nảy sinh, vì thế chúng không được sử
dụng nhiều để tạo ra một khuynh hướng tiêu dùng mới
hướng đến công ty của bạn. Sự kiên trì sử dụng các phương
tiện quảng cáo truyền thông chủ động như truyền hình, hay
đài phát thanh sẽ dễ dàng dành được cảm tình của các
khách hàng có liên quan trong một thời gian khá lâu trước
khi họ trở thành một khách hàng trên thị trường sản phẩm,
dịch vụ mà công ty bạn cung cấp.

6. Xây dựng các quảng cáo thay vì các chiến dịch

Thật ngớ ngẩn khi tin rằng một quảng cáo đơn lẻ có thể
truyền tải toàn bộ câu chuyện về công ty bạn. Những quảng
cáo đáng nhớ, mang tính thuyết phục và hiệu quả cao nhất

là những quảng cáo giống như một con tê giác: Chúng tạo
ra những vấn đề đơn nhất, một cách mạnh mẽ. Một quảng
cáo với 17 điểm khác biệt để thể hiện nên được chuyển
thành một chiến dịch với 17 quảng cáo khác biệt, mỗi
quảng cáo được lặp lại đủ tần suất để khắc sâu trong tâm trí
các khách hàng.

7. Theo đuổi chương trình quảng cáo vào cuối tuần

Các nhà quảng cáo thường biện hộ cho sự theo đuổi việc
quảng cáo vào thứ năm hay thứ sáu rằng “Chúng ta cần
phải tiếp cận khách hàng trước khi họ đi mua sắm”. Tại sao
các nhà quảng cáo lại cạnh tranh với nhau để có được sự
chú ý của khách hàng vào thứ năm và thứ sáu trong khi họ
hoàn toàn có thể có được những tiếp cận với khách hàng
một cách dễ dàng và hiệu quả hơn vào chủ nhật, thứ hai
hay thứ ba?

8. Quá tự tin vào mục tiêu chất lượng

Rất nhiều nhà quảng cáo và các chuyên gia truyền thông
đại chúng đánh giá quá cao tầm quan trọng của yếu tố chất
lượng. Trên thực tế, việc nói ra những điều không đúng sẽ
huỷ hoại các chiến dịch quảng cáo hơn là tiếp cận sai lệch
với các khách hàng. Sẽ thật thú vị khi bạn biết rằng có bao
nhiêu người sẽ trở thành khách hàng của bạn khi bạn giới
thiệu những điều đúng đắn.

9. Sự mới mẻ nghèo nàn và kém hiệu quả


Rất nhiều quảng cáo ngày nay thể hiện sự sáng tạo mà
không có tính thuyết phục. Sự bóng mượt, thông minh, vui
vẻ, sáng tạo và khác biệt là những thay thế nghèo nàn cho
yếu tố thông tin, tin tưởng, ghi nhớ và thuyết phục.

10. Nhầm lẫn những phản ứng, trả lời từ phía khách
hàng với kết quả quảng cáo

Mục tiêu của quảng cáo là nhằm tạo ra sự nhận thức rõ ràng
về công ty của bạn và những đề xuất bán hàng đơn nhất.
Thật đáng tiếc, phần lớn các nhà quảng cáo đánh giá quảng
cáo của họ bằng những lời bình luận mà họ nghe được từ
mọi người xung quanh. Những quảng cáo bóng mượt nhất,
thông minh nhất, vui vẻ nhất, sáng tạo nhất và đặc biệt nhất
là những quảng cáo thích hợp nhất để phát sinh những bình
luận này. Bạn có hiểu rõ vấn đề? Khi chúng ta nhầm lẫn
giữa phản ứng với kết quả, chúng ta sẽ tạo ra những quảng
cáo thu hút sự chú ý mà trên thực tế không thể hiện được
bất kỳ điều gì cả.

(Dịch từ bài viết của tác giả Roy H. Williams trên tạp
chí Entrepreneur)

Đôi nét về tác giả: Với biệt danh là “Phù thuỷ của các
quảng cáo”, Roy H. Williams và đội ngũ nhân viên được
xem là nhân tố then chốt đứng đằng sau những thành công
trong thế giới kinh doanh, chính trị và tài chính. Williams
đồng thời cũng là tác giả của nhiều cuốn sách quản trị kinh
doanh ăn khách như The Wizard of Ads (Những mật pháp
quảng cáo), Secret Formulas of the Wizard of Ads (Công

thức bí mật của những mật pháp quảng cáo), Magical
Worlds of the Wizard of Ads (Thế giới diệu kỳ của những
mật pháp quảng cáo).

×